TIN TỨC
  • Truyện
  • Tâm “điếu văn” – Truyện ngắn Phùng Chí Cường

Tâm “điếu văn” – Truyện ngắn Phùng Chí Cường

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-08-13 16:35:07
mail facebook google pos stwis
946 lượt xem

 Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật của một đời người. Sinh thì có hạn nhưng tử thì bất kỳ không ai có thể định trước được. Có những người vừa mới cách đây không lâu vẫn còn cười phơ phớ, thế mà đùng cái lăn ra chết bất đắc kỳ tử.

Tác giả Phùng Chí Cường

Để an ủi cho vong linh người quá cố, người ta thường đọc điếu văn để tiễn biệt. Dù là kẻ xấu hay người tốt thì điếu văn là những lời mà người đời dành cho nhau lần cuối. Nhưng muốn viết được văn điếu ở thời khắc âm dương ly biệt ấy, không hẳn ai cũng có thể làm được. Ngoài yêu cầu tối thiểu là phải biết viết chữ, người đó phải có chút năng khiếu văn vẻ để diễn đạt niềm thương nỗi tiếc, và yêu cầu quan trọng nhất là phài có cái tâm. Trong đơn vị của Tâm hiện tại thì không ai hợp đủ những yếu tố trên ngoài Tâm ra. Cơ quan nơi Tâm đang công tác lâu lâu lại có người phải “dời cõi tạm”. và cũng chẳng hiểu từ bao giờ mà Tâm bị gắn thêm hai từ của thần chết, đó là Tâm “điếu văn”.

           Vốn sinh ra ở một làng quê nghèo, trưởng thành từ chú bé chăn trâu đánh giậm, mò cua bắt ốc, nên lớn lên Tâm không nề hà bất cứ việc gì, dù nặng hay nhẹ, khó hay dễ đều làm tất tật. Có người đã nói với Tâm rằng:

          – Việc gì cứ phài lụi hụi làm thế cho nó khổ. Người hiều biết thì không sao chứ kẻ tiểu nhân nó nhìn mình với con mắt khác, hèn người đi!

          Người ta khuyên như vậy, chẳng những Tâm không nghe mà còn nói với cái giọng giễu cợt:

          – Ối dào! Miệng dân sóng biển. Kệ họ, đề ỳ làm gì cho nó gầy người. Ngày sinh tôi ra, mẹ tôi bước qua vũng trâu đằm, thế quái nào bà lại đẻ tôi rơi xuống đó. Cất tiếng khóc chào đời đã phải uống nước vũng trâu đằm rồi, có gì mà ngại chứ. Thời buổi bây giờ phát sinh lắm bệnh. Bệnh ngứa chân ngứa tay, ngứa đầu ngứa cổ chưa đủ, lại còn sinh thêm cái bệnh ngứa mồm nữa!…

           Nói vậy mà mặt Tâm cứ lạnh như tiền. những người đã từng trải, đã từng vấp ngã trên đường đời thì bảo: “Thằng này giọng nói sang sảng, âm lượng tốt, nhưng coi chừng bạo ngôn vạ miệng!”. còn ai sống thực dụng thì cho rằng: “Đây là một người giám chơi giám chịu, trực ngôn, thẳng mực tàu. Phải nói ra nói như thế mới sướng!”. Cánh trẻ trong làng thì lại khác, mổi lần nghe Tâm nói chuyện, cứ vỗ vai nhau cười nghiêng ngả, xong thôi, coi như một phút nghỉ ngơi thư giãn. Người có học một chút thì khi nghe Tâm nói, tưởng như bông đùa giễu cợt nhưng nghe xong họ lặng lẽ bỏ đi, mang theo nỗi niềm trầm tư, suy ngẫm. Còn một loại người nữa, chẵng biết đầu óc họ nghĩ gì, mà mỗi khi Tâm nói thì cứ xì xào có vẻ sợ sệt. Nói là thế nhưng Tâm chỉ bông phèng với bản thân mình, chứ chưa bao giờ chêu chọc người khác. Tâm cho rằng tạo hóa sinh ra con người đã là trò đùa của trời đất rồi. mang mình ra làm trò đùa cho thiên hạ chả sướng hơn chọc ghẹo người khác hay sao. Tâm nghĩ đơn giản vậy.

           Chuyện Tâm trở thành người chuyên viết điếu văn như cái duyên tiền kiếp, cái số trời định. Hôm ấy, sau khi cùng nhóm bạn thuở sinh viên, nay đang làm cùng cơ quan, nhóm này Tâm thừơng gọi vui là “nhóm ba sôi hai lạnh”, “nhóm ấm đầu chập mạch”. Cả nhóm vừa ăn uống thả phanh nhân kỷ niệm mười lăm năm ngày ra trường xong, Tâm khật khừ về nhà định làm một giấc cho dã rượu, bỗng đâu có tiếng ai đó réo gọi đi đưa đám ma một người cùng cơ quan mới qua đời. Tuy đang mệt mỏi và buồn ngủ nhưng cái tình người trong Tâm còn lớn lắm. Tâm vùng dậy đi theo họ tới nhà tang lễ. Khi đến nơi thì ban tổ chức cũng sắp sửa làm lễ truy điệu. Chẳng hiểu sao, do vội hay cẩu thả mà ông trưởng ban lễ tang sau khi trịnh trọng tuyên bố, lễ truy điệu bắt đầu. Ông thò tay vào túi lôi ra bài điếu văn thì hỡi ôi lại bị nhầm…Người chết hôm đó là cô nhân viên nhà bếp bị ung thư đại tràng mà chết, lại nhầm sang chị trưởng phòng hành chính mất hồi đầu năm, Khi ông đọc đến phần tiểu sử mới té ra là sai. Khổ nhất lúc này, trong đám tang nõi đau như xé ruột xé gan, nên không ai có thể làm gì hơn ngoài việc đưa hai tay lên bưng miệng và người nào người nấy cứ ngớ ra… Chẳng biết do rượu đang phê phê hay tính nóng nổi lên, Tâm lách đám đông chạy tới phía đội kèn giục họ thổi một bản nhạc ò ý e thảm thiết, rồi vội đi lại chỗ ông trưởng ban… Một thoáng ngỡ ngàng, ông trưởng ban lủi nhanh vào trong phòng, để Tâm đứng trật khấc một mình trước đám đông đến dự tang lễ. Không biết có phải thần linh phù hộ, hay người chết nằm kia dọn đường. Tự nhiên Tâm cứ thế miệng nói giọng buồn rười rượi không vấp váp gì, toát ra một bài điếu văn ảm đạm thê lương. Nhìn miệng Tâm méo xệch, hai hàng nước mắt lã chã rơi, mọi người buông tay thọc vào túi tìm khăn, quên chuyện nhầm nhọt cách đây ít phút. Sau lần đó trong đơn vị hễ có người qua đời thì Tâm lại là người viết và đọc điếu văn.

           Người xưa dạy: “ Ếch chết tại miệng”, Tâm cũng thế, tuy không chết người nhưng thành tật! Nhớ lại cái ngày còn là sinh viên, tiền nhà cho chỉ đủ hai bữa trưa và tối, sáng nhịn. Các bạn khác thì lúc đói còn xoay mọi cách để kiếm cái ăn, nhưng Tâm thì cứ lấy cái bông phèng ra để cười trừ, quên đói. Đặc điểm chung về ngoại hình của cánh sinh viên bấy giờ là da xanh mắt hõm, nhưng được cái sống vô tư không phân biệt giàu nghèo. Lớp Tâm trong mấy chục gương mặt, chỉ có Hoài Thương là sáng giá nhất trong việc gia đình thường trợ cấp bột mỳ, nhờ có bố mẹ Hoài Thương đều là cán bộ nhà nước, được hưởng chế độ tem phiếu bìa C nên cũng khá hơn nhà các bạn khác. Hàng tháng đôi lần ông bà vào thăm cô con gái rượu, cứ mỗi lần như thế cánh sinh viên trong lớp lại được vài sáng có được cái bánh mỳ “không người lái” lót dạ… Chiều hôm đó bố mẹ Hoài Thương vừa rời khỏi cổng trường, cả lớp đã tề tựu đầy đù ở phòng của nữ sinh để nhào nặn bánh mỳ. Chẳng biết do phởn chí hay do sự hưng phấn của dạ dày. Tâm cứ bô bô làm văn tế sống hai ông bà bằng cái giọng thiểu não như kẻ hụt hơi: “Ối thương ôi, gió thổi nhà thung! Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng vì có mụn vịt giời nên hàng tháng đôi lần phải đội gió giầm mưa, mang bột mỳ lên trường bồi dưỡng cho con trẻ, chỉ mong sao sớm có người rước nó đi cho đỡ khổ cái thân gìà. Đường xá xa xôi trắc trở, tàu xe lúc nhanh lúc chậm, nhỡ có sa sẩy gì thì khổ cho một lũ vịt giời, giương mắt ếch ngóng trông bột mỳ hàng tháng!…”. Chuyện làm văn tế người sống chẳng khác nào mong cho người đó sớm đứt bóng, Nhưng trong lúc đang háo hức nhào bột làm bánh, ai hơi đâu mà để ý những lời bông phéng ấy của Tâm… Run rùi thế nào chuyến lên thăm con gái lần này trên đường về xe bị lật, may sao cả hai ông bà chỉ bị thương nhẹ, khi Hoài Thương và cả lớp nghe tin đều lo lắng, tìm phương tiện để về thăm. Tự nhiên mọi ngưới mới chợt nhớ lại bài văn tế của Tâm, Tâm cũng không ngờ cái miệng của mình nó độc địa đến thế. Chẳng biết đúng sai thế nào nhưng Hoài Thương ra mặt giận, từ đó cả lớp khiếp vía cấm tiệt không cho Tâm được nói gì trong các cuộc vui. Khổ nỗi cái tính bông phèng của Tâm không chịu được, ăn uống vui chơi mà cứ như họp hành hội thảo thì chán chết. Tâm cũng biết thân phận mình và tự hòi, Tại sao cái vía miệng mình nó độc địa thế nhỉ? Từ đó Tâm hay lấy mình ra làm trò cho thiên hạ cười, chứ không giám đả động đến ai nữa, Thói đời thường chỉ cười người chứ có ai tự cười mình đâu, nhưng với Tâm thì cứ làm điều trái khoáy thế mới khổ.

                                                               

  Năm hết tết đến, Tâm khăn gói lóc cóc nhảy xe khách về quê, tháng chạp năm ấy trời rét căm căm, rét kéo dài nên không ít trâu bò lợn gà bị chết cóng. Hết đợt chết vật lại đến người, mấy cụ ông cụ bà tuổi tám chín mươi sức khỏe đã mòn, khí hậu khắc nghiệt nên có vài cụ ngả bệnh ngã xuống. Người thôn quê sống chết coi nhẹ như lông hồng “sống thì lo làm ăn, chết thì chôn”. Lúc sống thì vất vả đói kém nên khi chết cũng tùng tiệm chả giám bày vẽ gì. Có một cụ ở gần nhà Tâm, con cháu thì đông nhưng đều thoát ly đi làm ăn xa, họ ít nhớ về quê hương cũng ít về thăm gia đình, với hàng ngàn lý do mà lý do nào cũng chính đáng cả. Người thì do đường xa cách trở, kẻ thì do mải làm ăn công việc tối ngày, đứa vợ ốm con đau, thằng thì thầy số nói năm nay hạn nặng không giám đi đâu sợ nạn xe cộ. Thấy vậy có người tỏ ra thông cảm bảo là: “Thời buổi thị trường là chiến trường. buông một ngày là thua lỗ cả bạc triệu.  Xã hội văn minh hiện đại rồi, những thói quen nếp cũ phải phá bỏ đi, Con cháu đi làm ăn xa, ở nhà các cụ ốm đau, con cái gửi tiền về tĩnh dưỡng chả hơn đi lại thăm nom vừa tốn tiền, vừa hại sức khỏe hay sao. Hiếu nghĩa thời nay có ngàn lẻ một cách báo đáp. Phải nghĩ thoáng lên chứ trách móc gì chúng nó!…”. Cụ ấy ở quê chỉ có một mình, lúc ốm đau bệnh tất đều nhờ hang xóm láng giềng cả. Đến hôm cụ qua đời, con cháu chưa về kịp. Ông trưởng thôn và các phụ lão trong làng tập trung, lo xếp đặt mọi công việc của một nhà đám và nghĩ đơn giản là đưa cụ ra đồng như những người khác mà thôi. “Sống thì dầu đèn, chết kèn trống là xong!”.

           Nghe tin cụ mất con cháu kéo nhau về, người nào người nấy lặc lè xe con rì rì nối đuôi nhau, xếp hàng ngoài đường cái quan, mỗi xe mang theo một vòng hoa to tướng: “Trang trọng quá, phài tổ chức đám tang của cụ thật hoành tráng cho lảng xóm nở mày nờ mặt.”, nghĩ vậy nên ông trưởng thôn chạy đôn chạy đáo đi lo toan công việc, cuối cúng thì đâu cũng đã vào đấy, chỉ riêng việc viết điếu văn là vẫn chưa tìm ra người làm…

           Về làng thấy việc không tham gia, không ghé vai gánh vác e rằng lần sau sẽ không giám về nữa. Cái tình làng nghĩa xóm nặng lắm. Tâm đang ngồi nhà nghe tin liền chạy vội sang xin việc. Tâm hỏi dăm ba cụ cao niên đôi chút về đời tư, thân thế sự nghiẹp của người mất. Thực tình thì công lao của cụ chả có gì nổi bật, được cái là cụ này có cái tâm, cái đức. Mỗi khi trong làng ngoài xóm nhà ai có chuyện vui hay buồn, việc to hay việc nhỏ hễ cụ nghe tin thì dù nắng hay mưa cụ vẫn đến hỏi thăm chia sẻ… Tuy ở xa nhưng một năm cũng ít nhất một lần Tâm được về thăm quê, nên những chuyện về cụ Tâm đều biết cả, dẫu không nói ra nhưng trong thâm tâm của mình Tâm rất kính trọng. Chỉ cần nghe qua vài ba người là Tâm đã viết xong bài điếu văn, mà có lẽ bài điếu văn lần này Tâm viết nhanh nhất và cũng hay nhất… Tuy đám tang cụ đã đi qua hai ba ngày rồi, nhưng mọi người có mặt nghe Tâm đọc điếu văn trong đám tang hôm ấy, vẫn không thề nào dứt ra khỏi niềm thương nỗi nhớ!

            Không ai như Tâm, đáng lẽ phải giấu những chuyện chẳng may đó đi, chuyện chết chóc có gì là sung sướng mà cứ mang ra kể. Nhưng khổ nỗi Tâm muốn kể ra, hằng mong mọi người thông cảm và chia sẻ cho cái số đen đủi của mình. Nghe Tâm kể lúc đầu họ cũng thấy thương thương, nhưng rồi tĩnh tâm lại thì ai cũng sợ, họ sợ cái vía của tâm nó độc, gần gũi rồi cái đen đủi nó lây lan sang thì khốn. Một thân một mình như Tâm thì chả sao, đằng này với họ thì lằng nhằng phía sau là cả một dây dợ vợ con, cha mẹ. Rồi cứ thế lần lượt từng người từng người một tách ra xa dần, xa dần. Tâm không sao hiểu nổi chuyện gì đã xẩy ra. Mãi sau này có một anh bạn thân đến chơi mang chuyện đó kể cho Tâm biết. Tâm nghe rồi không nói năng gì mà chỉ thở dài thườn thượt.

           Lấy chuyện người ra bông phèng thì bị giận, làm xui đến họ. Lấy chuyện mình ra thị lại bị thiên hạ chê cười. Không nhiệt tình với công việc thì lại cho là kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, nhiệt tình quá thì lại cho là kẻ rỗi hơi, vác tù và hàng tổng… Bao đêm nằm suy nghĩ mà Tâm vẫn không lý giải được cái lẽ ở đời. Đầu óc Tâm rối tung cả lên, có những hôm nghĩ nhiều quá cái đầu cứ ong ong, nóng rừng rực như có ai đốt lửa trong não. Mọi người thấy Tâm ngày càng gầy rộc đi chỉ còn da bọc xương, anh em trong cơ quan bảo Tâm đi khám bệnh hay xin đi điều dưỡng một thời gian, nhưng Tâm không nghe mà vẩn cứ bông phèng, chêu đùa như không có gì xẩy ra. Rồi Tâm xin nghỉ phép, nghỉ ở nhà thi thoảng có vài người ở cơ quan đến chơi, họ thấy Tâm ngày càng yếu đi, lờ đờ chậm chạp. Họ bảo đưa đi bệnh viện điều trị, Tâm cứ chối đay đảy không chịu đi. Câu chuyện đến tai lãnh đạo đơn vị, Thủ trưởng vội đến thăm. Vừa thấy ông, Tâm đã nói:

         – Em đang muốn gặp thủ trưởng để nhờ chút việc! Nói rồi Tâm lấy trong tủ ra một túi giấy bìa cứng như túi hồ sơ, đưa cho thủ trưởng:

         – Thôi! Em xin cảm ơn thủ trưởng và các anh các chị, không phải đưa em đi bệnh viên đâu. Em bị ung thư não giai đoạn cuối, chỉ trong đêm nay hay ngày mai là em phải đi rồi. Khi chết em chỉ phiền thủ trường và các anh chị một chút việc…

          Tâm nhờ mọi người lo hậu sự và xin cơ quan cho hai cái xe, một để chở quan tài, một để đưa người thân về quê, chỉ đơn giản vậy thôi. Đúng bảy giờ tối hôm đó Tâm tắt thờ. Sau khi đã làm những gì mà Tâm trăng trối, mọi người mới nhớ ra là chưa bảo ai viết điếu văn. Những năm qua việc này đều do Tâm làm. Đang lúc lúng túng thì cô thư ký đề xuất là lục lại những bài điếu văn cũ của Tâm, rồi từ đó thay tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp và thành tích vào là xong. Theo lời của cô, mọi người lục trong tủ tài liệu của Tâm để tìm, thấy ở cuối tập giấy có một bản di chúc viết tay. Với nội dung… Tâm xin được mang xác về quê, đào sâu chôn chặt, chỉ chôn một lần chứ không sang tiểu (cải mả) như hủ tục ở quê Tâm đã làm từ bao đời nay.

            Khi lễ truy điệu chuẩn bị bắt đầu, có một đoàn người vào viếng, ai nấy ăn mặc quân phục chỉnh tề… Đến lúc này mọi người mới biết. Ngày trước, khi vừa tốt nghiệp đại hoc thì chiến tranh biên giới nổ ra, Tâm đã tình nguyện đi bộ đội để chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc, Trong một lần địch phào kích vào trận địa, Tâm đã bị thương, một mảnh nhỏ đạn pháo còn nằm trong đầu vẫn chưa lấy ra được, một mảnh khác vào đúng chỗ hiểm, phài cắt bỏ bộ phận sinh tồn nên không thể có con. Để mọi người không biết và không quan tâm đền chuyện đó, Tâm cứ bông phèng đùa cợt cho vui và lặng lẽ chịu đựng một mình… Trong đám tang lúc này có nhiều tiếng sụt sùi nức nở không thành lời… Sau đó người ta đưa xác Tâm về quê chôn cất trong nỗi niềm tiếc thương vô hạn!…

           Tuy nghĩa địa ở một làng quê xa xôi, nhưng hàng tháng vẫn có một người phụ nữ, đến xin phép bác quản trang để vào thăm mộ của Tâm. Thấy lạ, mọi người gạn hỏi thì bác quản trang bảo là: Chỉ biết cô ấy tên là Hoài Thương, bạn thời sinh viên trong trường Đại Học với Tâm mà thôi!…

                                                                                       P.C.C  

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm