Hắn ra trường vào thời điểm mà cả tỉnh không có chỉ tiêu, đành vác ba lô lên miền núi huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng bấy giờ. Nhờ mối quan hệ của người chị con bác, xin cho hắn được vào dạy tại thị trấn. Khi nhận quyết định về trường Phổ thông cơ sở số 2 thị trấn Trà My, hắn hỏi đường vượt cầu treo, bãi sạn đến tận Cao Sơn để trình diện.
Mỗi dân tộc sống với một hoàn cảnh riêng trong trường kỳ lịch sử có một sắc thái tâm lý riêng biểu hiện khá rõ trong nền văn hóa, trong văn học-nghệ thuật của mình tạo nên một vẻ đẹp truyền thống ổn định. Dẩu vậy, trên cái nền ổn định đó trong dòng chảy lịch sử đều có những giao lưu với các nền văn hóa khác tạo những đổi mới của sự tiếp biến văn hóa. Cái mới, sự cách tân cũng sinh ra từ đây, theo cách nói của Paul Hoover (Mỹ) “Cái mới trong nghệ thuật luôn là cái được nhập từ một nền văn hoá khác”. Văn hóa nói chung và văn học-nghệ thuật Việt Nam nói riêng phát triển cũng trong quy luật này.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trong một gia đình nông dân. Ông lớn lên giữa vùng đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng và văn hóa sông nước, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các sáng tác sau này của ông.
Chim đa đa lạc giọng ven rừng
Nhắc anh nhớ lời kể xưa của mẹ
Câu chuyện cũ nghe hồi thơ bé