TIN TỨC
  • Thơ
  • Chùm thơ viết về đất nước Palestine – Kỳ 2

Chùm thơ viết về đất nước Palestine – Kỳ 2

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-01 07:13:58
mail facebook google pos stwis
54 lượt xem

Trong hai ngày 27-28.6.2025, tổ chức Phong trào thơ thế giới (World Poetry Movement) tổ chức Ngày thơ vì hòa bình cho người dân Palestine và Dải Gaza. Tham gia ngày thơ có hơn 140 nhà thơ đến từ hơn 100 nước trên thế giới. Văn chương TP. HCM xin đăng lại từ vanvn.vn chùm thơ song ngữ Việt – Anh của một số nhà thơ Việt Nam viết trong chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Palestine tháng 6. 2023, do Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dẫn đầu.

Chùm thơ do nhà thơ Hữu Việt – điều phối viên Phong trào thơ thế giới tại Việt Nam tổ chức.


Nhà thơ Hữu Việt nhận thẻ hội viên danh dự Hội Nhà văn Palestine do Chủ tịch Hội nhà văn Palestine Murad Sudani trao
 

Thơ viết về đất nước Palestine của Hữu Việt
 

CHIẾC CHÌA KHOÁ

 

Trên móc đeo chìa khoá, bản đồ Palestine trước năm 1947 có gắn thêm… một chiếc chìa

Trong bức tranh “House” nhiều đặc trưng văn hoá của người Palestine cũng luôn có một chiếc chìa khoá

Trên logo biển tên tại nhiều công sở

Tôi thường thấy những chiếc chìa khoá…

Khoá để phòng kẻ gian còn chìa để mở

những cánh cửa trở về sau mỗi chuyến đi xa

 

75 năm trước, hàng triệu người Palestine bị đuổi khỏi nhà,

mở đầu thân phận lưu vong thế kỷ

Họ không kịp mang theo gì nhiều ngoài một chiếc chìa khoá

Kể từ đó nó trở thành một tuyên ngôn sắt đá:

Chúng tôi sẽ trở về!

Chiếc chìa khoá là ý chí truyền đời, là khát vọng tự do về lại ngôi nhà từng có chủ

Cho dù từ lâu nó đã bị san bằng bởi những họng súng và những chiếc máy ủi

Thì súng đạn không thể huỷ diệt chìa khoá trong tim của mỗi con người

Palestine 6.2023

 

TÔI HỎI…

 

Tôi hỏi Mohamed Dalla:

Con cá chúng ta ăn trong bữa trưa nay, các bạn đánh bắt từ đâu?

Mohamed trả lời: Chúng tôi mua.

Chúng tôi đã phải mua trên vùng biển của chính đất nước mình vì bị người Israel đang chiếm giữ

 

Tôi hỏi Juma Rifai khi cùng đi ra chợ: Ở Palestine tiêu bằng đồng tiền nào?

Juma trả lời: Chúng tôi tiêu bằng tiền Israel Skekel, Jordan Dinar, Euro và đô la Mỹ

Người Palestine không có đồng tiền của mình vì người Israel muốn thế. Họ không cho chúng tôi là một quốc gia

 

Tôi hỏi Sami Tamimi: Hôm qua anh đi đâu, cả ngày tôi không gặp?

Sami trả lời: Tôi ở trong bệnh viện. Em họ tôi và con trai, lính Israel vừa bắn bị thương rồi. Ở Palestine, ngày nào cũng có ai đó bị bắn

 

Tôi hỏi Murad Sudani: Vậy các anh làm thơ bằng ngôn ngữ nào?

Murad Sudani trả lời: Chúng tôi chỉ viết bằng ngôn ngữ A-ráp được trao chuyền từ dân tộc chúng tôi.

Ramallah, 3.6.2023

———————-

– Mohamed Dalla, nhà văn Palestine, dịch giả tiếng Anh

– Juma, nhà thơ Palestine

– Sami Tamimi, nhân viên đối ngoại của Hội nhà văn Palestine

– Murad Sudani, Chủ tịch Hội nhà văn Palestine

 

Ở RAMALLAH

 

Chúng tôi đi trong khu vườn bách thảo khô cằn nhất thế giới

Hàng bạch dương rì rào bên chùm thông khắc khổ

Vài cây cam trĩu quả

Những bụi hồng rực rỡ

Phượng đỏ một màu kỳ lạ

Bất ngờ hoa ban mong manh bên mộ nhà thơ Mahmoud Dawish…

Nhưng nhiều nhất vẫn là ô liu – loài cây bất tử

Thách thức khô cằn một đau đớn xanh

 

Chúng tôi đã gặp những đàn chim

Hối hả bay trong chiều chạng vạng

Những con quạ dạn dĩ

Những con sẻ tinh khôn

Những con bồ câu trầm tĩnh

Đậu trên tường rào thép gai rỉa lông

Hình như chúng đang suy nghĩ

Khi nào sẽ được ngậm nhành ô liu bay lên đón mặt trời?

Palestine ngày 1.6.2023

 

MẮT OLIVE

 

Trên bãi cỏ vàng rực nắng mai, rộng một cách hiếm hoi

Chỉ có chúng tôi và hai cây olive đơn độc nhìn về Jerusalem.

10 phút chạy xe từ Ramallah, nhưng với người Palestine là nghìn trùng cách trở

Những cây ô liu hằng ngày ngắm nhà thờ Mái vòm đá trên Núi Đền, nơi Thánh đường linh thiêng của người Arab

Qua dây thép gai và những khẩu tiểu liên lăm lăm nhả đạn

Có nỗi đau nào hơn thế này không,

Có uất ức nào nín nhịn thế này không?

Tôi chợt nhận ra loài cây cũng biết khóc

Những hạt lệ ánh lên rực rỡ dưới bình minh

Và trong đáy mắt người bạn Palestine tôi mới làm quen



Các nhà văn nhà thơ Việt Nam bên bờ sông thiêng Jordan-nơi lần đầu tiên Chúa Jesus làm lễ rửa tộiZ
 

THE KEY

 

On a keychain, the map of Palestine from before ’47

Hangs with a key—a silent token.

In the painting “House”, where heritage thrives,

A key is present, keeping culture alive.

 

On office signs and logos displayed,

I see the symbol that won’t fade.

Locks guard against thieves, yet keys hold the power

To open the door at the end of each hour.

 

Seventy-five years ago, millions displaced,

A century of exile they were forced to face.

They carried little, but one thing stayed—

A key in hand, their hope conveyed.

 

Since then, it speaks with steadfast decree:

We will return, our homes will be free.

The key is a legacy, a dream passed down,

A symbol of freedom where loss abounds.

 

Though bulldozers leveled their homes to dust,

And rifles silenced walls once robust,

No weapon can shatter the key they hold—

It lives in their hearts, unbroken, bold.

 

I ASK

 

I ask Mohamed Dalla:

The fish we ate for lunch-where did you cast your nets?

Mohamed replies: We bought it.

We had to buy it from the waters of our own land,

for the sea is occupied Israel holds it now.

I ask Juma Rifai as we walk to the market:

What currency do you use in Palestine?

Juma replies: We spend Israeli Shekels, Jordanian Dinars,

Euros, or U.S. dollars.

Palestinians have no coin of their own-

because Israel wills it so.

They do not want us to be a nation.

I ask Sami Tamimi: Where were you yesterday?

I did not see you all day.

Sami replies: I was in the hospital.

My cousin and his son were shot by Israeli soldiers.

In Palestine, every day, someone is wounded by bullets.

I ask Murad Sudani: In what language do you write your poems?

Murad Sudani replies: We write only in Arabic,

the single tongue handed down by our ancestors.

Ramallah, 3.6.2023

———————–

– Mohamed Dalla, Palestinian writer, English translator

– Juma, Palestinian poet

– Sami Tamimi, Foreign Affairs officer, Palestinian Writers’ Union

– Murad Sudani, President, Palestinian Writers’ Union

 

IN RAMALLAH

 

We walk within the world’s most barren botanical garden-

Where birch trees whisper green beside gaunt pines.

The flame tree’s scarlet blooms burn with strange single hue,

And orange trees bear heavy fruit upon their branches.

Roses blaze in sudden splendor-

Then fragile ban blossoms appear before us,

Delicate as the poet Mahmoud Darwish’s grave…

Yet most abundant are the olive trees-immortal,

Defying desolation with pain cloaked in green.

We meet flocks of birds

Hurried through the twilight hour-

Bold crows,

Clever sparrows…

Only the doves remain calm, like sages,

Perched upon barbed wire fences, preening with pink beaks.

It seems they ponder-

When will the time come to clutch an olive branch

And soar to greet tomorrow’s dawn?

June 1, 2023

 

OLIVE EYES

 

On the golden grass, glowing in morning light,

A rare expanse of openness lies in sight.

Only we remain, and two lone olive trees,

Gazing toward Jerusalem in the breeze.

 

Ten minutes from Ramallah, the path would seem near,

Yet for Palestinians, it’s a chasm unclear.

The olive trees daily witness the Dome of the Rock,

Through barbed wire and rifles that never unlock.

 

What pain could cut deeper, what grief lasts this long?

What injustice demands silence, though the hurt feels so wrong?

I suddenly knew that even trees can cry,

Tears glinting bright beneath the morning sky.

 

And in the depths of my new Palestinian friend’s eyes,

I saw the olive trees weep, and their unyielding ties.

Palestine, 3.6.2023

HỮU VIỆT
 


Nhà thơ Trịnh Bích Ngân tại bảo tàng nhà thơ Palestine nổi tiếng Mahmoud Dawish
 

Thơ viết về đất nước Palestine của Trịnh Bích Ngân
 

THẢM HỌA CỦA NHÀ THƠ

 

Chỉ vào những bông hoa khô héo bên vệ đường

Tôi hỏi Juma Rifai hoa tên gì?

Hoa cà rốt dại

 

Chỉ vào bức tường cao chạy dài theo con đường

Tôi hỏi nhà thơ bức tường ấy ai xây?

Juma Rifai không trả lời, môi mím chặt

 

Và trước đền thờ Abraham khi phải dừng chân trước

những chốt chặn có những người lính trẻ Israel bồng súng dài đứng gác

Juma Rifai vội bước lên trước tôi như sẵn sàng che chở

 

Tôi chợt nhớ ý thơ trong bài thơ của Juma Rifai

Nhà thơ phải chuẩn bị cho những thảm họa đến gần

bằng cách chuyển tải ngôn từ

 

Hoa cà rốt dại khô héo vẫn quyến rũ ánh nhìn

Những bức tường bê tông vẫn ngang nhiên sừng sững

Và lăng mộ của các tổ phụ ở Hebron vẫn canh giữ bởi nòng súng

Tôi nhận ra thảm họa của nhà thơ.

Ramallah 5. 6 – Saigon, 16.7.2023

——-

*Juma Rifai, nhà thơ thuộc Hội nhà văn Palestine, cựu tù 4 năm tù giam trong nhà tù Isael do đấu tranh chống xâm chiếm.

 

CÀ PHÊ & MÁU

 

2 giờ 20 phút

sang một ngày mới

đã bỏ lại sau lưng

những tháng ngày khắc khoải

mà không kịp ngoái nhìn

 

2 giờ 24 phút

đêm trôi trong thinh lặng bồng bềnh

tiếng nhạc trườn theo những con sóng

tiếng chim trượt dài theo cành lá

giọt sương nắm níu khoảnh khắc mong manh

 

2 giờ 30 phút

Mahmoud Darwish đang pha cà phê

trong căn bếp của ông

trong ngôi nhà của ông

và cả trong ngôi mộ của ông

nơi Tổ quốc vẫn đang đi tìm hình đất nước

tách cà phê bốc khói

 

2 giờ 40 phút

tách cà phê trước mặt tôi

nguội dần

mà mùi hương vẫn phảng phất

cả hương vị từ tách cà phê của Dawish

người viết những câu thơ đặc sánh

cà phê và máu.

Thủ Đức, 3 giờ ngày 17.8.2023

——-

*Mahmoud Darwish (1941-2008) nhà thơ Palestine. Ông xuất bản hơn 30 tập thơ và 8 tập văn. Darwish được tặng thưởng nhiều giải thưởng quốc tế trong đó có giải thưởng Prince Claus Awards của Hà Lan, danh hiệu Hiệp sĩ văn học nghệ thuật của Pháp. Thơ ông được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc tiếng Arab và rất được người Arab ưa chuộng. Ông qua đời đầu tháng 8/2008. Chính phủ Palestine đã dành ba ngày quốc tang tưởng niệm Mahmoud Darwish.

 

DI SẢN PALESTINE

 

Như một chiếc bóng

Sami luôn bên chúng tôi

cả khi trời tắt nắng

gió lạnh từng cơn riết róng

và đâu đó trong bóng đêm

mũi súng thép vẫn không ngừng

sục sạo

 

Sami vẫn đâu đó

phải, trái, trước, sau…

trong tiếng kinh cầu mà thanh âm

như nén sâu vào lồng ngực

trong tiếng kêu hốt hoảng

của lũ quạ đêm

vụt bay lên

 

Lặng lẽ

Sami bên chúng tôi

như quen thân từ ngàn năm trước

khi cây ô liu mọc cái mầm đầu tiên trên mảnh đất khô cằn.

Sami san sẻ cho chúng tôi cả gia tài mà anh có được

lo lắng, ân cần, chăm sóc và những dự cảm bất an

 

Có khoảnh khắc Sami không còn là chiếc bóng

anh bất ngờ trở nên quyết liệt

khi giành bằng được phần được mua những tập thơ của Darwish

và tặng cho chúng tôi

 

Như bất kỳ người dân Palestine nào

Sami muốn được trao tặng chúng tôi

thơ của Mahmoud Darwish

di sản quý giá của dân tộc mình

 

Di sản Palestine

thơ Mahmoud Darwish

được viết bằng trái tim ứa máu

và linh hồn của những người đã hóa đất đai.

Ramallah, 3.6.2023

——-

* Sami, làm việc tại văn phòng Hội Nhà văn Palestine, người theo phục vụ đoàn nhà văn Việt Nam trong chuyến công tác tại Palestine vào mùa hè 2023.

 

KHÔNG KHOẢNG CÁCH NÀO CÓ THỂ RẼ CHIA

Viết tặng nhà văn Rania Washa*

 

Chị viết cho em mình

người viết dở luận văn cao học

chàng trai được bao cô gái khát khao

một chiếc rễ của cây ô liu ngàn năm tuổi

một chồi xanh của đại ngàn cằn cỗi

 

Chị viết cho em mình

liệt sĩ Fadi Washa

người ngã xuống nơi chôn nhau cắt rốn

bởi viên đạn của kẻ xâm chiếm

người hy sinh cho màu xanh ô liu

cho hình hài Tổ quốc

được vĩnh viễn định dạng định hình

trên mảnh đất tổ tiên

 

Chị viết cho chính chị

bao ký ức vỡ òa

trái tim trong lồng ngực

con chim nhỏ trúng thương

giãy giụa trước đường bay

huyết lệ thành con chữ

 

Điệp trùng những con chữ

bao chiến binh quả cảm

theo bước chân Fadi Washa

mang theo vòng tay ấm

và những lời nguyện cầu

 

Chị viết tiếp luận văn

mà Fadi Washa bỏ dỡ

và sống cả phần đời

của những Fadi Washa

đã ngã xuống

cho dân tộc mình

đứng thẳng

 

Chị viết cho mẹ mình

những người mẹ như bao nhiêu người mẹ

không muốn ôm chiếc khiên ghi công

vào ngực

những bà mẹ

chỉ muốn được siết chặt vào lòng đứa con

mà mình rứt ruột đẻ ra

cưới vợ cho nó và chờ ẵm bồng

những thiên thần bé nhỏ

và lại được ầu ơ

những khúc hát

được sinh ra từ khói bếp

 

Không khoảng cách nào có thể rẽ chia

những trái tim có trong nhau

những linh hồn hòa vào máu của đất

những khát vọng tự do được hoài thai

cả trong chiếc mầm bé nhỏ

dưới bóng ô liu đơn độc trong chiều.

Beauty Inn hotel, Ramallah, sáng ngày 4.6.2023

——-

* Ngày 1.6.2023, trong chuyến công tác tại Palestine, đoàn nhà văn Việt Nam do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch Hội dẫn đầu, đã có mặt tại Trường Đại học Beirzeit tại Ramallah, Palestine, tham dự buổi tưởng niệm liệt sĩ Fadi Washa với sự tham dự cả ngàn sinh viên và các giáo sư. Trong sự kiện này, nhà văn Rania Washa, chị gái của Fadi ra mắt quyển tự truyện “Không khoảng cách” viết về cuộc đời tận hiến cho Tổ quốc của em trai mình.


Nữ nhà văn Rania Washa có em trai là liệt sĩ Fadi Washa

 

THE POET’S CATASTROPHE

 

I noticed the withered wildflowers on the roadside

and asked Juma Rifai, “What are these called?”

“Wild carrot flowers,” he replied

 

My eyes turned to the high wall running beside the road

and I asked, “Who built that wall?”

Juma Rifai said nothing, his lips pressed in silence

 

In front of the shrine of Abraham, stopped at a checkpoint

where young Israeli soldiers stood cradling rifles

Juma Rifai moved ahead of me

as if instinctively ready to shield

 

Then I recalled a line from one of his poems:

A poet must brace for approaching catastrophe

by turning it into language

 

The shriveled wildflowers still draw my eye

The concrete walls still defy the sky

And the tombs of the patriarchs in Hebron

remain guarded with the barrel of a gun

And in that moment, I understood

this is the poet’s catastrophe

(Ramallah, June 5, Saigon, July 16, 2023)

——

*Juma Rifai is a Palestinian poet, a member of the Palestinian Writers Union, and a former political prisoner who spent four years in Israeli detention for resisting the occupation.

 

COFFEE & BLOOD

2:20 AM

towards a new day

leaving behind

those anxious days

without a backward glance

2:24 AM

the night floats in quiet suspension

music trickles through the waves

birdsong brushes the leaves

dew clings to this delicate hour

2:30 AM

Mahmoud Darwish is making coffee

in his kitchen

in his home

and in his grave—

where his homeland still searches for its shape

a cup of coffee, still steaming

2:40 AM

the cup before me

has gone cold

but the aroma lingers

the taste of Darwish’s coffee—

he who penned those heavy verses:

coffee and blood.

(Thu Duc, 3:00 Am, August 17, 2023)

——

* Mahmoud Darwish (1941–2008) was a Palestinian poet of immense influence. He has published over 30 collections of poetry and eight volumes of prose. Widely acclaimed, Darwish received numerous international awards, including the Prince Claus Award (Netherlands) and the title of Knight of the Order of Arts and Letters (France).

His poetry has been translated into more than 20 languages, and many of his works have been set to Arabic music, resonating deeply with audiences across the Arab world.

He passed away in early August 2008. In honour of his legacy, the Palestinian government declared three days of national mourning.

 

THE PALESTINIAN HERITAGE

Like a shadow,

Sami is always with us

even when the sun has set

the wind lashes sharply and cold

and somewhere in the darkness

the steel muzzle of a gun

keeps prowling

Sami is still there

left, right, ahead, behind…

in the whispered prayers

pressed deep into the chest

in the startled cry

of night crows

bursting into flight

Quietly

Sami walks beside us

as if we’ve known him

for a thousand years since the first olive shoot pierced the dry soil

Sami shares with us the only wealth he owns

his worries, his care, his gentle kindness, and his silent fears for what may come

There are moments when Sami is no longer a shadow

He turns fierce

insists on buying volumes of Darwish’s poems

as our gifts

Like every Palestinian

Sami longs to offer us

the poetry of Mahmoud Darwish

the treasured legacy of his people

The Palestinian heritage

the poems of Mahmoud Darwish

written on bleeding hearts

and on souls that became the land itself

Ramallah, June 3rd, 2023

——-

* Sami, a staff member at the Palestinian Writers’ Association, accompanied and assisted the delegation of Vietnamese writers during their mission to Palestine in the summer of 2023.

 

NO DISTANCE CAN DIVIDE HEARTS

(For writer Rania Washa)

 

She writes for her brother,

who left his master’s thesis unfinished,

a young guy

whom longed to know many girls,

a root of the 1,000-year-old olive tree,

a green sprout of the barren wilderness.

 

She writes for her brother,

Martyr Fadi Washa,

who fell

where he was born and raised,

from the bullet of the invader,

who sacrificed for the green of the olive,

for the Motherland’s shape

to be eternally formed and defined

in the ancestral land.

 

She writes for herself,

memories overflowing,

her heart in its cage,

a wounded bird

flailing before its flight,

blood and tears turning into words.

Countless words,

brave

warriors,

following Fadi Washa’s footsteps,

carrying warm embraces

and prayers.

 

She continues the thesis

that Fadi Washa

left unfinished,

and lives the lives

of the Fadi Washas

who fell

so, their nation

could stand tall.

 

She writes for her mother,

mothers like so many mothers,

who do not wish to hold

a shield of honor

to their chests,

mothers who only want to tightly embrace

the child they bore,

to marry him off and cradle

little angels,

and once again hum

lullabies

born from kitchen smoke.

 

No distance can divide

hearts that

dwell within each other,

souls merged with the blood of the land,

aspirations for freedom

conceived

even in the smallest sprout

under the lonely olive tree at dusk.

(Beauty Inn hotel, Ramallah, morning of June 4, 2023)

——

*On June 1st, 2023, during a working trip to Palestine, a delegation of Vietnamese writers led by poet Nguyen Quang Thieu, Chairman of the Vietnam Writers’ Association, attended a memorial service for martyr Fadi Washa at Birzeit University in Ramallah, Palestine, which was participated by thousands of students and professors. At this event, author Rania Washa, Fadi’s elder sister, launched her autobiography “No Distance” about her brother’s life dedicated to the homeland.

TRỊNH BÍCH NGÂN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ viết về đất nước Palestine – Kỳ 1
Chùm thơ của Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa
Xem thêm
Chùm thơ của tác giả trẻ Phan Thành Đạt
Anh chỉ cười: có khi chữ còn nuôi được linh hồnCó khi chữ là dây thừng, kéo mình lên khỏi đáyCũng có khi là dao, khứa chính mình ra máu tươi.
Xem thêm
Trần Ngọc Phượng và những khúc trữ tình
Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ba bài thơ mới của ông: Ngòi bút, Giọt nắng cuối chiều và Bồng bềnh.
Xem thêm
Con cò và những câu chuyện nhỏ - Chùm thơ Trần Hà Yên
Chùm thơ gồm các bài Cô kể bé nghe, Con Cò be bé, Du lịch biển, Lời cô dặn, Sáng mùa hè... thể hiện sự am hiểu tâm lý trẻ thơ cùng khả năng truyền tải nhẹ nhàng những thông điệp giáo dục mang tính định hướng nhân cách.
Xem thêm
Hương thơ thiếu nhi từ Trại sáng tác Nam Đàn
Chùm thơ đăng Văn nghệ Công an và Nghệ An Cuối Tuần.
Xem thêm
Sông Lam số tháng 5/2025 - Nén tâm hương dâng Bác
Chùm thơ đăng tạp chí Sông Lam số tháng 5/2025
Xem thêm
Từ dấu chân chiến binh đến sợi tóc thời gian - Chùm thơ Trần Ngọc Phượng
Chùm thơ là sự đan xen giữa ký ức chiến binh, nỗi nhớ quê hương và những cảm xúc đời thường nhẹ nhàng, dung dị.
Xem thêm
Lời tự tình giữa Thực & Mơ của Xuân Lộc
Giữa Thực & Mơ là tập thơ đánh dấu một hành trình tâm hồn đầy rung động của tác giả Xuân Lộc – nơi thực tại và mộng tưởng không đối lập mà hòa quyện, soi chiếu lẫn nhau.
Xem thêm
Sen nở trong thơ – lòng người dâng Bác
Chùm thơ của Hà Thiên Sơn, Dương Xuân Linh, Ngọc Vân và Quảng Huệ
Xem thêm
Bác Hồ vẫn vào miền Nam đấy chứ - Thơ Hải Như
Bài thơ của Hải Như là bản hùng ca trữ tình viết về giây phút huyền diệu khi Bác hiện về trong tim đồng bào – giữa tiếng khóc nghẹn ngào, những vòng tay ôm chặt, và cờ đỏ rực trời.
Xem thêm
Những mùa hoa nằm lại – Chùm thơ Hà Thiên Sơn
Chùm thơ của Hà Thiên Sơn là tiếng lòng thổn thức trước những mất mát, hy sinh và ký ức khắc khoải của một thời đạn lửa.
Xem thêm