TIN TỨC

Khúc trầm tư và sự mơ mộng trong thơ tình Lê Văn Hóa

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2025-04-02 23:17:49
mail facebook google pos stwis
20 lượt xem

Nhà thơ Lê Văn Hóa, sinh năm 1941 tại Quảng Ngãi, ông được biết đến trong làng thơ Việt từ trước năm 1975. Bút danh Hoài Lê gắn liền với những tác phẩm đầy cảm xúc và triết lý nhân sinh sâu sắc. Ông không chỉ sáng tác thi ca mà còn nghiên cứu biên khảo như “Thơ Tàu thơ Tây đã ảnh hưởng đến thi ca và âm nhạc Việt Nam” (1966). Những bài thơ của ông là sự kết hợp tinh tế giữa lý trí và tình cảm, luôn đan xen giữa cái đẹp và cái buồn, tình yêu và những nỗi nhớ, đưa người đọc vào một thế giới lãng mạn, du dương và đầy chất thơ và xúc cảm.

Nhà thơ Lê Văn Hóa

Tôi có 3 lần gặp ông ở Hội Nhà văn TPHCM. Mỗi lần gặp là ông tặng cho tôi từ một đến 2 tập thơ poto. Tuy đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn còn chất giọng truyền cảm mỗi khi đọc thơ, và thơ đối với ông là hơn cả tâm hồn được diễn đạt bằng cảm xúc mãnh liệt như chưa từng ngơi nghỉ. Và điều đặc biệt làm cho tôi khá bất ngờ là khi đọc những bài thơ tình của ông, nó du dương và đầy mê hoặc. Bài thơ “Tình Trăng Gió” mang đến một không gian tình yêu đầy mộng mị, với ánh trăng huyền ảo và làn gió nhẹ nhàng như những thổn thức trong tâm hồn người yêu. Những câu thơ “Ánh mắt em đưa anh vào tình sử/Trăng lung linh tơ liễu gió ru hời/ Mặt hồ thu gợn sóng, mảnh trăng rơi/ Tim thổn thức thì thầm câu tình ái” tạo nên một không gian mê hoặc, nơi tình yêu trở thành một chất liệu không thể thiếu trong cuộc sống. Đọc bài thơ này, ta cảm nhận được sự mãnh liệt của tình yêu, sự tha thiết và hối tiếc khi không thể giữ lại được khoảnh khắc hoàn hảo bên nhau.

Bài “Say Trăng” tiếp tục thể hiện nét lãng mạn đặc trưng trong thơ Lê Văn Hóa. Cảm giác say mê với ánh trăng không chỉ là một biểu tượng của thiên nhiên, mà còn là biểu tượng của sự ám ảnh, của những nỗi nhớ đan xen với mối tình đã qua. Những câu thơ như “Không nuối tiếc những đông tàn quá khứ/ Không hoài mong thao thức đợi xuân về / Nhưng dù sao ta vẫn cứ say mê/ Trăng thánh thể ánh vàng gieo tình tứ” hay  Bầu mỹ tửu chọn tay ngà chuốc rượu/ Cho say trăng xiêm áo thoát hình hàiTrăng Nguyên Tiêu say khướt giữa trần ai“ cho thấy tâm trạng của người yêu không chỉ say mê với cái đẹp mà còn lạc lõng trong không gian, thời gian của một cuộc tình đã lùi vào quá khứ.

Có thể nói, trong thơ tình của nhà thơ Lê Văn Hóa, ta dễ dàng nhận thấy một phong cách thơ đầy hình ảnh và âm hưởng lãng mạn. Mỗi bài thơ là một bức tranh tình yêu được vẽ nên bằng những câu chữ mềm mại, dịu dàng, nhưng cũng đầy chất tự sự, triết lý. Tôi không nghĩ, khi ở ngưỡng tuổi như ông mà có thể viết được những vần thơ tình mộng mơ, dịu dàng và du dương như thế. Như bài thơ Mộng triều dâng mà tôi nhận thấy những sắc thái của sự mơ mộng, những hình ảnh “Ngàn hoa trăng phủ dương gian / Tình ca hương lửa cung đàn vọng âm“ hay “Tầm nguyên dấu mộng tiên nga/ Dáng em xiêm áo thướt tha diễm kiều“ đã gợi lên một không gian huyền bí, nơi tình yêu và giấc mơ hòa quyện với nhau, tạo nên một thứ tình cảm thanh cao và đầy thánh thiện. Dù tình yêu có vô vàn khó khăn và thử thách, nhưng trong thế giới của Lê Văn Hóa, nó vẫn giữ được vẻ đẹp huyền ảo, đầy mộng mơ và lãng mạn.

Đi qua biết bao thương thương nhớ, nhưng nhà thơ vẫn còn cất giấu một niềm riêng, ở đấy là cả giấc mơ, là những lời tâm sự nhẹ nhàng, kín đáo về một tình yêu bền chặt. “Giữa hồn tôi có dáng em / Tim hồng gõ nhịp bên thềm suy tư/ Gót sen em bước dung từ/ Hồn tôi mơ tưởng răng chừ mới thôi“ là câu mở đầu đầy đỗi ngọt ngào, nói lên sự hiện diện của người yêu trong trái tim, trong suy nghĩ của người thơ. Đoạn thơ “Em là điệp khúc tình ca / Dáng em nào dễ phôi pha trong lòng” như một lời khẳng định tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ phai nhòa, dù cho thời gian có trôi qua và qua mãi…

Và khi cách xa người tình, Lê Văn Hóa thể hiện sự đợi chờ và hy vọng “Thơ sẽ đến, ta chờ em sẽ đến / Ta linh cảm an bài theo định mệnh” và nhà thơ đã chuyển đổi sự hy vọng trở thành lời hẹn ước vĩnh viễn, rằng dù cuộc sống có gian nan, tình yêu sẽ là ánh sáng soi đường cho mọi người tìm thấy nhau để rồi cả hai cùng tái ngộ trong bài thơ Tái ngộ Thủ đô và em “Ôi ! giây phút tương phùng êm ái quá/ Vành môi em mềm mại vẫn kiêu xa/ Vẫn hương xưa, nồng nàn men tình ái/ Mắt long lanh ngấn lệ dưới trăng ngà/ Hai mái tóc rối bời trong hơi ấm/ Như đền bù băng giá tháng năm qua”. Đúng là một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc giữa hai con người đã xa cách từ lâu. Đấy cũng là những câu mở đầu đầy ắp cảm xúc, như một sự nối lại sợi dây tình cảm đã bị đứt lìa, cách xa và ngăn cách. Và những ký ức về tình yêu xưa lại ùa về trong tâm trí, khiến người thơ không khỏi xúc động. Và “Ta ly hương, mang nỗi buồn cố xứ / Nhớ dòng sông tuổi nhỏ tắm trưa hè/ Nhớ dòng sông tuổi nhỏ tắm trưa hè“ … Dù tuổi đời đã xế chiều, nhưng tình cảm với quê hương, với những kỷ niệm xưa, với người thương cũ vẫn luôn khắc khoải trong lòng thi sĩ.

Đọc qua thơ tình của Lê Văn Hóa ta mới thấy được, thơ ông không chỉ là những câu chữ thể hiện tình yêu nồng cháy mà còn là sự trầm tư, chiêm nghiệm về cuộc sống, về thời gian, về những kỷ niệm không bao giờ phai nhòa. Với ngôn từ lãng mạn, đầy hình ảnh và cảm xúc, ông đã xây dựng một thế giới thơ đầy mơ mộng, nơi tình yêu và những nỗi nhớ là nguồn cảm hứng vô tận. Thơ của Lê Văn Hóa vừa đắm chìm trong tình cảm, vừa vang lên những khúc trầm tư về cuộc đời, mang đến cho người đọc những phút giây lắng đọng, suy tư và cảm xúc.

TPHCM ngày 23/03/2025

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đi nhậu và viết văn tuy hai mà một
Sáng 6/12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày ông qua đời.
Xem thêm