TIN TỨC

Người về Mai Hoa trang

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-27 09:21:36
mail facebook google pos stwis
125 lượt xem

ĐÀO ĐỨC TUẤN

Sau bao thăng trầm, nữ sĩ Mai Hoa trở về quê núi Thiên Nhẫn (Nghệ An) lập trang viên để tĩnh tâm sáng tác, làm thiện nguyện…


Viết sách và thiện nguyện

Mai Hoa tỏ bày, chị mê viết từ nhỏ, nhọc nhằn sinh kế vẫn không nguôi ngoai viết. Thế nhưng, khi hôn nhân tan vỡ, con chữ mới chợt bùng lên, trở thành điểm tựa cho chị. Mai Hoa lao vào ôm chặt, khỏa lấp, nồng nàn, thăng hoa với từng con chữ ruột rà.


Nhà thơ Mai Hoa.

Lúc đó, mình viết như điên”, nữ sĩ tư lự. Mùa hoa nở muộn, chỉ trong vòng 5 năm (2019 - 2024), Mai Hoa đã “sinh hạ” 11 cuốn sách. Đêm Thiên Nhẫn, nghe Trần Hà Yên ngâm bài “Người đàn bà cưới nỗi buồn”. Giọng thơ lặng sau giông bão. Im lìm như nước Hồ Thành đối diện Mai Hoa trang. Giản đơn cùng kiệt. Tôi cảm vì sao chị đắm đuối, nồng hậu, kiêu hãnh đến vậy.

Nữ sĩ Mai Hoa phát kiến “cưới nỗi buồn”: “Có một ngày em tự cưới nỗi buồn/ Hồi tưởng thanh xuân/ đôi lần mơ ước/ Khi tóc còn xanh/ từng mong có được/ Chàng hoàng tử yêu em/ như cổ tích chuyện tình”… Bởi đàn ông - đàn bà muôn đời vẫn thế: “Mấy chục năm rồi/ em quen với lỡ làng/ Nuôi tuổi thơ con giữa dòng đời xô đẩy/ Em kiêu hãnh như bông sen giữa bùn lầy kia vậy/ Cứ tỏa ngát một mình không cần biết cô đơn”. Bởi tình yêu có bao giờ bình yên: “Em tỉnh mộng sau những ngày chao đảo yêu anh/ Thấy nắng đỏ bình minh vẫn ngoan hiền trong mắt/ Anh không còn là hoàng tử em mong được gặp/ Và tay em lại nắm chặt tay mình”...

Ngoài thơ, năng lượng tình yêu của Mai Hoa còn dành cho hội họa, với những gam màu rực rỡ, thâm u.

Dân làng văn ai cũng biết, nhà thơ Mai Hoa là người làm thiện nguyện một cách âm thầm nhưng vô cùng hiệu quả, giúp bao cảnh đời cơ cực thêm cơ hội vươn lên. Địa chỉ thường xuyên của chị là các bệnh viện ung bướu. Nhiều đợt lũ lụt miền Trung, cái dáng nhỏ nhắn của chị đã xuất hiện ở nhiều vùng gian khó nhất. Nhưng khi chụp ảnh, chị thường… lui ra sau. Đợt TP. Hồ Chí Minh ở đỉnh dịch COVID-19 và nóng bức, chị vẫn nón lá, khẩu trang kín mặt đi vận động chuyển thực phẩm cho các bếp ăn từ thiện.

Hằng năm, Mai Hoa đều dành thời gian đến các trường tặng sách cho học sinh. Sau khi bán cuốn sách “Khoảng trời của ngoại”, chị tặng 60 triệu đồng cho một trại trẻ mồ côi. Với cuốn “Hoa thơm tay bé”, khi bán được 20 triệu đồng, chị đã tặng ngay cho mái ấm Chư Sê (Gia Lai)…
 

Góc trời Thiên Nhẫn

Những lần ngắn ngủi gặp nhau, Mai Hoa kể rời rạc về đời mình. Quê quán huyện Nam Đàn, Nghệ An; lên Hà Nội học ngành thương mại, rồi lập thân tại đất Hải Phòng; sau chuyển việc vào TP. Hồ Chí Minh. “Mình có ba quê: Nghệ An, Hải Phòng và Sài Gòn. Mình xuất phát ở xứ Nghệ, cuối đời lại về đây”, chị nói.

Đầu năm 2024, khi con cái đã trưởng thành ở phương Nam, chị khăn gói quay về núi rừng Thiên Nhẫn xây dựng Mai Hoa trang. Vốn liếng có bao nhiêu chị dốc sạch; rồi anh chị em họ hàng góp tay. Một mình chị lo tất tần tật từ dọn mặt bằng đến thiết kế, thi công.

Nhà văn Như Bình kể: “Mùa mưa năm trước, tôi thật cám cảnh khi đến Thiên Nhẫn thăm chị Mai Hoa. Đường sá xa xôi, nhòe nhoẹt lối đi. Chị phải lót từng bao xi măng mới có thể đi vào nhà. Một tay chị mỗi ngày vài chục chuyến xe đẩy vật liệu, xà bần. Rồi chị cặm cụi trồng từng cái cây, luống rau, hoa các loại. Chỉ trong mấy tháng, Mai Hoa trang đã nên vóc nên hình giữa rừng Thiên Nhẫn nắng mưa khắc nghiệt. Xong, chị lại ngồi viết và làm thiện nguyện”. 


Một góc Mai Hoa trang (Thiên Nhẫn, Nam Đàn, Nghệ An).

Tháng 4/2025, tôi bay từ Buôn Ma Thuột ra Nghệ An để dự trại sáng tác văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn. Trại viết do Mai Hoa đăng cai tại Mai Hoa trang, bên dãy núi Thiên Nhẫn, xã Nam Kim, huyện Nam Đàn. Từ vài năm nay, Hội đồng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn đã đi đầu trong lĩnh vực xã hội hóa các trại sáng tác. Nghĩa là vận động nhà tài trợ một phần, phần còn lại do các nhà văn tham gia trại góp tay. Chương trình trại viết hướng vào kết nối, lấy hiệu quả sáng tạo làm đầu.

Tất bật lo cái ăn, cái ở suốt tuần cho hơn 20 người đủ lứa tuổi, cá tính, Mai Hoa nữ sĩ vẫn trong niềm vui được giúp đỡ bạn viết. Tôi đùa “mở cửa nhà để làm trại sáng tác là hành động trên dũng cảm”. Chị cười “mình tài hèn sức mọn, chỉ tâm nguyện giúp anh chị em nhà văn có điều kiện đi và viết. Mong thêm được tác phẩm hữu ích”.

Một tuần khách khứa tíu tít, rồi chị lại lặng lẽ với bao công việc chăm sóc gia trang và thâu đêm gõ máy tính. Giờ này chị viết những dòng thơ trong veo: “Sắp có trận mưa rào/ Me, sấu cười tít mắt/ Chị Gió bay phần phật/ Gom các chú Mây về/ Bác Sấm quát thật ghê/ Cô Mưa khóc lộp độp/ Cụ cóc kêu ộp ộp/ Từ khe thềm nhảy ra/ Bầy lá quẩy cha cha/ Cùng cô Mưa khiêu vũ” (Cảm ơn cô Mưa). “Con chim sâu ngồ ngộ/ Ríu rít cả hiên nhà/ Giàn đậu biếc tím hoa/ Vươn tay chào bông giấy/ Nắng non trườn mây mẩy/ Mai nhu nhú nụ mềm” (Mùa xuân nhà em). Với chị, “trẻ em là bầu trời đẹp nhất để người lớn quay về”.

Nhà thơ Mai Hoa tên thật Võ Mai Hoa, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sách đã in: Giấc mộng hoàng hoa (thơ, 2019); Người đàn bà cưới nỗi buồn (thơ, 2020); Bước huyền đêm (thơ, 2020); Người trong giấc mơ (tiểu thuyết, 2020); Duyên (tùy bút, 2021); Khoảng trời của ngoại (thơ thiếu nhi song ngữ Việt - Anh, 2022); Cát (thơ, 2023); Vọng thiên hà (thơ, 2023); Quán trần gian (tập truyện, 2023); Hoa thơm tay bé (thơ thiếu nhi, 2024); Trên đôi cánh thời gian (tản văn, 2024).

Nguồn: Đắk Lắk điện tử.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nghiên cứu Hồ Chủ Tịch càng sáng rõ hơn về thượng tướng Phùng Thế tài
Tên bài viết này tôi định đặt là Tôi biết rõ hơn về Thượng tướng Phùng Thế Tài khi nghiên cứu về Bác Hồ để nhấn mạnh tới đối tượng chính nhưng ngẫm nghĩ những tâm sự của Bác Tài rất thần tượng Bác Hồ nên đặt lại như trên. Vả lại cũng đúng với công việc chính của tôi. Thôi thì cứ thật thà mà nói, biết gì nói vậy, cái chính là sự trung thực của người viết.
Xem thêm
Mã Thiện Đồng - Người “thư ký” trung thực của mảng truyện ký chiến tranh
Chiến tranh đã tạnh từ lâu, những vết thương thể xác đã lành xẹo nhưng những ký ức kinh hoàng, những vết thương lòng vẫn còn âm ỉ đớn đau trong tâm hồn của những người đã từng bị nhấn chìm trong cuộc chiến vệ quốc Mỹ - Việt vừa qua.
Xem thêm
Hành trình rèn luyện kỹ năng tự học của Nguyễn Hiến Lê
Khi nhắc đến việc tự học, người ta thường nhớ đến tấm gương điển hình là học giả Nguyễn Hiến Lê. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, để có được kỹ năng tự học, chính bản thân Nguyễn Hiến Lê cũng phải tự mày mò phương pháp, tự tìm kiếm sách vở và tự nghiên cứu để có thói quen, có được kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực như di tác mà ông để lại.
Xem thêm
Thượng tướng Phùng Thế Tài với mùa xuân đại thắng
Trong hành trình tiến tới Mùa xuân Đại thắng năm 1975, có nhiều vị tướng lĩnh, anh hùng dũng sĩ đã chiến đấu lập công với những dấu ấn đặc biệt. Đã 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những con người góp phần tạo nên chiến thắng lịch sử vẻ vang ấy, nhiều người đã trở về với thế giới của người hiền. Đối với tôi, Thượng tướng Phùng Thế Tài là một vị tướng không chỉ giàu cá tính, có sự quyết đoán, mưu trí, tầm nhìn xa trông rộng, mà ông còn là vị tướng thực hành với những nhiệm vụ cụ thể, ở các khu vực đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó cũng là nét độc đáo riêng biệt của Thượng tướng Phùng Thế Tài.
Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm