TIN TỨC

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến và những lời tri ân “tôi được sống”

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-24 15:20:01
mail facebook google pos stwis
770 lượt xem

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến với những khoảnh khắc khó quên nhất trong cuộc đời qua tập truyện ký 'Tôi được sống’, vừa được Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức tọa đàm sáng 24/4.

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến sinh ngày 1/4/1942 tại xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có nhiều năm làm giám đốc hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM. Ngoài một số phim truyện như “Người trong cuộc”, “Biển sáng” hoặc “Thiên đường cho cô gái nhảy”, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến rất được đồng nghiệp nể trọng ở mảng phim tài liệu.

Sở trường làm phim tài liệu của đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến được thể hiện rất rõ trong 300 trang sách của tập “Tôi được sống” do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Đó là những quan sát tinh tế, những dữ kiện cụ thể và những chi tiết chắt lọc. Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến không có ý định trở thành một tác giả văn chương, nhưng cuộc đời ông đã chính là một tác phẩm văn chương.

Sau khi tập kết ra Bắc tháng 10/1954, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến được đào tạo ở Trường Học sinh miền Nam và khoa toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1964, ông xung phong vào chiến trường miền Nam. Những đứa con miền Nam trở lại chiến đấu trên đất mẹ kiên cường thời điểm khốc liệt ấy có không ít văn nghệ sĩ nổi tiếng, như nhà thơ Lê Anh Xuân, nhạc sĩ Thanh Trúc...

Ban đầu, Nguyễn Ngọc Hiến phục vụ trong đội chiếu bóng và chiến đấu ngoan cường như một bộ đội chính quy. Với thành tích tham gia bắn xe tăng Mỹ và giáp trận tiêu diệt biệt kích Mỹ, Nguyễn Ngọc Hiến được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ năm 1967. Thế nhưng, định mệnh oái oăm nhất và cũng kiêu hãnh nhất của Nguyễn Ngọc Hiến là vai trò phóng viên báo Khởi Nghĩa.

Khi đi viết về đội du kích xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, phóng viên Nguyễn Ngọc Hiến đã bị thương nặng vào tháng 10/1970. Khoảng khắc ấy, hơn nửa thế kỷ sau, Nguyễn Ngọc Hiến thuật lại: “Chắc viên đạn trúng mặt tôi là đạn đum đum (tức khi viên đạn chạm vào mục tiêu sẽ phát nổ, còn gọi là đạn phá) nên toàn bộ xương hàm và răng dưới bị bay mất. Máu ra nhiều. Nằm trên xe bò của chị Ba Ngai, tôi lịm đi”. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến trong tập “Tôi được sống” thú nhận: “Mỗi lần viết về nhân dân và du kích An Tịnh thì lòng tôi hồi hộp vì trong đó có cả máu thịt của mình”.

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến chia tập “Tôi được sống” thành ba phần: ký, truyện và hồi ức về học sinh miền Nam. Tuy nhiên, ba phần dù tồn tại độc lập vẫn không tách rời về mặt cảm xúc. “Tôi được sống” có bút pháp giản dị, tỉ mỉ và chân thành, đúng đặc trưng của văn học phi hư cấu. Đã từng làm phóng viên rồi lại làm đạo diễn, nên ông có được nhiều trang văn sinh động. Ví dụ, “Vài nét quang cảnh vùng giải phóng Củ Chi năm 1965” phác thảo cuộc sống thời chiến với các tình huống và các hình ảnh gây ấn tượng, như một bộ phim tài liệu bằng chữ.

Có lẽ cần nhắc lại, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến không có ý định lấn sân sang lĩnh vực văn chương. “Tôi được sống” là những lời tri ân lặng lẽ, tri ân với đời, tri ân với người, tri ân với cách mạng, tri ân với số phận. Thế nhưng, “Tôi được sống” vẫn có khả năng tồn tại ung dung như một tác phẩm văn học đích thực, bởi giá trị tự thân của cuốn sách.

Giá trị văn chương của “Tôi được sống” thể hiện rõ nhất qua ngôn ngữ đối thoại. Tác giả có ý thức chuyên nghiệp, dùng đúng văn phong của từng nhân vật và giúp họ bộc lộ tính cách khác biệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng chăm chút văn phong cá nhân, dùng đúng những chữ, những từ quen thuộc của người Nam bộ như “Bộ Tư lịnh” chứ không cần tuân thủ qui tắc chính tả chung là “Bộ Tư lệnh”.

“Tôi được sống” có nhiều tài liệu quý dành cho thế hệ sau. Có lẽ đấy là những tài liệu mà đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến chưa có điều kiện đưa lên màn ảnh. Những câu chuyện xoay quanh nhân vật “Thằng Kôn Sắc” như “Đụng độ với tướng Tô Ký” hoặc “Dạy điều lệ Đảng cho tù binh Mỹ” đều là gợi mở thú vị cho các tác phẩm văn chương và điện ảnh tiếp nối mạch cảm hứng về vẻ đẹp con người Việt Nam trong khốc liệt đạn bom.

Khép lại tập “Tôi được sống” không khó để nhận ra đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến là một tác giả tự trọng. Ông phân định “truyện” và “ký” không phải để đặt mục tiêu sáng tác, mà để kiểm soát giới hạn bản thân. Những gì ông viết hầu hết đều trên nền tảng sự thật, nhưng khi thấy trí nhớ của mình không đảm bảo tài liệu chính xác tuyệt đối thì ông chuyển thể loại “ký” thành “truyện”, hoặc vì lý do tế nhị không thể viết toàn bộ sự thật bằng một nửa sự thật thì ông xác lập “truyện” thay cho “ký” nhằm tránh những tổn thương ngoài tiên liệu cho đối tượng liên quan.

“Tôi được sống” có thể xem là một minh chứng nữa về sức hấp dẫn của thể loại văn chương tự sự. “Tôi được sống” có thể là một sự may mắn Thượng Đế ban tặng, thì “tôi được nhớ”, “tôi được kể” và “tôi được viết” là một thái độ do chính con người quyết định theo cách sòng phẳng và văn minh.

Theo Tuy Hòa/ Báo Nông Nghiệp

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thêm một nghĩa cử nghĩa tình cao đẹp
Ngày 4 tháng 9 năm 2024, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn số 5133/ UBND-KT về việc hỗ trợ chăm lo cho thương binh, bệnh binh. Theo đó, thành phố chủ trương hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh với số tiền chăm lo tối thiểu 2 triệu đồng / người / tháng. UBND TP giao cho các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thuộc Thành phố, mỗi đơn vị hỗ trợ tối thiểu 5 trường hợp ( 10 triệu đồng / tháng ) phấn đấu duy trì đến hết năm 2030. Thành phố giao cho các sở Tài chính, Lao động TBXH triển khai ý kiến chỉ đạo này. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP HCM được giao tiếp nhận, quản lý và giải ngân nguồn tài trợ.
Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm