TIN TỨC

Mã Thiện Đồng - Người “thư ký” trung thực của mảng truyện ký chiến tranh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2025-04-22 13:38:24
mail facebook google pos stwis
11 lượt xem

                                                                                                 Kim Quyên

Chiến tranh đã tạnh từ lâu, những vết thương thể xác đã lành xẹo nhưng những ký ức kinh hoàng, những vết thương lòng vẫn còn âm ỉ đớn đau trong tâm hồn của những người đã từng bị nhấn chìm trong cuộc chiến vệ quốc Mỹ - Việt vừa qua.

Nhà văn Mã Thiện Đồng

Không bút mực nào, không hình ảnh nào, không phương tiện truyền thông truyền hình nào viết cho hết, lưu lại đầy đủ biết bao hình ảnh tang thương đầy chất bi hùng những sự việc đã qua của cuộc chiến.

Hòa vào dòng tác giả viết ký sự chiến tranh, nhà văn Mã Thiện Đồng sau khi nghỉ hưu (năm 2000), chị đã cất công đi từ Băc vào Nam, từ miền Đông sang miền Tây để tìm gặp các chiến sĩ biệt động, các anh thủy thủ của đoàn tàu không số, các cán bộ, chiến sĩ người Hoa, các anh chị làm công tác điệp báo... để viết tất cả trên 30 cuốn sách do các NXB uy tín tự in ấn và họ tổ chức những cuộc giao lưu giữa tác giả với các nhân chứng lịch sử đầy huyền thoại, với nhiều cơ quan ban ngành quan trọng của thành phố cùng sự tham dự đông đảo của hàng nghìn độc giả.

       Có quyển được tái bản trên 10 lần (Người bị CIA cưa chân 6 lần), có những quyển tái bản 5, 6 lần (Con tàu không số, Biệt động Sài Gòn, chuyện bây giờ mới kể, Những mũi tên đồng vùng Chợ Lớn...), số lượng sách in mỗi lần thường từ 1500 quyển trở lên. Mã Thiện Đồng được sự trân trọng quí yêu của những nhân chứng lịch sử (một số giờ đây đã được phong Anh hùng lực lượng vũ trang), sự tin tưởng của các ban ngành đoàn thể thuộc hệ tuyên giáo, chính trị và nhiều đọc giả ái mộ trong nước. Tác giả bài viêt này xin điểm qua một số nét về mấy quyển sách của chị.

    1.  Quyển “Người bị CIA cưa chân 6 lần” dày trên 200 trang in năm 2004, tái bản 11 lần, quyển sách miêu tả lại câu chuyện anh chiến sĩ làm nhiệm vụ điệp báo Nguyễn Văn Thương, người hàng chục năm có mặt ở cả 4 cụm tình báo, nắm hầu hết các tổ chức mạng lưới của phòng tình báo phía Nam, những tài liệu anh đưa từ Sài Gòn ra căn cứ có giá trị rất lớn đến mạng lưới tình báo của ta. Sau một thời gian rình mò theo dõi, nhờ bọn chỉ điểm, bọn chúng bắt được anh, biếtt được đây là con cá kình cần phải khai thác triệt để, bọn CIA Mỹ đã tự tay vào cuộc điều tra với những chiêu bài quái ác, dã man mà trên thế giới chưa có nhà tù nào dã man hơn thế. Đầu tiên, chúng đánh đập để trấn áp, thằng Mỹ trong Ban thẩm vấn lập đi lập lại chỉ với một câu hỏi “ Mày tên gì?” “Nguyễn Trường Hận”,  “Mày làm nghề gì”, “Làm ruộng”,  “Mày biếtt đọc chữ không”, “Tôi không biết chữ”... Tên Mỹ to lớn mặt mày đỏ gay dặn bẻ từng ngón chân anh muốn rứt rời ra khỏi bàn chân, sau mỗi câu hỏi. Thằng chiêu hồi đến tâu rỗi với bọn Mỹ về anh điệp viên Nguyễn Văn Thương khiến chúng nổi điên “Hắn nắm tóc Thương giật mạnh, hỏi “Đúng vậy không mày?”,  “Không biết!”. Tên Đại úy ngụy châm điếu thuốc đang hút bất ngờ dúi điếu thuốc vào đùi anh, đểu cáng hỏi “Có đau không anh Tư?” “Không đau”. Tên này giật mạnh lưỡi lê của thằng đứng kế bên, cắm lưỡi lê vào vếtt bỏng trên đùi anh, cười nham nhở “Thế này có đau không anh Tư?”. Thương căm uất, hăng máu, nói to “Không”. Tên ác ôn ấn mạnh lưỡi lê xuyên qua bắp chân anh. Thương cắn chặt răng. Bọn người ở đấy đều ghê rợn nhìn cảnh tượng bằng con mắt sợ hãi”. “Hận.. Lại Hận chớ không phải là Thương sao?”. Hắn rút mạnh lưỡi lê và thẳng tay giáng lưỡi lê vào tay anh nghe “rắc” một tiếng. Có lẽ anh bị gẫy xương. Thương ngất lịm, không còn biết gì nữa...”

Cuộc khảo tra lần1 không thu lượm được kết quả nào, chúng chuyển qua dùng mỹ nữ chiêu dụ. Thương được đưa tới ngôi biệt thự sang trọng với những cô tiếp viên xinh xắn, dịu dàng, có trình độ “thượng thừa” trong chiêu chiến tranh tâm lý này. Thùy Dương trong những bộ quần áo kín đáo, sang trọng, thơm tho cùng những lời nói thật khôn khéo. Cô biết cách chăm sóc người bị thương như thế nào cho nhẹ nhàng và có hiệu quả. Cô không hề nói ra một lời nào có tính chính trị mà chỉ nhỏ nhẹ, rũ rĩ kể chuyện nhà, chuyện vợ chồng con cái của người “anh”, rồi dàn cảnh cho gia đình “anh chị” tới chơi, rồi rủ anh đi cùng cô ra nước ngoài sinh sống. Nếu anh đồng ý thì cô đưa cho anh bao thư 100 ngàn đô, 2 vé máy bay bay qua Úc hay Nhật hoặc nước nào anh thích và anh sẽ được gắn lon Thiếu tá.

Trong ngôi biệt thự này đã có một số cán bộ ta ngã xuống vì “viên đạn bọc đường”. Thương biết điều đó nên anh cố gắng tỉnh táo trước cạm bẫy bằng nhung êm này, bằng những gì mê đắm mà con người bình thường khó vượt qua trước tiền tài và sắc đẹp. Thương luôn căng thẳng trước đòn trí não của tập thể CIA, anh phải cân phân từng tiếng nói khi trò chuyện với Trung úy Thùy Dương (lúc nào anh cũng đóng vai anh nông dân không biết chữ). Mỗi khi muốn gục ngã, anh nhớ tới hình ảnh vợ con ở nhà, nhớ cảnh ba má, họ hàng bị tù đày, chết chóc trong đạn bom để củng cố tinh thần mình.

Đến ngày thứ 100, Thùy Dương tỏ ra buồn bã khi không hoàn thành công tác, cô báo cho anh biết là chúng chuẩn bị cưa chân anh. Thương biết, với nhiệm vụ của anh mà đã sa vào tay bọn quỉ dữ này thì chỉ có hi sinh mà thôi. Có lúc anh muốn tự vận để kết thúc sự đớn đau của thể xác và sự căng thẳng của tinh thần nhưng anh lại muốn sống để xem bọn chúng làm gì, coi mức độ dã thú của bọn quỉ trắng tới đâu. Thương bị chúng cưa chân lần 1 rồi đưa trở lại ngôi biệt thự, cứ như thế lần lượt đến 6 lần. Cơ thể kiệt quệ, rã rời, nhưng anh vẫn kiên quyêt một lời không khai. Chúng không cho anh chết vì để moi cho được tin tức quan trọng mà chúng rất cần. Trước sự kiên cường của anh, cuối cùng, bọn sĩ quan CIA phải thốt lên “Chúng tao đã thua một sinh vật bằng sắt”. Chúng  giải  anh ra nhà tù Phú Quốc. Ngày 14.2.1973 chúng đem anh trao trả tù binh ở Lộc Ninh. Anh như cánh chim tìm về với tổ ấm, trong bàn tay yêu thương của gia đình và đồng đội.

        2- Đã bao người viết về “Đoàn tàu không số”, phim ảnh, sân khấu ... cũng phục dựng lại nhiều hình ảnh rất anh hùng, xúc động về đoàn tàu không số. Nhà văn Mã Thiện Đồng cũng góp ngòi bút của mình vào chủ đề này. Chị đã miêu tả lại (tỉ mĩ và sinh động giống như chị là thủy thủ trên tàu) những hoạt động sôi nổi, đầy mưu trí, đầy hiểm nguy của những con tàu không số trước bão giông của thời tiết và sự tàn sát không khoan nhượng cũa lũ diều hâu say máu người từ trên trời dội hàng ngàn tấn bom cùng những giang thuyền, hải thuyền, rình rập các chiến sĩ hải quân anh hùng của chúng ta ngày đêm trên biển.

        Những chiến sĩ trên đoàn tàu không số là những người đã được đào tạo bài bản ở những trường chuyên nghiệp hàng hải từ ngoài Bắc (cả ở nước ngoài) và những người sinh sống ở miền biển, sống bằng nghề đi biển, giàu kinh nghiệm về thuyền bè, quen sóng gió và bãi bến ở miền Nam. Tất cả họ không màng sóng gió, không sợ giặc bủa vây trên cao, quyết chiến với quân thù để nối đường huyết mạch trên biển, chuyển cho được nhiều tấn vũ khí cho chiến trường miền Nam đang trong dầu sôi lửa bỏng.

        Những tai nạn bất ngờ về máy móc, về giông bão... những trận đụng độ thường xuyên xảy ra, nhất là lúc cập bờ. Chở hàng trăm tấn vũ khí vượt qua gió giông để cập các bến chạy dài từ miền Trung vào đến Nam bộ, mệt mỏi, đói khát chịu đựng được, chỉ mong sao cập bến an toàn và chuyển được vũ khí lên bến là quân dân hả lòng, hả dạ lắm rồi.

        Chuyện đánh giặc Mỹ, phải đối đầu với đội quân sừng sỏ, hiện đại nhất thế giới là những chuyện tưởng như hoang đường đối với một nước nhỏ bé, nhưng quân dân ta không thể nào khuất phục. Nếu không cập được bờ mà phải chiến đấu với giặc thì từ thuyền trưởng đến các thuyền viên luôn chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và phải hủy tàu. Bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trên các dòng sông quê hương, trong lòng biển cả, những người còn sống sót nhờ sóng biển đánh trôi dạt vào bờ, được quân dân ở bến đi tìm rồi đem về nhà chăm sóc, những người quê ở miền Bắc không có tàu trở về, ở lại miền Nam, tiếp tục cùng nhân dân miền Nam chiến đấu bảo vệ bến bãi.

         Khởi đầu là những con tàu giống như tàu ngư dân đánh cá, bản số và màu cờ thay đỗi liên tục cho hợp với địa phương nơi tàu đến, nên không có số má cố định, thủy thủ và thuyền trưởng có giấy tờ hợp pháp. Sau đó do số lượng vũ khí cần tăng nhanh nên chuyển qua tàu của các nước ngoài mang màu cờ của nước ngoài khi đi trên vùng biển của hải giới. Loại tàu này dễ bị phát hiện nên tổ chức đóng tàu hai đáy, có cơ sở sản xuất hợp pháp hẳn hoi, tùy theo trọng tải tàu mà chở vũ khí từ vài chục tấn đến hàng trăm tấn, có lúc chở thủy lôi, chở cán bộ lãnh đạo cấp cao, mấy năm miền Nam đói kém chở thêm cả gạo từ miền Bắc chi viện. Những chuyến tàu xuôi ngược như con thoi trên “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”. Nhiều chuyến tàu chở hàng chục tấn vũ khí, khi sắp cặp bến thì bị lộ, thủy thủ và thuyền trưởng chiến đấu quyết liệt trên sông, biển. Thuyền trưởng đành ra lệnh hủy tàu, chiến sĩ hy sinh, máu loang đỏ trên những dòng sông, mặt biển. Hàng tấn vũ khí chìm xuống biển sâu dưới những trận mưa bom. Ngày 26.9.1963, chiếc tàu mang bí số 41, chở 18 tấn vũ khi vào miền Nam mở bến mới. Thuyền trưởng Lê Văn Một cùng Đặng Văn Thanh  chỉ huy, máy trưởng Nguyễn văn Sao, Thôi Văn Nam và Nguyễn Văn Sao cùng 12 thủy thủ, toàn bộ những người này dày dạn kinh nghiệm vì đã chở vũ khí nhiều lần vào Bến Tre và Cà Mau. Chiếc tàu sắp vào bến thì lạc ngay vào cồn cát gần đồn giặc, lúc ấy trời đang gần sáng.

       “Vừa khuân bó hàng chuyển cho người đứng trên khoang tàu, nghe người chỉ huy bến nói đến phá tàu, lòng thuyền trưởng Thanh quặn thắt, anh nói như cắt lời Ba Nam “Vũ khí đã vào tới tay các đồng chí rồi đây, không thể để vuột mất nó. Xương máu của chúng ta không thể uổng phí, chúng ta sẽ có nhiều phương án giải quyết”. Thanh nói dứt khoát như kết thúc “Chưa lộ, không hủy tàu vội, phải cố gắng dỡ hàng lên bằng hết, sau đó ở lại mấy người, khi nào bị lộ mới hủy tàu”. Thôi Văn Nam nói xen vào “Tôi xin ở lại tàu, khi nào cần thiết hủy tàu, tôi sẽ làm”. Đặng Văn Thanh trình bày với đ/c Ba Nam “Hủy tàu bây giờ cũng dễ bị lộ. Chúng tôi sẽ ở lại tàu, nếu bị lộ, tự tay tôi sẽ giật bộc phá, hủy tàu phi tang...” Một thuyền trưởng và 2 thủy thủ ngồi yên trên tàu, nhìn chiếc AD6 lượn vòng trên cao rồi hạ thấp ngó nghiêng thăm dò, chúng thấy 3 người đang ngồi ăn cơm, lá cờ “Quốc gia” bay phấp phới trước mũi, chúng bay đi luôn vì trước nay điểm bến ở Vũng Tàu chưa bị lộ. Tuy vậy, 3 người Thanh, Nam, Sao vẫn luôn trong tư thế chiến đấu và hủy tàu. Thủy triều lên, con tàu mắc cạn nổ máy chạy dời đi như các tàu đánh cá khác, quân dân trên bến nhìn theo, nước mắt lưng tròng.

Huyền thoại về con tàu “ma” 235 (cùng với 3 con tàu khác ghé 4 bến khác nhau) đã chiến đấu anh dũng trong dịp tết Mậu Thân khi chạy tới Hòn Hèo cách Nha Trang 12 km. Thuyền trưởng Phan Vinh là thuyền trưởng tài năng, thuyền phó Đoàn Văn Nhi, cùng máy trưởng và 18 thủy thủ. Khi tới phía Bắc Nha Trang thì không liên lạc được với bến (đây là khâu thường gặp trục trặc nhất), trong khi tàu địch đang tới gần, Nhi ra lệnh tắt đèn, chúng cũng tắt đèn mà không dùng pháo sáng, chiếc 235 lạng lách trong bóng đêm thoát ra ngoài  khiến chúng không tìm được. Tàu ta đã tìm ra bến và khẩn trương “thả hàng”. Hàng thả được 2/3 thì tàu địch bao vây bốn phía, đạn và pháo sáng rực đỏ trong bóng đêm như pháo hoa. Thủy thủ bị thương và hy sinh phân nữa, máu loang đỏ cả mặt biển, “Chính trị viên Nguyễn Tương hô to “Lệnh phá tàu!!”. Thuyền trưởng Phan Vinh ra lệnh “An, Thứ chuẩn bị điểm hoả khoan máy! Khung, Tuyến điểm hỏa vị trí sau! Thật điểm hỏa mũi tàu! Thời gian là 20 phút!”... Thấy thủy thủ vẫn tiếp tục bắn trả, Vinh quát to “Ngừng bắn! Mang theo vũ khí, rời tàu ngay!”. Hai người bơi sau cùng là Vinh và Thứ vừa vào tới mép nước thì một tiếng nổ long trời, lở đất chấn động cả một vùng. Bọn địch bàng hoàng, phải tới 20 phút sau, bọn chúng mới hết kinh ngạc. Chỉ huy địch đã gọi máy bay bắn dọc theo bờ biển để triệt đường rút lui của thủy thủ tàu ta...”.

3. “Biệt động Sài Gòn, chuyện bây giờ mới kể”, quyển sách kể lại những trận đánh của đội Biệt động thành ngay trong hang ổ của giặc. Đó là những đội quân cảm tử, những chiến sĩ gan góc, mưu trí, táo bạo, hết sức dũng cảm. Khi vào trận đánh họ chỉ nghĩ sao cho công việc thành công và sẵn sàng hy sinh. Họ là những người đã được rèn luyện cách đánh đặc công, có cách đánh xuất quỉ nhập thần, họ và những công nhân, những người dân lao động, có khi là những cô gái xinh đẹp cùng nhau dàn dựng những kịch bản chiến đấu còn hơn cả phim hành động. Họ tuần tự đánh thành công những nơi hiểm yếu của đầu não giặc như : Đánh cường tập vào rạp Kinh Đô, khách sạn Caravel 1964, đại sứ quán Mỹ, Tổng nha Cảnh sát, tấn công Bộ Tổng Tham mưu ngụy quyền (Têt Mậu Thân 68), đánh chiếm Đài Phát Thanh (Mậu Thân 1968), Đánh chiếm Dinh Độc Lập (Têt Mậu Thân 68...) ...

         Ngày 30.4.1964, quân báo cho biết chuyến tàu của US CARD chuyên chở máy bay trực thăng HU.1A, máy bay trinh sát L.19, khu trục cơ AD6 đã cặp cảng 6 giờ chiều. Đồng chí Ba Não (Lâm Sơn Não) và Hai Hùng chỉ huy trận đánh này. Tàu mới cặp bến mà chúng đã cho máy bay lắp ráp sẵn khởi động, bay ngay. Lực lượng quân cảnh Mỹ, một tiểu đoàn lính dù Mỹ, hải quân Mỹ làm việc ngay trong đêm, không có người Việt nào được tới gần. Ba Não lo lắng, nếu không tác chiến nhanh, máy bay lên hết thì uổng quá, anh dự định có thể cho xuồng có 80 kg thuốc nổ tiếp cận được mục tiêu thì lao thẳng vào tàu đánh cảm tử. Chiếc xuồng chở 2 đầu 80kg thuốc nổ, thuốc phá tàu cực mạnh, lựu đạn, súng K54, dây điện đã được ngụy trang trong những chiếc giỏ đựng trái cây, chiếc xuồng bị tàu hải quân xét hỏi, hai anh em lo lót tiền và bảo là họ đi qua cảng lấy hàng. Ba Não đã làm việc trong cảng này rất lâu nên anh biết rõ đường đi nước bước và cái nết “ăn hàng” của dân của mấy tàu tuần tra nên ba Não đưa tiền “hối lộ” cho chúng ngay. Hai người dự định, nếu chúng phát hiện thì dùng lựu đạn diệt tàu cảnh sát rồi rút chớ không được để lộ kế hoạch đánh tàu chiến Mỹ. Xuồng được tự do, vội lao ngay sang phía bến Nhà Rồng lúc 11g đêm. Xuồng chui ngay vào gầm sân cảng, thực hiện xong các thao tác cột dây điện và cài đồng hồ. Hai anh em trườn ra, lội đẩy xuồng thật nhanh về hướng Nhà Rồng. Khi đã đi khá xa, hai người mừng rỡ, ôm nhau mừng muốn khóc “Thành công rồi! Các đồng chí ơi!”. Một tiếng đồng hồ sau, đài BBC đưa tin  “Tàu Hải quân Mỹ US CARD 16.500 tấn chở máy bay và vũ khí đã bị Việt Cộng đánh chìm tại cảng Sài Gòn...”

Trận đánh vào Tổng Nha Cảnh sát Đô Thành năm Mậu Thân (1965), do anh Bảy Bê (đội trưởng đội 7), anh Bùi Văn Chiếu (đội trưởng đội 5) cùng một số chiến sĩ biệt động thực hiện. Nơi đây là chỗ đầu não của ngụy quyền, từng bắt bớ tra tấn hàng vạn cán bộ chiến sĩ cách mạng, nơi giết chết biết bao người dân vô tội bằng những đòn tra tấn dã man, gây trở ngại rất lớn cho hoạt động của quân dân ta. Một đoạn viết về trận đánh này “Năm Chiếu bình tĩnh cho chập dây cháy (một phút định trước), nhìn thấy tia lửa xanh xoèn xoẹt, anh mới nhày bổ ra khỏỉ xe, rút súng ngắn K54 nhằm lính bảo vệ nổ súng, vừa lăn mình nhanh như sóc tránh đạn, vừa rút ra phía cổng, ba chiến sĩ hỏa lực của ta vừa bắn vừa lăn mình tránh đạn, rút nhanh ra phía cổng. Vừa ra tới cổng, một tiếng nổ long trời lỡ đất. Hai dãy nhà hai bên tan tành, trận đánh diễn ra có mấy phút, thật nhanh gọn...”. Trận đánh này do anh Bảy Bê chỉ huy và lái xe nhưng chiếc xe đầu máy bị trục trặc nên chỉ đánh sập 7 phòng, trong đó có 1 phòng họp của bọn CIA Mỹ và hàng trăm sĩ quan cảnh sát ngụy đã chết. Sau khi rút khỏi Tổng Nha, đội cảm tử tiếp tục diệt thêm 2 đồn nữa ở gần đó làm thương vong hàng trăm tên nữa. 

4- “Những mũi tên đồng vùng Chợ Lớn” là tập ký viết về các chiến sĩ biệt động người Hoa. Đây là một mảng đề tài đặc biệt mà ít người chú ý, ít người viết. Tác giả tâm sự “Chiến công của người Hoa nhiều lắm, tôi không viết hết được. Tôi không viết lịch sử mà chỉ viết về con người trong cuộc chiến tranh. Đây chỉ là chuyện của một số người Hoa trong lực lượng vũ trang, trực tiếp tham gia chiến đấu trong nội thành. Quyển sách phục dựng lại một số trận đánh mà chính những người Hoa vào trận. Cùng với người Việt, người Hoa đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân và xương máu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...”.

Những tên tuổi người Hoa đã hy sinh trong cuộc chiến như: Bà Phùng Ngọc Anh, bị địch bất năm 1967, chúng nó nấu hóa chất đổ vào hai bàn tay, ông Tô Cẩm Vinh (liệt sĩ Trần Ngọc Trinh – Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân ), những cán bộ, chiến sĩ một số đã hy sinh và có người còn sống : Bà Tám Thanh, ông Mạch Thanh, bà Giang Lệ Hữu, ông Năm Thành... Nhiều gia đình đã từng là nơi trú ẩn an toàn cho các cán bộ cấp cao của ta như căn nhà của vợ chồng ông Lục Vinh (Chợ Lớn) đã thành điểm hội họp của các vị lãnh đạo : Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Giàu... Có ngôi nhà làm “xưởng in ấn” đầu tiên cho tờ báo “Sài Gòn giải phóng” v..v.. Có tất cả 4 người được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 235 liệt sĩ người Hoa, nhiều người nhận Huy, Huân chương kháng chiến và nhiều bằng khen cấp cao của nhà nước (cứ liệu chưa phải số liệu tổng kết toàn miền).

       Nhà văn Mã Thiện Đồng tâm sự “Trong hàng trăm trận đánh của người Hoa ở Chợ Lớn. Tôi chỉ viết có mấy chục trận, trong hàng ngàn người Hoa tham gia cách mạng, tôi chỉ viết được mấy chục người...” . Ông Võ Văn Kiệt, ông Trần Văn Giàu, ông Nguyễn Văn Linh đã đề nghị khen thưởng xứng đáng cho quân dân người Hoa.

        Dù viết ít hay nhiều nhưng tấm lòng của nhà văn Mã Thiện Đồng đã không vì lợi danh mà viết. Ước mơ của chị là làm sao truyền trao lại những trang sử cận đại trong cuộc chiến vệ quốc Mỹ-Việt không cân sức, đầy oanh liệt và đau thương của một dân tộc nhỏ bé, xa xôi miền viễn Đông trên bản đồ thế giới đến với mọi người trong và ngoài nước. Nhà văn Mã Thiện Đồng, một cô giáo dạy văn xinh đẹp, ca múa không thua nghệ sĩ chuyên nghiệp, chị luôn trăn trở với trang viết và cuối cùng ước mơ đó đã phần nào thành hiện thực.  

Tác giả bài này kể lại nội dung một vài quyển sách đã được NXB tái bản nhiều lần, những quyển sách đã làm rơi biết bao nước mắt của đọc giả và tác giả bài này cũng không cầm được nước mắt khi đọc sách của chị. Bằng giọng văn giản dị, trong sáng, sâu sắc và những chi tiết ly kỳ đôi lúc tưởng chừng như huyền thoại đã cuốn hút người xem từng trang chữ. Chắc rằng với bút lực phong phú dồi dào đó, nhà văn Mã Thiện Đồng sẽ cho ra đời những tác phẩm mới bổ ích và hấp dẫn, đầy tính nhân văn, góp phần vào tủ sách chuyên đề về lịch sử dân tộc hiện đại.

 

                                                                                             Ngày 1.4.2025

                                                                                                         K.Q

P/S: Số liệu chỉ dựa trên sự hiểu biêt của tác giả chớ chưa phải số liệu tổng quát, những đoạn văn nằm trong dấu ngoặc kép là trích lời trong sách.

 

     

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình rèn luyện kỹ năng tự học của Nguyễn Hiến Lê
Khi nhắc đến việc tự học, người ta thường nhớ đến tấm gương điển hình là học giả Nguyễn Hiến Lê. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, để có được kỹ năng tự học, chính bản thân Nguyễn Hiến Lê cũng phải tự mày mò phương pháp, tự tìm kiếm sách vở và tự nghiên cứu để có thói quen, có được kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực như di tác mà ông để lại.
Xem thêm
Thượng tướng Phùng Thế Tài với mùa xuân đại thắng
Trong hành trình tiến tới Mùa xuân Đại thắng năm 1975, có nhiều vị tướng lĩnh, anh hùng dũng sĩ đã chiến đấu lập công với những dấu ấn đặc biệt. Đã 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những con người góp phần tạo nên chiến thắng lịch sử vẻ vang ấy, nhiều người đã trở về với thế giới của người hiền. Đối với tôi, Thượng tướng Phùng Thế Tài là một vị tướng không chỉ giàu cá tính, có sự quyết đoán, mưu trí, tầm nhìn xa trông rộng, mà ông còn là vị tướng thực hành với những nhiệm vụ cụ thể, ở các khu vực đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó cũng là nét độc đáo riêng biệt của Thượng tướng Phùng Thế Tài.
Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm