TIN TỨC

Đọc KIẾM THƠ TRONG THIỀN của nhà thơ Lê Viết Hòa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-04-15 17:58:46
mail facebook google pos stwis
647 lượt xem

 XUÂN TRƯỜNG


Nhà thơ Xuân Trường tại buổi ra mắt "Kiếm thơ trong thiền" (ảnh: NH)

​​​​"An nhiên kiếm chữ trong thiền
Gởi vào đời nụ cười hiền trẻ thơ"

Thiền là hình thức nghệ thuật có tính tâm linh cao nhất; con người phải tĩnh lặng, vô ngôn, định tâm, và thoát ra khỏi những đa đoan của đời thường làm nhiễu loạn tâm trí chúng ta. Thiền được gọi tắt là Thiền na theo ngôn ngữ Ấn Độ là Dhyana. Tịch lự (lặng suy) nghĩa là trầm tư về một chân lý đạt đến ngộ và in sâu vào tâm thức chúng ta. Cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động, như một tiếng chuông thức tỉnh con người.

Cùng với sự phát triển của Phật Giáo, thiền đã ảnh hưởng sâu rộng vào văn học phương Đông, thấm đậm vào trong cuộc sống, cũng như văn học nghệ thuật, đời sống xã hội của người Á Đông. Đặc biệt là trong thơ Đường Trung Hoa, thơ Haiku của Nhật và thơ thời Lý, Trần của Việt Nam. Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Huyền Quang đã để lại nhiều áng thơ tuyệt tác cho nền văn học dân tộc.

Thiền giúp cho tâm thức chúng ta được giải thoát mà trở nên thanh tịnh; có như thế mới tập trung vào cảm xúc, trải nghiệm và sự tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ để phát hiện những mới lạ trong cuộc sống vô thường mà trong lúc khác chúng ta không nhìn thấy được.

Thiền và thơ đều tập trung cao độ vào khả năng nhận xét sâu sắc của con người. Trong khi thiền giúp cho con người thanh tịnh, thì thơ sẽ xuất hiện qua cảm xúc và trải nghiệm của mình bằng ngôn ngữ. Cả hai đều đòi hỏi sự tuyệt đối và tinh tế trong việc xử dụng ngôn từ.

Đã từ lâu nhiều nhà thơ đã thực hành thiền để tìm kiếm cảm hứng, hình thành ý tưởng, khơi gợi hình tượng đẹp trong những phát hiện của mình. Vậy thì thiền sẽ giúp cho thơ bình tĩnh hơn, tập trung hơn, có nhiều khả năng đưa ra những cảm xúc sâu sắc hơn từ đó tác phẩm thơ của họ sắc nét hơn và tinh tế hơn. Nhiều Thiền Sư đã viết thơ để truyền đạt thông điệp của mình, sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những ý tưởng tâm linh, khơi gợi cảm hứng cho người đọc. Thiền để làm thơ là phương pháp tu tập chứ không phải tu hành, nhưng nó hướng thiện. Dùng thiện tâm để hóa giải các mối quan hệ giữa con người với con người; với thiên nhiên và vũ trụ quanh ta. Mục đích là tìm kiếm cảm xúc, ngôn ngữ rồi nhập thế phát hiện những tồn tại trong cõi đời gây ra phiền toái đau thương cho con người, nhằm điều chỉnh, hướng con người trở về với nguồn cội yêu thương và lòng biết ơn trong sinh hoạt cộng đồng, cũng như hòa mình vào với thiên nhiên mà tồn tại trong cả sắc sắc, không không và sống thật đẹp trong cái quán trọ trần gian này.

Tôi nghĩ thiền và thơ có liên quan mật thiết trong việc xây dựng đạo đức con người, nó như là một thứ pháp chế được giấu bên trong tâm hồn để cho con người tự điều chỉnh mình trước mọi năng lực hành vi trong cuộc sống, ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã dùng phương pháp tu hành để tiếp nhận cuộc sống, tiếp nhận những hiện thực tinh thế rồi giải mã để giúp xã hội tốt đẹp hơn, con người thoát ra được những khổ đau để được an yên hơn.

Thực hành Thiền có thể ở trạng thái ngồi, đi hoặc đứng; nhưng khi có ý tưởng, ngôn ngữ xuất hiện ta lập tức phải lưu lại không thì nó qua đi để cái mới xuất hiện. Do vậy thiền ở một số trường hợp là như ta đang làm thơ vậy!

Ở miền Nam trước năm 1975, đã có các dòng thơ Thiền trữ tình và triết lý của các thi sĩ: Quách Tấn, Phạm Thiên Thư,v.v… Nói thực ra thiền được đã là khó, mà thiền để có thơ hay lại càng khó hơn; do vậy mà phải công phu tu tập, tịnh tâm, tịnh lòng, khổ luyện, và bên cạnh đó cũng cần có cơ duyên, tinh khiết tâm hồn nữa.

​​​Chúng ta hãy nghe nhà thơ Lê Viết Hòa kiếm thơ trong thiền:

“...Bãi bồi lở bóng thời gian

La đà khóm trúc che ngang mặt ngày...”

Lâu nay tôi thường gặp các nhà thơ chạm được thời gian bằng cách đối thoại, thương lượng với thời gian, màu sắc của thời gian. Nhưng nay Lê Viết Hòa đã có một phát hiện mới đó là cái bóng của thời gian. Tôi nghĩ cái bóng thời gian đang bay trong cõi tâm thức của anh trong khi hành thiền và lưu lại bằng ngôn từ, giúp cho anh sở hữu một phát hiện mới đó là cái bóng của thời gian. Ở “Khóm trúc che ngang mặt ngày” anh đã diễn đạt được cái vô hạn của thời gian, chứ nếu dùng "che ngang mặt người" thì bình thường.

Trong không gian thiền của anh có cánh võng mây, có nhịp sóng đời lênh đênh, có mưa đan sợi nhớ, có tóc cài hoàng hôn, có sự tụ tan vô thường... đã đưa anh về cõi tâm thức nguyên sơ, mà an yên với nụ cười trẻ thơ nơi bắt đầu của sự sống. Tất cả anh đều hướng tới cái cội nguồn, cái chi sơ và bổn thiện để khơi gợi sự yêu thương, chân thành với nhau, trong cái nhịp điệu hối hả của đời này: “An nhiên kiếm chữ trong thiền / Gởi vào đời nụ cười hiền trẻ thơ” (trong bài Kiếm chữ trong thiền).

Hai biểu tượng được xuất hiện rất nhiều trong hành trình thơ anh là Dòng Sông và Hoa Sen:

Dòng sông nhân gian của anh đã chảy: “...Sự háo hức mạnh mẽ ban đầu của niềm đam mê vươn tới những chiêm nghiệm khám phá. Sự hồ hởi của buổi nguyên sơ cuốn trôi đi tất cả những rào cản, những định kiến cắm sâu vào gốc rễ để đưa phù sa đắp bồi yêu thương và lòng biết ơn nguồn cội vào con đường mà dòng sông đã chọn. Nhưng em ơi! cuộc đời không phải lúc nào cũng như ý mình mong muốn...”. Người em ở đây không phải là một đối tượng cụ thể nào; anh đã đưa ra để đối thoại với chính mình, mở ra cái vô hạn của thiên nhiên, nâng đỡ nuôi dưỡng cái hữu hạn đời người; cứ chảy hết mình những yêu thương, lòng thanh bạch và dâng hiến cho đời những hương thơm, những nguồn lực sống.

Người ta bảo hoa sen là loài hoa quân tử, nó thánh thiện thanh tao, sang trọng, thường xuất hiện ở nơi trang nghiêm, cung kính như chùa chiền, cung đình; tòa sen là nơi ngự trị của Đức Phật. Sen cũng là loài hoa thủy chung biết ơn bùn đất đã chuyển đổi trạng thái mà hiến dâng cho sen thơm ngát. Trong thơ, Lê Viết Hòa mê đắm sen, ngưỡng mộ sen, cũng có nghĩa là tâm hồn anh hướng đến tu tập phật pháp, hướng lòng đến thiền để tìm về cái tinh khiết, cái nguyên sơ, cái thủy chung, cái yêu thương nhau của con người và anh đã ngộ được nhiều điều ở hoa Sen:

Nhìn đóa Sen Hồng tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng và thanh thản đến lạ...

Đóa Sen hồng tinh khôi trên bầu trời huyền ảo...

Tôi lạc hồn vào cõi mênh mông trời đất

Ở đó không có sự tị hiềm nhỏ nhen đố kỵ

Ở đó không có sự bon chen tranh giành vị lợi

Ở đó không có hận thù ganh ghét dối lừa

Ở đó không có khổ đau day dứt dằn xé..." (Đóa sen hồng).

Những cụm từ như: hư vô, hóa thân, trần ai, thoát thai, tinh khiết, thánh thiện, hiện sinh, lụn tàn, hồi sinh, khổ đau, day dứt, cam lồ, buồn đau, thánh thiện, luân hồi, ngã, vô ngã, vô cùng, kiếp này, cõi người, cõi mê, vô thường, lở bóng thời gian, tụ tan, trong thiền, nguyên sơ, phù du, cội xưa, phù vân, ba sinh, vô vi, vô ngôn, v.v… đã thể hiện trọn vẹn chất thiền trong thơ anh.

Tôi rất tâm đắc và trân trọng Lê Viết Hòa khi anh dùng cụm từ “Mẹ thiên nhiên”; hiện đại lắm vì ngày nay chúng ta đang đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về sinh thái để hướng văn chương nghệ thuật góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của nhân loại mà từ lâu con người đã nhẫn tâm tàn phá, đem đến không biết bao nhiêu khổ đau, hệ lụy cho con người.

Kiếm thơ trong Thiền, Lê Viết Hòa đã nhìn thấy bao nhiêu những oan trái, những khổ đau, những sân si, những bạo lực, tranh giành đang đày đọa con người. Bằng thơ anh đã mở lòng nguyện cầu con người hãy nối kết yêu thương, hãy tiếp nhận, kết nối lòng vị tha, để mọi tâm hồn được an yên, bớt nặng lòng trong cõi sắc không này.

“...Đi qua mấy cuộc thăng trầm

Câu thơ trầy xước lặng thầm mà thương

Còn đây bồi lở tấc lòng

Đục trong dòng chảy cuối đường rỗng không” (Lặng thầm mà thương).

Có thể nói Sen hồng đã ngự trị trong cái tĩnh lặng trâm hồn anh, chạm đến những cảm xúc lạ vừa mang tính trữ tình, vừa triết lý nhân sinh:

“...Mây

mây

mây

trắng ngút ngàn

Từ em miên viễn tụ tan vô thường

Ta về lưu ký mùi hương

Tịnh tâm kiếm chữ dọc đường nhân sinh”. (Sen hồng tịnh tâm).

Những câu thơ nhẹ nhàng, sương khói, bảng lảng, nhưng lại đưa ta vào một cõi mơ hồ đầy ám ảnh của thiên nhiên:

“...Giọt thu rớt nhẹ bên đời

Cuốn theo chiều muộn về nơi ngút ngàn

Gõ vào tĩnh lặng thời gian

Nhịp tim rất khẽ ngỡ ngàng thẳm sâu

hoặc là

“...Phố xưa sương khói miệt mài

Cuộn vào chiếc lá một mai hư gầy

Sắc thu vương vít bàn tay

Hương sen ươm nụ ngủ say giấc hồng” (Sắc Thu).

​​​Tôi xin dẫn hai bài thơ "Mái chèo" của Lê Viết Hòa và Thiền sư Thích Nhất Hạnh để ta chiêm nghiệm thêm chất thiền trong thơ hiện đại:

"Mái chèo" của Lê Viết Hòa:

“Ta chèo giữa bến bao la

Xuôi bao vạn nẻo đi qua cuộc người

Khi đáy sông lúc đỉnh trời

Thương tình vỡ giấc nữa đời mơ tan …

...Ta chèo mấy đoạn thăng trầm

Lăn tăn sóng gợi rì rầm cội sông

Hồ xưa nở đóa sen Hồng

Người đi xa buổi sầu đông rụng đầy…

...Người chừ mây trắng phiêu diêu

Ta gom câu chữ chắt chiu trong Thiền”.

Dòng Sông đời chứa cả bầu trời hay mái chèo của anh khua động đến trời, khua động đến cội nguồn của sông, làm cho sông thức tỉnh, chảy với trách nhiệm hòa quyện với thiên nhiên của mình. Chảy trong tình thương yêu, bồi đắp, nuôi dưỡng con người và sau cùng trong cõi yêu thương này, anh đã tìm được chữ cho thơ.

Và đây là "Mái chèo" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:

“Sáu chiếc chèo tay mang nhịp sóng

Đưa thuyền tách khỏi bến mê mờ

Qua ngàn lớp sóng trần xô đẩy

Hướng thẳng về nơi bản thể xưa” .

Mái chèo này cũng khua động cội nguồn thức tỉnh bản thể xưa, trong cõi tỉnh lặng ấy, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng đã nhắc nhở con người hướng thiện, thoát ra khỏi mọi sân si để thương nhau. yêu lấy nhau.

Cả hai "Mái chèo" đều mang xu hướng nhập thế để nâng niu, yêu thương con người và cuộc sống.

Lê Viết Hòa đã dùng thể thơ lục bát truyền thống để chuyển tải cảm xúc và thông điệp của mình, do vậy đã làm xao xuyến người đọc, dễ tạo sự đồng cảm với mọi người. Âm thanh, nhịp điệu trong từng câu chữ như tạo ra không gian mời gọi tha thiết, gợi mở tâm hồn mọi người tìm cái chân thật trong cõi thiền.

Đúng vậy từ thế kỷ 15 những câu ca dao lục bát đã ru cuộc đời vất vả của dân tộc ta đến nay và qua thời hiện đại hãy còn nguyên giá trị của nó. Có thể nói, thơ lục bát là nơi lưu giữ tâm hồn dân tộc hiểu theo ý nghĩa nó là một phần của của bản sắc văn hóa dân tộc.

Cá nhân tôi phát hiện nhiều nhà thơ viết theo thể loại tự do hay thì bao giờ họ cũng có những câu lục bát tài tình. Bảo tồn và phát triển lục bát là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Thật ra nhập thiền để có thơ là không dễ chút nào, còn phải có cơ duyên, sự chiêm nghiệm, học hỏi và cả sự tinh khiết của tâm hồn. Chắc có lẽ cái thâm trầm của Cố Đô Huế, cái mùi hương sen quá khứ bên hồ TịnhTâm, cái êm dịu của Sông Hương, cộng với thuyết ngũ hành trong đông y và những bước chân trải nghiệm đã giúp anh tĩnh tại và tìm kiếm thơ trong cõi thiền.

Thiền trong thơ là vấn đề lớn của nhân loại, nó thiên lý bao la và vô cùng, tôi xin chia sẻ một số cảm nhận về tập “Kiếm thơ trong Thiền” của Lê Viết Hòa, chứ không thể nào đi hết cái chiều sâu của thơ và cõi lòng anh được.

Xin chúc nhà thơ Lê Viết Hòa an nhiên trong sáng tạo.

​​​​​​​​Sài Gòn, tháng 3 năm 2023.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm