TIN TỨC

Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-08-05 07:15:33
mail facebook google pos stwis
862 lượt xem

TRẦN TRÍ THÔNG


Nhà thơ Trần Trí Thông giới thiệu "Hoa ở chốt"
 

Có lẽ Phan Nhật Tiến là người lính cuối cùng làm thơ ở Trường Sơn, bây giờ mới công bố những tác phẩm của anh khi viết về những tháng ngày đẹp nhất: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”. Cùng với bao đồng chí, đồng đội của anh.

Phan Nhật Tiến vào bộ đội với “tay nghề báo vụ” của binh chủng thông tin, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin Miền Đông Nam bộ. Ngày ấy, báo vụ viên được xem như thần tượng của cánh lính trẻ chúng tôi và những cô nàng yêu lính. Chỉ cần được chụp hai tai nghe, đưa tay nắm vào núm ma - níp và có một kiểu ảnh để khoe thì đã là một sự oai không tưởng nổi rồi. Huống chi Phan Nhật Tiến lại là một báo vụ thứ thiệt. Được đào tạo bài bản, mỗi lần đến phiên việc, đám quay viên chúng tôi lại được dịp toát mồ hôi với cái phát điện quay tay, mà ai đó từ bao giờ đã gọi nó là cái đầu bò. Cứ ngỡ người lính báo vụ cả ca làm việc chỉ “Tịch tịch – tà tà – tịch tà…tịch” khô khan ấy lại ẩn chứa một tâm hồn “văn chương đa cảm và bồng bềnh” như cánh sóng máy thông tin 15 oát giữa trời.

Đi suốt dọc dài đất nước, nhưng khi vào đến chiến trường Miền Đông Nam bộ, Phan Nhật Tiến mới dùng thơ viết nhật ký cho mình, cho đồng đội, cho binh chủng của anh khi đi qua những vùng đất những cánh rừng, con suối, sóc đồng bào dân tộc mà có dịp dừng chân.

Không cầu kỳ và chau chuốt, nhưng những bài thơ của Phan Nhật Tiến lại gây hiệu ứng thích thú cho người đọc. Bởi ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật cũng như ý tứ thể hiện. Đều toát lên một sự “Non xanh – thật thà – chân thành – giản dị - tự nhiên của một trái tim đôi mươi đầy hoài bão. Tôi gọi thơ anh “non xanh” không có ý nói thơ của anh non nớt, mà non xanh ở đây là sự tươi mới, trẻ trung, trong trẻo của người lính giữa chiến trường ác liệt, suốt ngày bom rơi đạn réo:

“Gió đuổi nắng chạy trên đồi xa tít

Mây rủ nhau đi họp chợ chân trời…”

                                                            (Bay xa)

Mặc trên đầu là lũ “Cá Nẹp dòm ngó, bọn “HU-1A”phành phạch truy vết, lão OV10 sẵn sàng chỉ điểm cho đàn C 130” vác bom tới… hay thi thoảng là những loạt pháo bầy gầm ghè đe dọa:

“Đất đá cỏ cây tất cả đều sơ xác

Chỉ còn hoa cười trên gương mặt bạn tôi…”

                                                    (Hoa ở chốt)

Giữa chiến trường ác liệt, sự sống cái chết cận kề nhưng tôi không thấy một chút sợ hãi hay bi quan chán nản trong thơ anh. Phan Nhật Tiến nhìn và quan sát những gì đang diễn ra bằng ánh mắt rất lạc quan rất thơ, khi tạm trú quân ở vùng địch vừa oanh kích, rồi cùng người dân:

“Lấp mấy hố bom chắn ngang đường cái

Làm căn hầm cho đàn gà mới xuống ổ trưa nay…”

                                                          (Một ngày ghé lại)

Cánh rừng đóng quân bị bom giặc chà đi sát lại bao lần, bởi bom khoan, bom bi, pháo chụp, pháo bầy… chỉ còn sót lại cây ớt hiên ngang thách thức đạn bom. Mà cũng lạ, khi trái ớt chín đỏ đầy quyến rũ, chú chim chào mào bay đến, chim chỉ ngó nghiêng suy nghĩ và chợt phát hiện ra:

“Chùm ớt đỏ như những giàn tên lửa dưới trời

Gác phòng không trước căn hầm dã chiến…”

                                                         (Cây ớt trước căn hầm)

Tôi cũng đã từng là một quay viên, quay cái “đầu bò “để cấp điện cho đài 15w làm việc. mỗi lần báo vụ rê ma - níp thì bọn tôi lại bở hơi tai vì sự tiêu thụ điện của máy, nó làm cục phát điện nặng gấp ba lần bình thường. Thế mà những bài thơ viết về nghề nghiệp, Phan Nhật Tiến chỉ nói về cột ăng -ten, tai mắt của đài 15W, chẳng khi nào nói về mình hay nói về “công” của chúng tôi bao giờ. Trong thơ anh là một sự bao quát chứ chẳng thiên vị về ai. Đó cũng chính là một sự khách quan vốn có của một người làm thơ:

“Riêng tổ đài chiến dịch

Vẫn treo mắt trên ngọn su trông theo…”

                                                   (Hương rừng su)

Sống, chiến đấu trọn nghĩa ven tình cùng nhân dân cùng đồng đội, anh luôn có sự cảm thông và chia sè, thấy người phụ nữ làm nương phát rẫy một mình, anh cũng ghi vào nhật ký của anh:

“Chị cười rừng nép bóng hoa

Gió reo suối đá cũng hòa niềm vui…”

                                                               (Gặp chị là nương)

Đi tác chiến qua sóc Bom Bo anh cũng làm thơ ở đó. Những Bù Đốp, Đắk Nhau, sông Thị Tính, Lộc Ninh, Tây ninh… tên đất tên rừng cũng hóa những vần thơ.

Trong thơ Phan Nhật Tiến là ắp đầy kỷ niệm, một đĩa măng xào cũng thơm nức tình quê. Hình ảnh người mẹ quê tần tảo, hy sinh nuôi anh khôn lớn:

“Tình của mẹ nuôi con ngày tấm bé

Đất chiến trường nuôi lớn những ước mơ…”

                                                          (Bữa cơm giũa rừng)

Trải lòng với bầu trời qua những cánh sóng thông tin, chúng tôi hay đùa nhau “ăn cơm dưới đất, ngủ trong hầm, làm việc trên trời, yêu đơn phương…”, vậy mà trong thơ và trong lòng Phan Nhật Tiến vẫn có một bóng hồng:

“Anh gặp nhiều hoa lắm

Nhưng chẳng hoa nào đẹp

 Bằng bông hồng em trao…”

                                                                   (Bông hồng)

Và những dự án cho ước mơ xanh mướt như cánh rừng cao su mùa thay lá:

“Rồi nước mình sẽ hết chiến tranh

Chân sẽ đưa em về nơi anh đang đứng

Rừng rẽ lối tới ngôi nhà anh sắp dựng

Trên bả đồ them chấm đỏ tương lai…”

                                                  (Ngôi nhà tương lai)

Những tháng năm ở chiến trường miền Đông Nam bộ, đã trui rèn một chiến sĩ báo vụ thành một người thầy dạy báo vụ cho những đợt lính mới bổ sung vào đơn vị. Thấy anh đứng lớp trong phòng học dã chiến giữa rừng, tôi càng cảm phục cái sự tận tình chỉ dạy của anh bằng cả kiến thức lẫn kinh nghiệm của mình cho lính mới học nghề. Kết thúc khoa học, thầy trò anh lại vội vã hành quân vào chiến dịch:

“Nhận lệnh lên đường chiều hai chín (29)

Hành quân quên nghỉ ngày ba mươi (30)

Sửa vội căn hầm kê xong bếp

Mặt trời ba mốt (31) cười trên ngọn cây…”

                                                     (Xuân ở tổ đài tiền phương)

Dù ở chiến trường xa vạn dặm, nhưng Phan Nhật Tiến vẫng luôn nhớ quê hương, nơi có hình bóng người mẹ quê hiền lành, chất phác đã truyền lửa cho anh:

“Củ khoai tròn một chữ thương

Để cho hạt gạo lên đường đi xa

Vuông sân nửa ánh trăng ngà

Mẹ ngồi dần gạo nồm sa ướt tường….

…..

Mai sau “bảy đất chín trời

Vẫn thương mẹ hạt tấm đời lựa ra…”

                                                   (Mẹ - hạt tấm đời lựa ra)

Với quê hương, với gia đình, với đồng đội… Phan Nhật Tiến sống trọn vẹn nghĩa tình của một người con, một người anh, một người đồng chí.

Thơ của anh đã thay anh nói lên tất cả. Chia tay anh ngày đất nước thanh bình, tôi cứ ngỡ không có ngày gặp lại anh, nhưng bất ngờ trong một lần đi họp phụ huynh học sinh cho con tôi và anh gặp nhau: “bất ngờ gặp lại bất ngờ “

Và bây giờ thì các bạn biết đấy, tôi đã rất hân hạnh đượcđược đọc bản thảo và viết đôi lời cảm nhận về tập thơ HOA Ở CHỐT của tác giả Phan Nhật Tiến, hy vọngsẽ khơi gợi đôi điều cùng quý bạn đọc khi các bạn cầm trên tay tập thơ HOA Ở CHỐT

Tháng 4- 2023

 

HOA Ở CHỐT

 

Ba ngày rồi chúng tôi ở đây

Dòng dây xích siết chặt hầu lũ giăc

Đất đá cỏ cây tất cả đều xơ xác

Chỉ còn hoa trên gương mặt bạn tôi

 

Những nụ hoa đọng trong mắt sáng ngời

Trước trận đánh ngắm trời xanh tinh nghịch

Qua thước ngắm nhìn thấu tim đen địch

Xác giặc chất chồng dưới những chùm hoa

 

Những trận bom gần những loạt pháo xa

Tất cả đều loạn điên hốt hoảng

Chúng muốn qua đây để đi gây tội ác

Nhưng chẳng bao giờ bò được tới bờ hoa

 

Trận đánh thứ năm trong ngày đi qua

Công sự đã bao lần đắp lại

Khói cuốn đá bay đồi như thấp xuống

Riêng bờ hoa bờ công sự vẫn cao

 

Nòng súng lặng yên chờ chúng mò vào

Bình thản hiên ngang trước trăm trận đánh

Từ bờ hoa nở thêm hoa chiến thắng

Hoa ở chốt này những đôi mắt rất trong.

 

XUÂN Ở TỔ ĐÀI TIỀN PHƯƠNG

 

Nhận lệnh lên đường chiều hai chín

Hành quân quên nghĩ ngày ba mươi

Sửa vội căn hầm kê xong cái bếp

Mặt Trời ba mốt cười trên ngọn cây

 

Đài trưởng hội ý về hoa hoa cái tay

Bốn mái tóc xanh chụm lại nghe phổ biến

Súng đạn sẵn sàng có lệnh trừng trị địch

Và triển khai công tác đón xuân

 

Thịt gạo đã có bên hậu cần

Hoa phong lan ở rừng không hiếm

Máy đặt gọn gàng trên chiếc bàn dã chiến

Chỉnh đèn nê - ông lên sóng đón giao thừa

 

Mùa Xuân về theo nhịp võng đưa

Giữa mặt trận nghe âm vang tiếng súng

Tổ đài tiền phương bên cụm rừng phát sóng

Góp lửa ăng - ten cho ngời thêm sắc xuân.

 

Ngày 02/01/1975.

 

CÂY ỚT TRƯỚC CỬA HẦM

 

Chú chào mào xà xuống

Cây ớt trước cửa hầm

Nhìn chùm lửa

Nghĩ gì mà chim không ăn nữa?

Thương gì mà mắt long lanh

Những chùm lửa ngụy trang trong lá xanh

Bom phạt nhiều lần giờ còn mình nó

Xót thương nhiều nên quả đỏ

Căm giận nhiều nên sắc thêm tươi

Những đắng cay trên đời

Đang aut tụ dưới màu xanh yên lặng

Từ mát lành lòng đất

Nhân vạn lần sức sống sinh sôi

 

Chùm ớt đỏ chĩa giàn tên lửa lên trời

Trực phòng không trước căn hầm dã chiến.
 

Tháng 8/ 1974

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm