TIN TỨC

Món quà tinh thần vô giá dành cho gia đình cố nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-05 18:53:22
mail facebook google pos stwis
1460 lượt xem

Bài và ảnh: NGUYÊN HÙNG

Vào sáng nay 04/01/2023, tại Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật TPHCM, số 81 - Trần Quốc Thảo - Quận 3, đã diễn ra cuộc Tọa đàm Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm nhân một năm ngày mất của ông. Đây là sự kiện do Hội Nhà văn TPHCM và báo Giáo dục – Thời đại đồng tổ chức.

Tham dự buổi tọa đàm, bên cạnh lãnh đạo Hội Nhà văn TPHCM còn có: nhà báo Hương Giang, nguyên Trưởng Ban biên tập tạp chí Tài Hoa Trẻ, trưởng đại diện Cơ quan thường trực Báo Giáo dục – Thời đại tại TPHCM và các đồng nghiệp; anh Nguyễn Hồng Quang, con trai trưởng nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm và các anh chị em trong gia đình.

Khách dự buổi tọa đàm gồm có: KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM; nhà thơ Lê Tú Lệ, nguyên PCT thường trực LHH VHNT TPHCM; nhà báo Hoàng Hưng, nguyên cán bộ Văn phòng phía nam báo GDTĐ; các nhà văn nhà thơ và bạn hữu, đồng nghiệp, độc giả của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm.

Cuộc tọa đàm được bắt đầu bằng bài thơ NGƯỜI TÀI HOA của nhà thơ Lê Quang Sinh viết viếng nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, qua giọng đọc xúc động của nhà thơ Trần Mai Hường:

Lòng bao dung thơ nên vụ nên mùa
Lấy nhân hậu ủ mềm men con chữ
Rời cõi tạm trả lại đời lữ thứ
Giữa trời cao thắt một dải khăn xô.

Tiếp theo chương trình, nhà văn Bích Ngân, chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM đã đọc bài tham luận có tên “Nguyễn Vũ Tiềm, một đời tài hoa thương nhớ tài hoa” như một bản tổng kết cô đọng về sự nghiệp văn chương và những cống hiến của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm với văn chương. Theo nhà văn Bích Ngân, “Nguyễn Vũ Tiềm luôn chọn cách nói mềm mại và nhẹ nhàng để chia sẻ những ngổn ngang và dằn vặt với tha nhân”; “Nguyễn Vũ Tiềm không chỉ viết cho mình mà còn khao khát san sẻ niềm vui viết lách cùng các đồng nghiệp. Ông chắt chiu những sở học và những tâm đắc để viết hai tập tiểu luận “Đi tìm mật mã thơ” và “Tiếp cận mật mã thơ - hai tác phẩm nghiên cứu phê bình đã truyền cảm hứng cho nhiều người làm thơ trên hành trình giải mã cái hay cái đẹp thi ca.

Kết thúc bài phát biểu của mình, nhà văn Bích Ngân khẳng định:Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm để lại cho chúng ta hơn 20 tác phẩm đã xuất bản và một số di cảo chờ xuất bản, bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Ở mỗi tác phẩm của ông, không chấp nhận bất kỳ sự dễ dãi và sự đãi bôi nào…  Cho nên, sau một năm nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đi xa, chúng ta thấy ông vẫn như còn đâu đây. Và có lẽ, nhiều năm sau nữa, chúng ta sẽ thấy ông vẫn còn đâu đây. Chúng ta sẽ còn đọc lại ông theo nhiều chiều kích mới, như cách ông lấy một đời tài hoa để thương nhớ tài hoa:Bạn ở xa, nơi đài vừa báo bão/ Ly rót rồi, chưa thể đặt lên môi/ Ly lật sẵn, chờ tay ai gõ cửa/ Ly úp đây - người đã cỏ xanh rồi”.

Và ngay sau bài phát biểu mở đầu buổi tọa đàm của mình, thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Bích Ngân, đã trân trọng vinh danh tài năng và những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm trong sự nghiệp văn chương bằng việc trao tặng đại diện gia đình cố nhà thơ Giải thưởng Cống hiến năm 2022 cho loạt tác phẩm: Minh triết đất đai, Tiếp cận mật mã thơ, Trường ca văn đàn bi tráng, Thơ chọn lọc, Người tài hoa khờ dại, Hoàng Sa, Sương Tây Hồ Mây Tháp bút… Giải thưởng gồm Bằng chứng nhận kèm 20 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng do Quỹ Tình Thơ của nhà thơ Lâm Xuân Thi hỗ trợ.


LTS Nguyễn Trường Lưu, nhà văn Trần Văn Tuấn và nhà văn Bích Ngân trao giải Cống hiến cùng  quà tặng cho gia đình nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm

Nhà thơ Trần Đăng Thao, nguyên TBT báo Giáo dục & Thời đại từ Hà Nội đã gửi tham dự Tọa đàm bằng một bài viết ngắn với tựa đề “Nhớ anh Nguyễn Vũ Tiềm”. Nhà thơ Trần Mai Hường đã thay mặt tác giả đọc bài viết xúc động này. Khép lại bài viết với những lời chứa chan tình cảm và lòng ngưỡng mộ với người anh đồng nghiệp quá cố, TS Trần Đăng Thao thổ lộ: “Được biết Hội Nhà văn TPHCM vừa ra Quyết đình truy tặng giải thưởng cống hiến trọn đời nhằm tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đối với sự nghiệp Văn học nước nhà. Nghĩa cử cao đẹp và thấm đẫm chất nhân văn này âu cũng là một sự bù đắp, an ủi đối với một văn tài đã trọn đời lao động nghệ thuật, không biết đến sự ngơi nghỉ trên lãnh địa Văn chương!”

Là bạn văn đồng thời là đồng nghiệp làm báo lâu năm với nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, nhà thơ Trần Quốc Toàn đã góp mặt bằng những kỷ niệm thú vị với cố nhà thơ được điểm qua trong bài tham luận thú vị, trong đó đoạn: “Về sách văn chương thứ thiệt, thậm chí có thể coi là văn chương chất lượng cao, được làm ra như một loại sách công cụ giúp người đọc tra cứu, Nguyễn Vũ Tiềm có cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” (tái bản lần 4, năm 2013 dày 1300 trang với chừng 6000 câu thơ tài hoa của 1300 tác giả). Sinh thời, khi sách này mới ra, giáo sư Hoàng Như Mai (1919-2013) khích lệ: “Dành ra mười năm trời sưu tầm, tuyển dịch, trong kho tàng thơ Việt Nam suốt mười thế kỉ để chọn ra những câu thơ hay nhất, là một việc rất khó khăn, cực nhọc, đòi hỏi tâm huyết, tâm trí, tâm lực nhiều lắm. Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm cả gan làm việc đó”

Cũng là một đồng nghiệp, với bài tham luận “Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, từ khổ luyện đến tài hoa”, nhà văn Hoàng Minh Tường nhắc lại những kỷ niệm thân thương một thời với người bạn văn quá cố. Và ông cũng chân thành chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên và trầm trồ thán phục, nhận ra bóng dáng người thầy trong những trang “giáo khoa thơ” của Nguyễn Vũ Tiềm khi chứng kiến những câu lạc bộ thơ ở Hà Đông, Hà Nội cùng nhau nghiền ngẫm phân tích từng trang viết trong “Đi tìm mật mã thơ” của ông, coi như chìa khóa cho sáng tác của mình”.

Tham dự buổi tọa đàm, các nhà thơ Đặng Nguyệt Anh, Lê Thiếu Nhơn, Phạm Trung Tín, Minh Đan và các nhà văn Trầm Hương, Nguyễn Trường đã có những chia sẻ thấm đẫm tình mến thương, kính trọng về nhân cách và văn tài của cố nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm…

Nếu các các nhà thơ Đặng Nguyệt Anh, Phạm Trung Tín, Minh Đan xúc động chia sẻ một số kỷ niệm đáng nhớ về một nhà thơ đàn anh gần gũi và nhân hậu thì nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đi sâu và nhấn mạnh tài thơ của nhà thơ quá cố. Trong phần cuối bài phát biểu giàu cảm xúc của mình với tư cách một bạn thơ vong niên, một người hàng xóm gần gũi hơn 30 năm, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đã nêu lên một ý tưởng nhận được sự tán thưởng của những người tham dự. Bà kiến nghị Hội Nhà văn TPHCM kết hợp cùng gia đình nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm sớm lập hồ sơ đề nghị xét truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho ông, vì ông hoàn toàn xứng đáng cả về bề dày và chất lượng của các tác phẩm cũng như nhân cách của người cầm bút.

Nếu nhà thơ Lê Thiếu Nhơn phân tích, khẳng định những giá trị đích thực của các tập “Thương nhớ tài hoa” và “Nghìn câu thơ tài hoa”, đồng thời cho rằng phong cách thơ Nguyễn Vũ Tiềm được định hình từ khoảng năm 2000, thì nhà văn Trầm Hương coi Nguyễn Vũ Tiềm là một tài hoa thầm lặng, âm thầm viết và cống hiến. Nhà văn chia sẻ, tình cờ biết mình có thơ được chọn đưa vào cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa”, bà lấy làm bất ngờ xen nể phục vì phong cách làm việc lặng lẽ này của cố nhà thơ.


Nhà văn Trầm Hương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, chia sẻ cảm nhận về nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm.

Được mời chia sẻ đôi điều về người bạn văn quá cố, nhà văn Nguyễn Trường coi Nguyễn Vũ Tiềm là cây bút tài hoa, viết nhiều thể loại và rất khó định danh ông là nhà thơ hay nhà lý luận phê bình. Kết thúc phần phát biểu của mình, nhà văn Nguyễn Trường nói: “Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm luôn tìm tòi đi tìm thi pháp mới cho thơ, lúc gần 80 tuổi, ông tìm ra hệ thi pháp mới: Thơ hay phải đạt tới sự phi lý, phi lý hình thức trong hợp lý nội dụng. Cuối đời ông làm thơ theo hệ thi pháp mới đó. Ông làm tuyển tập thơ trọn đời của mình bằng cách đưa trường ca hay nhất là “Văn đàn bị tráng”, và với 10 tập thơ, ông bỏ đi 90% thơ xuôi chiều, chỉ giữ lại 10% thơ hay. Bởi vậy tập “Trường ca Văn đàn bị tráng & Thơ chọn lọc” là tập thơ tinh tuyển của Nguyễn Vũ Tiềm. Ai không có điều kiện đọc toàn bộ trước tác thơ Nguyễn Vũ Tiềm thì đọc tập thơ này là đủ”.


Nhà văn Nguyễn Trường phát biểu tại cuộc tọa đàm

Tại buổi tọa đàm này, sau phần trao Giải cống hiến cho gia đình nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, những người có mặt đã được xem clip “Những hình ảnh lưu niệm và chùm thơ Nguyễn Vũ Tiềm” rất xúc động với những bức ảnh quý do chúng tôi sưu tầm và biên tập.

Buổi tọa đàm đã được khép lại bằng lời cảm ơn chân thành của anh Nguyễn Hồng Quang, con trai trưởng nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm. Với giọng nghẹn ngào vì xúc động, anh chia sẻ: “Nếu giải Cống hiến làm chúng tôi tự hào và trân trọng thêm về bố Tiềm vì những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn chương thì buổi tọa đàm hôm nay đã giúp con cháu hiểu thêm về tấm lòng của các bạn bè đồng nghiệp dành cho bố. Những bài viết công phu và sâu sắc, những lời phát biểu chia sẻ chân thành tràn đầy tình yêu thương của các cô chú anh chị bạn bè đồng nghiệp của bố… thực sự là món quà tinh thần vô giá mà gia đình chúng tôi đã nhận được qua cuộc tọa đàm giàu ý nghĩa này”.
 


Anh Nguyễn Hồng Quang, con trai trưởng nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, đọc lời cảm ơn...

MỘT SỐ HÌNH ẢNH


Nhà thơ Trần Mai Hường - MC của buổi tọa đàm

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm