TIN TỨC

Tác giả trẻ mang đến sinh khí mới cho cuộc thi truyện ngắn hay

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-15 20:41:54
mail facebook google pos stwis
246 lượt xem

Tác giả trẻ hầu như chiếm đa số trong những tác giả vào chung khảo và đoạt giải của cuộc thi Truyện ngắn hay 2022, vừa tổng kết sáng 15/4 tại TP.HCM.

Các ông Nguyễn Thọ Truyền và Nguyễn Trường Lưu trao giải Nhì (giải cao nhất) cho các tác giả Cao Chiến và Lệ Hằng.

Tác giả trẻ đã giúp không khí cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022” do tạp chí Văn Nghệ TP.HCM phối hợp Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức, trở nên sinh động và hấp dẫn. Trong số 1166 truyện ngắn gửi về dự thi, thì các tác giả trẻ chiếm phân nửa. Còn trong số 320 truyện ngắn vào chung khảo, thì các tác giả trẻ chiếm 2/3. Đó là điều thú vị nhất đối với ban chung khảo gồm nhà văn Trầm Hương, nhà thơ – nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Trần Thanh Hà, nhà văn Tiến Đạt và nhà văn Phan Hồn Nhiên

Cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022” không tìm được giải nhất, nhưng hai giải nhì thuộc về hai tác giả đại diện hai thế hệ cầm bút, nhà văn Cao Chiến 66 tuổi với truyện ngắn "Ngôi nhà rường bản trăng" và tác giả trẻ Lệ Hằng 35 tuổi với truyện ngắn "Triệu view giá bao nhiêu?". Trong số 12 giải thưởng được trao, còn có những tác giả trẻ khác như Lê Quang Trạng, Võ Đăng Khoa, Trần Thái Hương, Nguyễn Diệu Ái.

Đặc biệt, cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022” trao hai giải thưởng cho hai tác giả trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là Hoàng Yến (TP.HCM, sinh năm 2007) với truyện ngắn “Phía sau vết cắt” và Dương Gia Hân (An Giang, sinh năm 2008). Ban chung khảo đánh giá: “Ám ảnh cho người đọc lại chính là những tác giả trẻ. Còn rất trẻ mà các em đã rất vững chải, già dặn trong bút phát thể hiện, lớn hơn tuổi trong thể hiện cảm xúc, trách nhiệm với chính thế hệ mình khi góp vào tiếng kêu bi thương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về bạo lực gia đình và bạo lực học đường”.

Nhân dịp công chúng chứng kiến tác giả trẻ mang đến sinh khí mới cho cuộc thi “Truyện ngắn hay 2022”, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà văn Lệ Hằng từ Đà Nẵng vào TP.HCM để nhận giải nhì với truyện ngắn “Triệu view giá bao nhiêu?”.

Tác giả trẻ Lệ Hằng đoạt giải nhì với truyện ngắn “Triệu view giá bao nhiêu?”

Khi được hỏi: “Con đường Lệ Hằng đến với văn chương như thế nào, trong khi hầu như người trẻ hiện nay ít tha thiết với văn chương?”, tác giả trẻ Lệ Hằng cho biết: “Lệ Hằng có niềm yêu mến đặc biệt với văn chương từ nhỏ đồng thời cũng có một khoảng thời gian dài, hơn mười năm, khi đã qua thời niên thiếu Lệ Hằng không đọc một tác phẩm văn chương nào, điều đó cũng có nghĩa là Lệ Hằng chưa từng nghĩ đến chuyện bản thân sẽ làm công việc sáng tác này.

Biến cố khiến Lệ Hằng thay đổi để bắt đầu cuộc đời của một tác giả là một kỉ niệm khá riêng tư. Người chồng của Lệ Hằng sau khi đọc say sưa rất nhiều tác phẩm văn học thì một hôm bất ngờ đề nghị “Em hãy viết câu chuyện của em đi”. Sau nhiều lần từ chối và trốn tránh, cuối cùng Lệ Hằng đã viết một thứ gì đó, một thứ gì đó khiến anh ấy xúc động và yêu cầu viết thêm.

Ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 trang, anh ấy nhất định không chịu dừng lại ở đó mà đòi thêm và ra yêu sách ít nhất phải là 100 trang. Sau một tuần thì anh ấy đã có được 100 trang như anh ấy muốn. Và một năm sau, Lệ Hằng đã phát triển hư cấu nó thành truyện dài “Kho báu, bản thảo này hiện vẫn còn nằm trong máy tính.

Lệ Hằng vẫn luôn nói rằng cha mẹ là người cho Lệ Hằng cuộc đời thứ nhất, cuộc đời của một con người, còn chồng là người khai sinh ra cuộc đời thứ hai, cuộc đời của một tác giả. Và Lệ Hằng hạnh phúc với điều này vì bây giờ Lệ Hằng không còn viết theo bất kỳ sự ép buộc nào nữa mà là hoàn toàn tự nguyện, Lệ Hằng đã tìm thấy cho mình những lý do để “cầm bút”, đồng thời cũng tìm thấy hạnh phúc và bình an trong công việc này.

Trở lại với câu “người trẻ hiện nay ít tha thiết với văn chương”, Lệ Hằng không nghĩ thế. Giả sử Lệ Hằng không tha thiết với văn chương, hay bạn nào đó không tha thiết thì vẫn chỉ là những cá nhân hoặc một nhóm người, không thể khái quát thành “người trẻ hiện nay” được. Lệ Hằng nghĩ rằng con người ở bất cứ thời đại nào trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào vẫn âm thầm khao khát được giãi bày tâm tư, lí tưởng, niềm tin, đau khổ, ẩn ức…

Con người không bao giờ có thể thôi tìm kiếm chính mình, tìm kiếm đồng loại, tìm kiếm sự cảm thông… tìm kiếm một điều gì đó sâu sắc ở cuộc đời này và văn chương cho chúng ta phương tiện và con đường để thực hiện những điều trên. Lệ Hằng nghĩ rằng có thể cách thể hiện niềm “tha thiết” với văn chương ở mỗi nhóm người hay ở mỗi thế hệ là có sự khác nhau và đó chỉ là những gì hiển lộ trên bề mặt mà người ta có thể thấy nó bằng quan sát vội vàng mà bỏ qua cái mạch ngầm chảy trong lòng xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho dù là ngàn năm trước hay là ngàn năm sau đi nữa. Lệ Hằng tin rằng mạch ngầm ấy là bất biến chừng nào còn có con người trên trái đất”.

Một thành viên Ban chung khảo là nhà thơ- nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn (ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng: “Ở các tác phẩm đoạt giải của người viết trẻ trong cuộc thi này, ta thấy cái khác, cái mới hoàn toàn so với lớp người thế hệ trước”. Tác phẩm “Triệu view giá bao nhiêu” đoạt giải nhì của tác giả trẻ Lệ Hằng đã thể hiện điều đó ra sao?

Tác giả trẻ Lệ Hằng thổ lộ: “Là một người sáng tác, điều duy nhất mà Lệ Hằng có thể nói đó là mình đã viết bằng sự quan sát, sự suy tư và lòng cảm thông của bản thân đối với cuộc sống mà mình đang dự phần trong đó. Đối với các sáng tác của mình, Lệ Hằng chỉ có một mục tiêu duy nhất. Đó là mỗi sáng tác là một dịp để bản thân và bạn đọc có cơ hội nhìn thật sâu vào cuộc đời, cũng như nhìn sâu vào lòng mình để “thấy” những điều mà trước nay chưa từng “thấy” hoặc đã vô tình lãng quên dù chúng luôn hiện hữu.

 Điều Lệ Hằng quan tâm chính là mình có câu chuyện gì cần phải kể hay không và có điều gì cần nói, phải nói qua câu chuyện ấy hay không? Lệ Hằng muốn viết cho chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè mình, và tất cả những bạn đọc ngoài kia, trong thời đại mình chứ không muốn viết cho quá khứ cũng không muốn viết cho điều gì đó xa vời ở tương lai. Vậy nên, nếu ai đó thấy sáng tác của Lệ Hằng có “cái khác, mới hoàn toàn so với lớp người thế hệ trước” là bởi vì cuộc sống diễn ra như thế, thời đại đã tạo ra một tâm hồn, một đôi mắt, một cách nhìn như Lệ Hằng hữu ở hiện tại”.

 Được biết Lệ Hằng là một trong những người tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc 2022, và gần đây đã được nhiều giải thưởng văn chương ở các địa phương, cho thấy chị hoạt động rất năng nổ, tâm huyết. Vậy đến với văn chương, chị có mong muốn gì? Tác giả trẻ Lệ Hằng chia sẻ: “Mong muốn của Lệ Hằng rất đơn sơ, đó là có thể tương tác với cuộc đời này, kể câu chuyện mình muốn kể bằng chính sự quan sát và lòng cảm thông của mình.

Lệ Hằng là một tác giả trẻ, rất trẻ, kể từ ngày viết tác phẩm đầu tiên đến nay chỉ mới 4 năm. Lệ Hằng biết rằng bắt đầu yêu thích hay đam mê một thứ gì đó thì rất dễ nhưng để sống với nó thường là khó, niềm yêu thích ban đầu rất dễ nhạt phai, những phấn khích hay hào nhoáng ban đầu cũng qua đi chóng vánh thứ còn lại sau đó là trách nhiệm, là khó khăn, thách thức, nỗ lực... Lệ Hằng mong rằng mình sẽ đi trọn con đường này, còn sống, còn biết cảm thông với cuộc đời thì còn viết”.

Theo Kỳ Sơn/ Báo Nông Nghiệp

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tọa đàm cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung
Buổi tọa đàm tưởng nhớ cố nhà văn - Đại tá Nguyễn Quốc Trung đã thành công hơn sự mong đợi của tôi cũng như mọi người.
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung – như nông dân, như đất chẳng đổi màu
Tọa đàm Tưởng nhớ Đại tá – nhà văn Nguyễn Quốc Trung, giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2023.
Xem thêm
Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt
Tối 23.9, chương trình nghệ thuật Tình ca dâng cả bao người tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt nhân dịp 95 năm ngày sinh của ông đã diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Nhà hát TP.HCM.
Xem thêm
Phạm Thị Như Thúy ra mắt tập sách Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Sáng Chủ nhật ngày 24/09/2023, tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM. Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Thị Như Thúy đã ra mắt tập sách chuyên khảo Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương ra mắt tập thơ thiếu nhi Muôn lời thiên nhiên
Tập thơ ‘Muôn lời thiên nhiên’ là tập thơ thiếu nhi của nhà thơ Ngọc Khương vừa ra mắt tại hội trường B2 Trụ sở Liên hiệp Các Hội VHNT TP.HCM vào sáng 22/9. Đây cũng là tác phẩm văn học thứ 17 của anh dành tặng cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm nay.
Xem thêm
Xin chia buồn cùng gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Trường
Theo tin từ gia đình, nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Trường vừa qua đời lúc 8 giờ ngày 19/9/2023
Xem thêm
Nhà văn – đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc với chuyến trở về đầy hạnh phúc
Hội Nhà văn TPHCM phối hợp Nhà xuất bản Sân khấu tổ chức giao lưu ra mắt sách Cô đào hát của đạo diễn - nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Xem thêm
Prodigy Life Academy - Học viện Đời sống Thần đồng của Mỹ
Prodigy Life Academy (Học viện đời sống thần đồng - PLA) là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2015 tại Boston
Xem thêm
Giao lưu ra mắt sách kịch bản sân khấu CÔ ĐÀO HÁT
Của nhà văn đạo diễn NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
Xem thêm
Quốc học Huế - Điểm đến không nên bỏ lỡ ở vùng đất cố đô
Có lẽ khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một thành phố di sản, mang đậm dấu ấn lịch sử với nhiều công trình cổ kính. Những địa điểm khiến người ta hoài niệm về một thời huy hoàng xưa kia nhiều vô kể. Trong đó Quốc học Huế là điểm đến nổi bật mang lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người dân nơi đây cũng như du khách từ phương xa đến thăm.
Xem thêm
Xúc động cuộc gặp gỡ tháng 9 với “Người về trong hương”
Sáng ngày 9/9/23, tại café Nguyễn Q1, đã diễn ra cuộc GẶP GỠ THÁNG 9 của những người bạn nhân dịp ra mắt tập trường ca “Người về trong hương” của nhà thơ Huệ Triệu.
Xem thêm
Vinh danh 58 công trình giải Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh
Theo tin tù VNExpress, Ban tổ chức giải Sáng tạo TP HCM 2023 trao thưởng cho 58 công trình thuộc 7 nhóm lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và quốc phòng an ninh, khởi nghiệp sáng tạo... tối 8/9.
Xem thêm
Xuân Trà với chương trình “Cánh chim không mỏi”
Sáng 7/9/23, tại Cung văn hóa Lao động, số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM, Trung tâm Unesco Nghiên cứu văn chương Việt Nam đã tổ chức chương trình “Xuân Trà, cánh chim thơ không mỏi” nhân nhà thơ Xuân Trà nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Xem thêm