TIN TỨC

Bác Hồ với trí thức Nam bộ nhiều gửi gắm tin yêu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-10-26 17:16:18
mail facebook google pos stwis
247 lượt xem

‘Bác Hồ với trí thức Nam bộ’ là chủ đề Hội thảo khoa học do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM và Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 26/10.


Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Bác Hồ với trí thức Nam bộ" dày 900 trang, với 82 tham luận.

Bác Hồ với trí thức Nam bộ thể hiện ngay sau Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi và được sự hưởng ứng của những nhân vật nổi tiếng ở phương Nam tham gia xây dựng chính quyền mới, như Trần Văn Giàu, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Phú Sổ, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung...

Đồng thời, Người cũng dùng chân tình để thuyết phục một số trí thức Nam bộ đang ở nước ngoài cùng hồi hương phụng sự dân tộc, như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Ngọc Nhựt, Lương Định Của...

Bác Hồ với trí thức Nam bộ được đánh dấu bằng “Thư gửi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 25/5/1947: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc... Anh em văn hóa với trí thức là lớp tiên tri tiên giác, càng phải quyết tâm không chịu làm nô lệ”.


Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo "Bác Hồ với trí thức Nam bộ" sáng 26/10 ở TP.HCM.

Tại hội thảo khoa học “Bác Hồ với trí thức Nam bộ”, nhiều nhà nghiên cứu cũng khẳng định một tấm lòng thiết tha với đội ngũ trí thức Nam bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự ưu ái xây dựng Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Cuối năm 1954, khi con em của cán bộ miền Nam đã tập kết an toàn ở Cửa Hội, Nghệ An và Sầm Sơn, Thanh Hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý mô hình trường nội trú dành riêng cho đối tượng này. Và lần lượt 28 Trường Học sinh miền Nam đã được thành lập ở Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... để góp phần đào tạo những đứa con ưu tú Nam bộ nối bước bảo vệ và kiến thiết đất nước.

Vai trò của Trường Học sinh miền Nam từng được đồng chí Phạm Văn Đồng đánh giá “là một vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó ấy”.
 


Đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phương (94 tuổi) từng nhiều lần được hạnh ngộ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, tham dự hội thảo "Bác Hồ với trí thức Nam bộ".


Trí thức Nam bộ nói riêng và trí thức Việt Nam nói chung, luôn được Bác Hồ quan tâm chăm sóc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng, thì họ không làm tròn được nhiệm vụ”. Bởi ưu tư ấy, Bác Hồ luôn lo lắng trí thức không được trọng dụng: “E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến những những bậc tài đức không thể xuất thân”.

Trân trọng tình cảm của Bác Hồ, nhiều trí thức Nam bộ đã dấn thân cho sự nghiệp cách mạng không hề ngại gian khó hy sinh. Đồng thời, hình tượng Bác Hồ được phản ánh một cách gần gũi và sâu sắc trong thơ của các tác giả phương Nam như Bảo Định Giang, Chế Lan Viên, Thu Bồn, Viễn Phương...

Hai câu thơ quen thuộc “Tháp Mười đẹp nhứt bông sen/ Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ” được nhà thơ Bảo Định Giang viết vào mùa hè năm 1946, khi ông đang là cán bộ ban Tuyên truyền lưu động Chiến khu 8 thuộc Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Nam bộ.

Nguyên tác bài thơ của Bảo Định Giang có bốn câu: “Tháp Mười đẹp nhứt bông sen/ Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ/ Bông sen dành để lễ chùa/ Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm”. Bài thơ nhanh chóng được truyền tụng và được in trên các sách báo vùng Đồng Tháp Mười. Năm 1948, nhà thơ Bảo Định Giang gửi bài thơ cho phái đoàn của tướng Trần Văn Trà, nhờ đem ra chiến khu Việt Bắc để tặng Trung ương Đảng. Từ đó, bài thơ được lan tỏa cả nước. Thế nhưng, phần lớn các văn bản đều chỉ sử dụng hai câu đầu, và bỏ đi hai câu cuối. Thiết nghĩ, đó cũng là một chỉnh thể gọn gàng và đầy đủ. Đến nay, hai câu thơ viết về Bác Hồ của nhà thơ Bảo Định Giang đã tồn tại bền vững trong đời sống cộng đồng như một bài ca dao.

Bài thơ “Người đi tìm hình của nước” được nhà thơ Chế Lan Viên sáng tác năm 1960, là một trong những bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất về hành trình Nguyễn Ái Quốc bôn ba bốn biển năm châu. Bài thơ dài 20 khổ, có những câu ám ảnh người đọc nhiều thế hệ: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/ Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác/ Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất/ Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre/ Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”.

Sau ngày non sông thống nhất, nhà thơ Viễn Phương tạo được rung động cho đồng bào Nam bộ với bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết tháng 4/1976: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác/ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát/ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Nguồn: PHẠM TUẤN (Báo Nông Nghiệp Việt Nam).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm