TIN TỨC

‘Sống sót để trở về sau cuộc chiến đã là lãi lắm rồi’

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-30 17:05:16
mail facebook google pos stwis
1375 lượt xem
Tâm sự của nhà thơ- bác sĩ Phạm Đình Phú- người chiến sĩ quân y năm xưa khiến đồng đội lặng người. Ông nói: "Sống sót để trở về sau cuộc chiến đã là lãi lắm rồi"…

Sáng 30-8, Hội nhà văn TP.HCM tổ chức ra mắt tập thơ “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi”.

Đông đảo bạn văn đến chúc mừng buổi ra mắt tập thơ "Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi". Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Đó không hẳn là buổi ra mắt sách, đúng hơn đó là cuộc hội ngộ nghĩa tình, ấm áp của những tác giả đặc biệt trong cuốn sách đặc biệt – cuốn sách của những người lính từng chiến đầu ở chiến trường Đông Nam Bộ năm nào.

Xúc động ngày hội ngộ
 

Thực tế, đáng lẽ buổi ra mắt sách đã diễn ra sớm hơn nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài, thời gian bị trì hoãn lại. Những người lính trai tráng năm xưa giờ đây tóc đã ngả bạc, bước chân run run trong ngày hội ngộ. Cũng không ít tác giả đã về với cát bụi….

Tập thơ do PGS -TS, nhà thơ Lương Minh Cừ (trái) tuyển chọn. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Hôm nay, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh Việt Nam, tuyển tập thơ Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi chính thức được giới thiệu đến đông đảo bạn văn và khán giả.

Nhà văn Bích Ngân- Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM chia sẻ, 21 tác giả dù là vị chỉ huy có hàm tướng tá hay anh chiến sĩ binh nhì binh nhất nhưng thơ của họ đều chứa đựng máu lửa chiến tranh và đều chan chứa tình.

“Đạn bom, khốc liệt, mất mát, hy sinh. Tình máu mủ, tình đôi lứa, tình vợ chồng, tình đồng đội, tình quân dân, tình quê hương, tình đất nước… Bao trùm lên tất cả và sâu hơn tất cả vẫn là tình người", nhà văn Bích Ngân chia sẻ.

Nụ hôn vĩnh biệt
 

Phát biểu tại buổi ra mắt tuyển tập thơ Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi, nhà thơ - bác sĩ Phạm Đình Phú không khỏi xúc động.

“Thế hệ U80 chúng tôi, thế hệ được tôi luyện, thử thách qua chiến tranh, sống được tới hôm nay, thậm chí được sống sót trở về sau cuộc chiến là có “lãi” lắm rồi! Những ai không nhiễm chất độc da cam dioxine, không mất chân thiếu tay, không bị vết thương sọ não, đạn không xuyên ngực, mảnh bom không găm bụng, càng có “lãi”!”- nhà thơ - bác sĩ Phạm Đình Phú trải lòng.

Nhà thơ - bác sĩ Phạm Đình Phú (trái) xúc động khi nhớ lại kí ức những năm tháng không thể nào quên.

Nhà văn Bích Ngân đại diện Hội nhà văn TP.HCM tặng hoa PGS -TS, nhà thơ Lương Minh Cừ.

Với ông và những đồng đội, ký ức chiến đấu trong cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ vẹn tròn đất nước là những ngày tháng không thể nào quên.

Những thanh niên ngày ấy ra đi, có người còn dang dở giấc mơ đèn sách, có người còn nặng lòng với mối tình đầu chớm nở, thậm chí “không thể biết ngày trở lại” nhưng họ vẫn sẵn sàng lên đường vì tiếng gọi của Tổ quốc yêu thương.

“Một “cô y tá nhỏ”, quý danh Hải Hà- Tuyết Sương gồng mình gắng sức đưa bằng được thi thể chiến sĩ Khang- một đồng đội nam to cao nặng hơn mình. Cô lau mặt, đặt môi hôn- nụ hôn vĩnh biệt người đồng đội dũng cảm chiến đấu đã hi sinh …”- nhà thơ - bác sĩ Phạm Đình Phú trầm ngâm nhớ lại.

“Hòa bình lết đi bằng bước chân thương binh”
 

Tập thơ Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi (tựa tập thơ là một câu thơ trong bài thơ cùng tên của nhà văn Nam Hà) do PGS -TS, nhà thơ Lương Minh Cừ tuyển chọn. Trong buổi ra mắt sách, nhiều nhà văn nhà thơ bày tỏ sự tri ân với PGS -TS, nhà thơ Lương Minh Cừ- người đã kì công cóp nhặt sưu tầm giới thiệu tới bạn đọc tuyển tập này.

Tuyển tập thơ "Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi". Ảnh: Hồ Huy Sơn

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đánh giá đây là tuyển tập đáng tin cậy và đáng để trên giá sách. Thân với nhà thơ Lương Minh Cừ gần 30 năm nay, anh nói: “Lương Minh Cừ là một trong những thi sĩ trẻ tuổi nhất có mặt tại Hội trường Thống Nhất ngày 30-4 lịch sử”. Cuốn sách không chỉ là chứng nhân lịch sử, đó còn là tấm lòng với đồng đội…

Như ai đó từng nói, Lương Minh Cừ thực hiện tuyển thơ Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi như cuộc điểm danh đồng đội từng chiến đấu tại miền Đông Nam bộ.

Chiến tranh đã qua đi, đất nước đã nối liền một dải nhưng có những cái hẹn ước đoàn viên đã vĩnh viễn chỉ là lời ước hẹn…

Tuyển tập thơ như một lời nhắc nhớ thế hệ trẻ hôm nay không quên cội nguồn lịch sử dân tộc, để biết vẹn tròn Tổ quốc hôm nay được đánh đổi bằng bao máu xương của cha ông đi trước, để ý thức hơn về trách nhiệm của mình với non sông.

“Hòa bình lết đi bằng bước chân thương binh

Nhắc nhở những cuộc đời bị đốn

Bằng những ngôn từ choáng lộn

Sáng hơn màu của đạn đồng…”

(Phạm Quốc Ca).

Nguồn: https://plo.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm