TIN TỨC

Kiên “Lục bát” – Người quê nâng những hồn quê

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-05-31 07:30:26
mail facebook google pos stwis
764 lượt xem

MAI TIẾN NGHỊ

Nam Định có ba nhà thơ khá thành công về thể loại Lục bát. Đó là Nguyễn Bính và hai hậu duệ là Phạm Công Trứ, Nguyễn Thế Kiên. Cùng hoàn cảnh từ quê lên phố, nếu Nguyễn Bính đằm thắm mượt mà chân quê, lục bát gắn với tự sự để người ta chóng thuộc nhớ lâu “Hôm qua em đi tỉnh về/ hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, thì hậu duệ là Phạm Công Trứ hùng hổ hơn nghênh mặt lên thách thức thành phố “Nhà quê khí huyết tràn trề/ tớ đi rung cả vỉa hè Đồng Xuân” còn Nguyễn Thế Kiên lại nhẹ nhàng hơn “Ngược xuôi đi giữa tảo tần/ Hồn rơm vía rạ hóa thân mà thành”, chỉ thế thôi mà ra cả cuộc đời.

 


Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên

Tên riêng gắn với tên thơ

Năm 2011 Nguyễn Thế Kiên đã có bài thơ “Lời ru mẹ Âu Cơ gửi đảo” mà mỗi lần đọc lên thấy day dứt xa xót: “Nhà ta kẻ cắp rập rình/ quên lời mẹ tưởng bình minh là hồng/ Em cầm nón trắng sang sông/ Phút nông nổi lỡ mang giông bão về”… Bài thơ được đăng trên những báo lớn và được người đọc nhớ như một bài học về trách nhiệm công dân với đất nước. Một vị tướng Anh hùng lực lượng vũ trang sau khi đọc bài thơ đã tìm gặp tác giả để chia sẻ sự đồng cảm. Đó có lẽ là một vinh dự của người làm thơ, khẳng định vị trí của bài thơ trong nền văn học đương đại.

Tôi biết Nguyễn Thế Kiên đã thấy cái tên Kiên Lục bát như một thương hiệu. Vẫn đằm thắm nhuần nhị theo truyền thống và giản dị trong câu chữ, nhưng mỗi câu thơ của Kiên khiến người ta phải nghĩ phải suy bởi có nhiều sáng tạo trong việc tạo dựng ra hình ảnh, tứ thơ lạ. Sự kết hợp khéo léo giữa tinh hoa của thơ dân tộc với những sáng tạo mới, hiện đại và truyền thống hòa quyện với nhau đã tạo cho lục bát Nguyễn Thế Kiên một phong cách riêng khó lẫn với mọi người.

Bàn về cái sự mới, sự hay của thơ Nguyễn Thế Kiên đã có hàng chục học giả với những bài viết kỹ càng như Ngô Văn Phú, Vũ Nho, Trần Quang Quý, Nguyên An, Nguyễn Văn Hòa… nên xin không nhắc lại. Trong âm nhạc có khái niệm chùm ba, trong lục bát của Nguyễn Thế Kiên cũng thấy xuất hiện nhiều chùm ba như thế. Đó là ba từ cuối của những câu bát buộc phải đọc liền nhau do định ngữ là một từ láy đi liền trước một tính từ hoặc động từ độc lập. Kiểu kết cấu này phá vỡ nhịp 4 – 4 bình thường của những câu bát: “Môi cười như nét trăng non/ Mắt em mấy giọt cứ ngòn ngọt rơi” (Giọt mắt) hay “Chỉ riêng mặt đất cởi trần/ Hóa thân thành gạo cứ ngằn ngặt thơm” (Chuyện một thời).

Nguyễn Thế Kiên vừa cho ra mắt trường ca “Sáu tám nhánh cỏ thi” gây được ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo người đọc. Có lẽ đây là dấu mốc lớn đánh giá sự thăng hoa trong sự nghiệp thơ của anh. Là sự tiếp nối thành công của 8 tập thơ trước mà anh đã xuất bản cùng với nhiều giải thưởng nhận về.

Không chỉ riêng thơ lục bát mà với các thể thơ khác Nguyễn Thế Kiên cũng rất thành công. Ngoài ra anh còn xuất bản một tập phê bình tiểu luận và nhiều truyện ngắn. Điều đó khẳng định năng lực và sức sáng tạo văn chương toàn diện của một tài thơ Nam Định trong nền văn học của cả nước.
 

Nhà quê lên phố

Nguyễn Thế Kiên sinh năm 1971 ở Ý Yên, Nam Định – một vùng quê yên lành. Học xong phổ thông thì yên tâm ở nhà theo mấy sào ruộng Hợp tác xã. Rồi lấy vợ sinh con như bao trai làng khác. Nhưng cái tính ham đọc và nguy hiểm nhất là biết làm thơ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã làm khổ anh. Cho đến một ngày bật dậy suy nghĩ. “Bến quê buộc phận con đò/ Văn chương rụng giữa tàu mo trái mùa” Thì ra cái khao khát vươn ra khỏi lũy tre làng không ngừng thôi thúc trong tâm thức của chàng trai nông dân hơn hai mươi tuổi. Những năm đầu thế kỷ, để lại mẹ già và hai đứa con thơ cho người vợ trẻ đảm đương, Kiên quyết lòng dứt áo xa quê nhằm Thủ đô trực chỉ.

Một thân một mình giữa Thủ đô, vốn liếng chả có, nhà ở thuê, Kiên bươn bải kiếm sống và làm thơ. Cũng may là được bạn bè giúp đỡ lại được hậu phương vợ trẻ tận tình chăm lo tháng tháng gửi gạo gửi rau để chàng thi sĩ của chúng ta tồn tại và dần nổi tiếng. Ngoài việc đăng thơ trên báo kiếm chút nhuận bút còm, anh còn là cộng tác viên của Đài Tiếng nói Việt Nam trong các chương trình Đọc truyện đêm khuya, Văn nghệ, Tiếng thơ. Thỉnh thoảng lại lên Tiếng “chém gió” về Thơ bằng vốn liếng vừa hàn lâm vừa dân dã. Có lẽ sự kết hợp khúc triết hàn lâm với cái chân thực dân dã đã tạo được cảm nhận của nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ, nhiều đối tượng khác nhau nên được đông đảo khán thính giả mến mộ.

Vào những năm 2006 – 2007 chàng thi sĩ liều mạng mở Công ty Văn hóa Đất Việt chuyên in ấn giới thiệu xuất bản các tác phẩm văn học. Mày mò vừa làm vừa học đến 2015 Kiên đã tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhiều lần ghé thăm Công ty Đất Việt thấy đội ngũ cán bộ nhân viên cần cù bên những máy móc hiện đại, tôi cứ run thay cho ông Giám đốc Nguyễn Thế Kiên. Vốn liếng đâu để có từng ấy máy móc. Làm gì cho ra mỗi tháng cả gần trăm triệu trang trải tiền lương trả nhân viên, nộp thuế, đóng bảo hiểm, trả tiền điện, tiền nhà… Đã vậy thỉnh thoảng lại thấy Kiên đổi địa điểm công ty… lần nào lên cũng phải hỏi thăm xem ông còn ở chỗ cũ không?

Tìm hiểu ra mới biết, để Công ty tồn tại, Kiên phải xoay như chong chóng. Có lẽ trong đầu anh không có lúc nghỉ ngơi. Ngoài nhận in ấn các tác phẩm văn học của các nhà văn nhà thơ, Kiên còn lặn lội xuống Thái Bình, Nam Định vào tận Thanh Hóa, Nghệ An lấy tư liệu làm sách lịch sử cho các địa phương. Có bận vừa gặp mặt nhau Kiên đã xin lỗi phải đi ngay vì có hẹn trước. Thậm chí còn tìm hiểu, học và làm tư vấn cả các lĩnh vực khó nhằn như Kinh Dịch, Bát tự, Phong thủy. Như người mắc nợ với đời, giờ anh vẫn tiếp tục lo toan bươn trải để công ty ngày càng phát triển.



Nâng niu những mảnh hồn quê

Mấy anh em văn chương có đặc điểm rất lạ là vừa gặp đã có thể thân. Đã thân thì chẳng câu nệ nghi thức, cũng chả cần đắn đo rào trước đón sau. Còn nhớ những lần Kiên cùng mấy anh em Hải Hậu nằm giữa sân ghếch chân lên nhau hứng gió biển mắt lim dim ngắm sao trời rồi đọc cho nhau nghe những bài thơ vừa sáng tác. Không gian lúc ấy chỉ còn tiếng đọc thơ và tiếng gió. Kiên nghe rất tinh, nhận xét thẳng thừng và chỉnh sửa ngay, để những câu văn vần vụt hiện thành thơ lung linh khiến tác giả tâm phục khẩu phục. Có lẽ với biệt nhãn ấy và độ nhạy trong sử dụng ngôn từ mà rất nhiều tập thơ tầm câu lạc bộ qua tay anh biên tập đã vượt lên để được xuất bản và nhiều tác giả cũng từ đấy mà trưởng thành trở thành những hội viên của các Hội chuyên ngành Văn học Nghệ thuật.

Kiên biết chắt chiu từng câu thơ hay, từng tứ thơ lạ của họ và trân trọng nó. Chính với thái độ trân trọng ấy mà anh được mọi người quý mến. Tiếp sức cho những tác giả mới, tác giả trẻ, Nguyễn Thế Kiên còn tổ chức những trại sáng tác kết hợp những chuyến đi điền dã thực tế. Ở đây, các thành viên được trực tiếp gặp gỡ và được nghe những bài giảng, những kinh nghiệm sáng tác của các nhà thơ, nhà phê bình uy tín. Có lẽ điều này không có công ty nào làm được. Đó cũng là một kỳ tích của Nguyễn Thế Kiên thể hiện sự trân trọng nâng niu vun đắp cho những tài năng văn chương trong đại chúng.

Đầu năm 2015 tôi in một tập truyện tại Công ty Đất Việt. Sách đã in xong và giải quyết gọn gàng thì một hôm Nguyễn Thế Kiên điện về bảo rằng em đã nộp quyển của bác dự thi. Nộp thi thì nộp chứ giải giếc chả đến lượt mình – Nghĩ thế rồi quên luôn. Ai ngờ đến năm 2016 nhận được giấy mời lên Hà Nội nhận giải. Cùng nhận giải còn mấy ông cũng được Nguyễn Thế Kiên nộp quyển.

Cuối năm 2017 tôi viết xong cuốn tiểu thuyết “Đông Trùng Hạ Thảo” gửi lên Nguyễn Thế Kiên, bảo đọc hộ. Đọc xong Kiên bảo hay, nên gửi bản thảo lên Hội Nhà văn dự thi tiểu thuyết. Tôi người quê sao dám múa may thi thố. Giữa năm 2019, Kiên lại hỏi: “Gửi chưa?”. “Chưa!”. Kiên hối hả giục gửi ngay đi. Thì gửi! Đến cuối năm nghe thông báo được giải. Mừng! Ô… lão này tài thật. Mát tay thật.

Ngẫm lại thì cái sự mát tay là từ tâm và tầm của Nguyễn Thế Kiên. Bằng biệt nhãn của mình, anh đã nhận ra giá trị thật của tác phẩm và có trách nhiệm với nó đến cùng và nếu có dịp anh muốn nó được vinh danh lan tỏa. Điều ấy không chỉ với riêng tôi mà với tất cả mọi người.

Kể vài chuyện nhỏ để khẳng định Nguyễn Thế Kiên biết trân trọng nâng niu những mảnh hồn quê là như vậy.

Năm nay Nguyễn Thế Kiên vừa tròn năm mươi tuổi. Gần ba chục năm bươn chải với nghiệp thơ và nghiệp đời, anh đã thành công. Công ty Đất Việt ngày càng phát triển. Hôm nay nó đã có chứng chỉ được kinh doanh ấn phẩm văn hóa đọc. Đó là một bước tiến mới khẳng định sự cố gắng không ngừng của Giám đốc Nguyễn Thế Kiên và đồng sự. Anh cùng vợ con giờ đã định cư tại Hà Nội, sở hữu một nếp nhà giản dị đầm ấm. Cả nhà đang hân hoan chờ đón cháu nội sắp ra đời. Hạnh phúc đang mỉm cười với Nguyễn Thế Kiên. Mà cũng phải thôi vì cái nghiệp văn chương dẫu vất vả, nhưng lại là nghiệp thiện với những người có tâm có tầm nên có hậu.

Chúc mừng Kiên Lục bát. Người bạn yêu quý của tôi.

Nguồn: https://vanvn.vn/kien-luc-bat-nguoi-que-nang-nhung-hon-que/

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm
Mừng tuổi lúa | Ngô Xuân Hội
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Lê Văn Thảo – “Ông cá hô” làng văn
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi sợ chữ nghĩa của mình là vô ích”
5 năm sau Cố định một đám mây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tái ngộ độc giả với tập truyện ngắn mang cái tên cô đọng và đầy sức gợi: Trôi. Dịp này, chị dành cho phóng viên một cuộc chia sẻ. Vẫn là Nguyễn Ngọc Tư với phong thái được nhiều độc giả yêu mến: chân thành, giản dị, khiêm cung và sâu lắng.
Xem thêm
Nhà văn Mai Sơn lặng lẽ cùng ‘Sự quyến rũ của chữ’
Nhà văn, dịch giả Mai Sơn sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi, sống và làm việc ở TP.HCM. Ông có hơn 30 năm sống bằng nghề viết văn, dịch và biên tập sách báo. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời lúc 0h ngày 25.12.2023 tại nhà riêng ở Long An hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn Mai Sơn, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy về ông.
Xem thêm
Phần chìm của tảng băng trôi
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Thơ “nhật ký” của một người lính
Bài đăng Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Dịch giả, shipper nói tiếng Pháp nhận tin vui lớn
Dịch giả Huỳnh Hữu Phước, chàng shipper nói tiếng Pháp trên đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM mới đón nhận tin vui lớn.
Xem thêm
Nhà văn chiến sĩ – trường hợp Nguyễn Đức Mậu
Bài viết của nhà Lý luận phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình...
Xem thêm