TIN TỨC

Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-02-25 17:00:36
mail facebook google pos stwis
190 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Năm Ất Tỵ 2025 kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà văn Nam Cao (1915-1951). Được xem như một nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, cuộc đời 36 năm của Nam Cao chỉ viết về trí thức nghèo và nông dân nghèo, với bao nỗi buồn thống đắng đót. Đọc tác phẩm Nam Cao, chỉ muốn khóc cho “một bữa no” của những kiếp người bần cùng và đói rách. Cho nên, những dịp vui vẻ như lễ Tết, công chúng ít nhắc đến văn Nam Cao. Tuy nhiên, nếu soi rọi kỹ lưỡng trong sự nghiệp Nam Cao, cũng không khó để phát hiện ra vài thoáng cười lặng lẽ.

Nhà văn Nam Cao, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996, có hộ tên trong giấy tờ khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê quán ở tổng Cao Đà, huyện Nam Sang thuộc phủ Lý Nhân (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bây giờ) nên ông lấy chữ “Nam” trong huyện Nam Sang và chữ “Cao” trong tổng Cao Đà mà làm nên bút danh Nam Cao. Đầu năm 1935, Nam Cao tổ chức hôn lễ với thiếu nữ cùng làng Trần Thị Sen và đến cuối năm 1935 thì ông từ biệt vợ hiền để vào miền Nam kiếm sống.

Tại Sài Gòn, Nam Cao làm thư ký cho hiệu may Ba Lễ và bắt đầu cầm bút. Những truyện ngắn đầu tay công bố năm 1936 và 1937 như Cảnh cuối cùng, Hai cái xác, Một bà hào hiệp, Nghèo, Dưới mưa hoặc Những cánh hoa tàn đều được Nam Cao viết tại đô thị phương Nam.

Vì sức khỏe thường xuyên đau yếu, giữa năm 1938, Nam Cao trở lại quê nhà dưỡng bệnh, rồi lên Hà Nội dạy học. Từ năm 1940, Nam Cao bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn. Những cuộc đời cơ cực, những số phận lầm lũi, những định mệnh trái ngang được Nam Cao đưa vào trang viết, gây xúc động sâu sắc cho bạn đọc. Cái khổ trong truyện Nam Cao không chỉ là bần cố nông mà còn cả tri thức. Ví dụ, nhân vật ông giáo Thứ trong Sống mòn từng băn khoăn vì chưa chắt “không dám đón nhà bạn ngay vì sợ thiên hạ biết mình ít để dành, bạn đến mình phải có gà thịt đãi đằng...”. Bầy gió trong lồng cứ thản nhiên bay lượn, còn lại sự xót thương. Họ sống vậy, thương con, thương tất cả những người phải khổ đau.

Tuy nhiên, nếu thấu hiểu những lầm lạc và gieo neo, nhà văn Nam Cao tìm thấy một con đường bí mật của sự lạc quan. Truyện ngắn Nụ cười viết năm 1941, nhà văn Nam Cao không những viết hai câu đề từ “Vui sướng đi cho đời ta vui/ Vui sướng đi cho người cùng vui”, mà ông còn để nhân vật Hoạt trình bày quan niệm vượt qua nghịch cảnh: “Lặng lẽ mà chịu những cái khổ chịu hằng ngày, lặng lẽ mà đau đến khi nỗi đau không tránh được, lấy nụ cười mà che đậy cái buồn riêng của mình để người chung quanh khỏi buồn lây... thì cũng là can đảm, mà là thứ can đảm ít người có được... Gặp những cái khổ chịu, những điều trái ý, những nỗi đau khổ ở đời ta phải tìm cách chống lại, nhưng khi chống lại cũng không xong thì chỉ còn một cách mỉm cười mà nhận lấy.”

Không thể nào phủ nhận, không gian sáng tạo của nhà văn Nam Cao luôn bao phủ một sắc màu não nề day dứt. Ấy vậy mà, ngay giai đoạn bút lực sung mãn nhất, Nam Cao cũng có lúc thích cười. Tháng 9/1943, Nam Cao in truyện ngắn Bực mình trên tờ Tiểu thuyết Thứ Bảy, sau đó tự mình sửa lại thành Cười, và lấy Cười làm tên chung cho tập truyện ngắn xuất bản cùng năm. Rõ ràng, Nam Cao có tâm đắc thực sự với Cười.

Trong di sản Nam Cao, Cười không nổi trội như Đời thừa, Trăng sáng hay Trẻ con không được ăn thịt chó, nhưng đó là một tác phẩm lạ. Những ai mến mộ nhà văn Nam Cao đều dễ dàng nhận ra, ông rất quan tâm đến việc đặt tên cho nhân vật. Và cái tài đặt tên cho nhân vật của Nam Cao ít nhiều giúp tác phẩm mở rộng biên độ thẩm mỹ. Ngoài hai nhân vật Chí Phèo và Thị Nở lừng lẫy, Nam Cao hay dùng tên nhân vật mà mình yêu mến để đặt cho tác phẩm như Đi Hiếu, như Lão Hạc... Ngược lại, những nhân vật phản cảm thì ông đặt tên khá quái dị, ví dụ Trạch Văn Đoành trong Đời mộng du, Thiên Lôi trong Nửa đêm.

Truyện ngắn Cười không nhân vật nào có tên. Vì nhà văn Nam Cao quan niệm tiếng cười là của chung thiên hạ, không thuộc về riêng ai chăng? Nếu trong truyện ngắn Nhìn người ta sung sướng, Nam Cao đã một lần lý giải ý nghĩa của “tiếng cười này lên đánh dấu” rằng “họ cười ầm ĩ như thể chỉ là để đẩy bớt chua cay ra khỏi lòng”, thì trong truyện ngắn Cười, Nam Cao phân tích tiếng cười một cách cụ thể và mạch lạc: “Khi người ta cãi, mặt người ta đỏ, ai đó ngăn lại. Có người ta bị tát. Máu tiết ra chát hại người tát. Người tát đỏ mặt. Nhưng nếu ngay lúc ấy người ta chỉ mỉm cười một cái thì mọi sự tiêu tan hết. Mặt tươi ra. Có thoáng chút tiếc nuối. Ta ngoài hết. Người trở lại. Nụ cười chính là một vị thuốc tiêu đàm, tay độc, lượng huyết và bổ phế, bổ tì, bổ can, bổ thận, chẳng cái gì không bổ.”

Nhân vật người chồng trong truyện ngắn Cười cảm thấy “khổ hơn bị người ta chặt cổ” vì cô dâu con “hơi một tí đi nhé mím ra khóc”, còn người vợ “rửa oan và rửa luôn kiếp mình”. Bực tức thì không bao giờ hạnh phúc lâu. An tâm bỏ đi chẳng có, hơi đâu mà chuốc lấy nỗi đau tức giận, hận vợ lắm ngay ra một cái thì mỗi nghìn nẻo mà cười cho đỡ khổ.

Tại sao người chồng chọn giải pháp cười, không phải cách khác? Vì đã thử nhiều cách mà không hiệu nghiệm. Mọi sự tiêu tan khi anh mỉm cười: “Tôi khổ lắm, tôi vất vả lắm. Tôi sung sướng lắm. Vợ tôi thật đáng yêu” với hy vọng mong manh rằng “hắn cứ cố kêu mãi, tất có ngày hắn sẽ khỏe lắm, vui lắm, sung sướng lắm, và vợ hắn đáng yêu lắm thật.” Tuy nhiên, cái phương pháp tự kỷ ám thị mà người chồng nghĩ ra cũng phá sản khi người vợ báo tin nhà hết tiền, phải bán bớt năm thúng thóc.

Luôn dẫn vợ “giỏi bắt anh ôm đau đến thành một phần hết nhân ái vợ”, nên người chồng quyết tâm đi kiếm tiền bằng nghề dạy học. Và anh kết thúc bằng nụ cười ru rúi, đọc lại mệnh đề triết lý Nam Cao: “Không nên kết một đống xù xì, vậy thì tôi giã mà không cười. Cứ cười đi.”

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đi nhậu và viết văn tuy hai mà một
Sáng 6/12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày ông qua đời.
Xem thêm
Một gương mặt khác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 153, ngày 5/12/2024.
Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm