Giữa tháng Năm, hành trình 7 ngày trên tàu KN 290 đưa đoàn công tác vượt sóng ra Trường Sa và nhà giàn DK1 – nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Từ đảo Đá Thị đến Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Tây A và Trường Sa Lớn, mỗi điểm dừng chân là một lát cắt sống động về ý chí thép của người lính biển, về sự sống kiên cường giữa đại dương. Bài ký dưới đây của nhà báo nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh không chỉ ghi lại những khoảnh khắc xúc động – như lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma, hay nụ cười trẻ thơ trên đảo – mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc: Trường Sa không xa, Trường Sa ở trong tim mỗi người Việt.
Chào đón tháng Năm – mùa sen nở và cũng là mùa tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Lam số 53 ra mắt bạn đọc như một nén tâm hương kính dâng lên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), đề tài lớn nhất, có tính xuyên suốt của văn học, nghệ thuật là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là kháng chiến, kiến quốc; là lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng; xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm của văn nghệ lúc đó là anh Vệ quốc, anh Giải phóng quân, Bộ đội Cụ Hồ; là nông dân, công nhân.