TIN TỨC

5 quốc gia cùng tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-11-18 20:47:46
mail facebook google pos stwis
1670 lượt xem

Các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ sẽ cùng tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với Việt Nam. UNESCO sẽ phối hợp với các cơ quan văn hóa của Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động.

 

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) vừa công bố kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo khoa học, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 2022). Lễ kỷ niệm dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/7/2022.

Theo đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ sẽ cùng Việt Nam tổ chức kỷ niệm này. Các nhà khoa học của 4 nước sẽ tham dự hội thảo khoa học quốc tế về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu do Việt Nam tổ chức.

Theo kế hoạch của UNESCO, các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tập trung ở tỉnh Bến Tre – nơi ông sinh sống và sáng tác một thời gian dài cho đến ngày qua đời.

Trong dịp này UNESCO sẽ phối hợp với các cơ quan văn hóa của Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động gồm các hội thảo khoa học, tổ chức triển trưng bày các tư liệu về hoạt động của nhà thơ, công diễn các tác phẩm sân khấu hóa về hình tượng Nguyễn Đình Chiểu, giới thiệu diễn ngâm những tác phẩm thơ văn của ông đến với công chúng.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông – “Lục Vân Tiên”.

 

Từ năm 1956, UNESCO đã tham gia vào việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử và các danh nhân lỗi lạc của các nước, khẳng định tầm quan trọng và sự công nhận trên bình diện thế giới đối với các cá nhân hoặc sự kiện này. Các cá nhân, sự kiện được UNESCO tham gia kỷ niệm là các cá nhân, sự kiện đã có đóng góp cho việc phát triển văn hóa và giúp cho việc tăng cường hiểu biết quốc tế, tạo nên sự gần gũi giữa các dân tộc và đóng góp cho hòa bình thế giới.

Việc UNESCO tham gia vào việc kỷ niệm các danh nhân lỗi lạc cùng các nước thành viên được thực hiện theo các tiêu chí cụ thể như: Kỷ niệm theo năm tròn tuổi 50 năm của năm sinh hoặc năm mất của danh nhân (100, 150, 200, 250, 300…); Mỗi năm một quốc gia được đề xuất kỷ niệm 2 cá nhân hoặc sự kiện, một trong số đó ưu tiên về vấn đề bình đẳng giới.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, TP.HCM) và mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến Tre).

Ông xuất thân trong gia đình nhà Nho hiếu học, từ nhỏ đã rất thông minh và chăm chỉ. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh, cực khổ. Ông bị mù lòa trong lần về chịu tang mẹ. Vì quãng đường xa, thời tiết thất thường khiến ông bị ốm và hỏng đôi mắt.

Sau khi trở về quê, ông gạt bỏ mọi khó khăn, vực dậy mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Là một người vừa tài năng vừa đức độ nên danh tiếng của ông vang khắp lục tỉnh.

Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.

Hầu hết các tác phẩm chính của ông đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông đó chính là tác phẩm Lục Vân Tiên. Đây là tác phẩm rất ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

Nguyễn Đình Chiểu đã có những cống hiến rất to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà. Ông là một tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực phi thường, về đạo đức làm người và lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt.

 Tấn An/Tạp chí Du lịch TPHCM

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm