TIN TỨC

Mùa bình thường mùa xuân nay đã về

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-02 19:42:58
mail facebook google pos stwis
1360 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

Giao thừa qua đi trong đợi chờ những sinh sôi tươi mới lan tỏa sinh khí an lành hòa hợp đất trời. 

Khoảnh khắc thời gian hình như ngưng đọng lại trong một sát na khi chạm mốc cuối cùng của năm cũ, để rồi bừng lên trong niềm vui khánh tiết năm mới. Những giọt mưa như ấm áp hơn trong khúc luân vũ mùa đông trở thành hoài niệm, đón mừng xuân mới trong bao ước mộng ngọt lành lộc phúc tròn đầy. Những chồi non tơ cựa quậy nhu nhú hé lộc biếc, những búp hoa hàm tiếu kín đáo tỏa hương …

Giao thừa qua đi trong đợi chờ những sinh sôi tươi mới lan tỏa sinh khí an lành hòa hợp đất trời. Thoảng trong làn gió mảnh mềm như lụa có hương đất đánh thức bình minh, có líu ríu tiếng chim bắt giọng cho nhân gian với những lao xao đầy âm sắc cùng hòa giai điệu của bình yên và thân thương. Và khúc Nam Xuân nghe sao dịu dàng đến mềm cả không gian, cho lòng người thanh yên bước vào một hành trình mới trong tâm thế của niềm tin và hy vọng.

Ảnh minh họa: vietnamnet.vn.

Có chút thảng thốt bâng khuâng, trong khoảnh khắc linh thiêng giao hòa trời đất chuyển giao mùa cũ năm mới, bất chợt ngoái lại phía sau, như lưu lại trong hộp ký ức một vài những xáo trộn the thắt đắng đót của 365 ngày qua, cả đất nước trong một cơn thương khó khốc liệt bởi dịch bệnh càn quét suốt dọc chiều dài mảnh đất hình chữ S. Để rồi trân trọng từng giây phút được nhẹ nhàng thở trong nhịp bình thường, bình thường như khi chưa hề có một đại dịch toàn cầu đã từng làm nhịp thở cả đất nước bỗng chốc một chút hụt hơi.

Giao thừa, thời khắc thiêng liêng, trời đất và những trái tim nhân gian giao hòa. Và ở thời điểm này, cho dù những trái tim có lạc lối, có sắt đá cũng bỗng nhiên trở nên mềm, thậm chí yếu mềm khi nghĩ về những người thân yêu. Những nỗi đau dù thâm sâu, những mất mát dù khốc liệt, nhưng vào lúc chuông điểm này cũng như được ve vuốt, xoa dịu… Giao thừa. Nếu như có khóc, thì đó là sự thể hiện của hạnh phúc, là nước mắt trong niềm vui để từng giọt trong veo như gột rửa những tủi hờn chất chứa.
 

Thành phố Hồ Chí Minh trở về "bình thường mới". Tranh màu nước của Đoàn Cao Quốc

Chưa khi nào hai chữ “bình thường” lại có ý nghĩa quý giá, ngọt ngào, mang trong mình bao niềm tin, hy vọng như ở mùa xuân này, năm mới này. Là niềm vui sum vầy, đoàn tụ đặc biệt, nối kết tình thân sau cả một năm thương khó bất an cùng bao cuộc chia ly tưởng chừng là mãi mãi. Là sự an bình sau những trải nghiệm sâu sắc để đối diện, làm quen, chấp nhận, chữa lành những vết thương, để thành ngày “bình thường”, mùa “bình thường”, năm tháng “bình thường”, cho dù sự “bình thường” không còn như ngày cũ.

Làm sao có thể quên được ngay những thời khắc mọi thứ đều thiếu hụt đến hoang mang, rồi những những tai ương, biến cố bỗng chốc bao trùm cuộc sống, mọi thứ đều chênh vênh, cảm giác sinh mạng của mình, của người thân, của bạn bè đôi khi không thể nắm giữ, không thể tồn tại, chỉ vì một làn gió vô hình mang trong đó độc dược đe dọa sự sống.

Tất cả những ngày tháng năm cũ mà từng người Việt Nam vừa trải qua, đất nước Việt Nam vừa trải qua, đã thêm một lần rèn luyện sự mạnh mẽ, sự kiên cường, nhưng cũng tạo nên một giá trị mới, để khắc ghi sâu sắc thêm bài học tiền nhân đã từng di huấn, cuộc sống sinh mạng con người là vô giá, thời gian từng sát na là vàng bạc, để trân trọng, để không lãng phí khi nghĩ rằng cuộc đời còn dài lắm, để rồi mỗi khoảnh khắc sống là tận lực hữu ích cho những ước mơ thành hiện thực, cho những tình thương yêu con người và cuộc sống nhân gian.

Không khí Tết ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Tấn Đạt

Để có được hai chữ “bình thường” đón mùa xuân mới, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua một cơn nguy biến, sinh tử, tưởng chừng đã dốc hết sức lực… Nhưng không, thành phố đón xuân trong âm thanh náo nhiệt với những tạp âm đầy màu sắc, mạnh mẽ và lan tỏa năng lượng của sự sống, của hồi sinh, của sinh sôi… Lại như thấy hình ảnh của hơn 300 năm trước, những bước chân tứ xứ tám phương tụ về mở đất lập phố, đã gieo mầm xanh lộc biếc, nâng đỡ san sẻ nhau ân tình nghĩa cử, tình người, lòng nhân hậu và sự tử tế lặng lẽ tỏa hương, từ hẻm nhỏ đến đường lớn, để phố lại bình thường trong hào hoa diễm lệ, trong nhộn nhịp sắc màu, trong giàu có thịnh vượng…

Xin chữ tại Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Tấn Đạt

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đón mùa xuân yêu thương, mùa xuân tri ân, để không quên quá khứ đã qua, nhưng cũng là sẽ nhanh chóng làm lành đau thương để bước vào “mùa bình thường”, kiến tạo, phục hồi, vực dậy lại những sức mạnh tiềm năng kinh tế của thành phố. Đã thấy hồng nắng ngọt ban mai, thấy mọi con đường của thành phố tràn sắc hoa xuân lộng lẫy, từ các loài hoa cây trái cảnh bốn phương đổ về, từ những hàng cây phố đang mùa trổ hoa nhuộm màu tình yêu các ngả đường…

Thủ đô Hà Nội- Thành Thăng Long hơn ngàn năm tuổi, mỗi giao thừa lại như thêm một hương sắc mới, bồi đắp thêm những tầng những vỉa giá trị văn hiến, làm giàu thêm nhiều nét tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô, lan tỏa tình yêu, khơi dậy ý thức trách nhiệm gìn giữ, trao truyền các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam.

Ngắm nhìn dòng người đi quanh Hồ Gươm đón chờ phút giao thừa, cho dù có hơi sương giá lạnh, nhưng gương mặt nào cũng như đóa hồng rạng rỡ tươi vui. Hình như những bần thần lo lắng e ngại cơn đại dịch như mùa năm cũ đã được chính những làn gió cuối cùng của mùa đông cuốn đi, chỉ còn lại ánh mắt lấp lánh của hy vọng và niềm tin trở lại “mùa bình thường” an vui và hạnh phúc.

Chợt nghe một đôi tình nhân vừa đi qua, hẹn nhau “Giao thừa này mình hôn nhau nhé”, như một linh nghiệm mùa xuân của tình yêu.

Và ngay lúc này đây, khoảnh khắc giao thừa tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới linh thiêng, qua màn hình truyền hình, qua âm thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghe giai điệu Quốc ca trang nghiêm oai hùng, nhìn quốc kỳ bay trong gió trên kỳ đài Ba Đình, một cảm xúc rưng rưng tự hào về Tổ quốc Việt Nam. Một đất nước có lịch sử xây dựng và bảo vệ giang sơn gấm vóc đầy nhọc nhằn mà vinh quang, từng trải qua bao nhiêu cuộc chinh chiến chống xâm lược, hòa phục thiên nhiên khắc nghiệt, thêm một lần nữa vượt qua đại dịch toàn cầu để giữ gìn “mùa bình thường”, mùa xuân bất tận của đất nước.

Vâng! Phía trước là ngày mai, bóng tối chỉ còn là quá khứ. Giờ là những thời khắc bắt đầu của ánh sáng, của bình minh thanh khiết trong lành, của những vận hội mới khởi đầu cho những thành công mới đầy năng động sáng tạo. Để từ đây, trong thời khắc giao hòa trời đất, khí linh thiêng tụ lại rồi lan tỏa trải dài đất nước ánh sáng hy vọng, niềm tin vào những “mùa bình thường” mùa xuân nay đã về.  

Cầu mong thiên nhiên mưa thuận gió hòa
Cầu mong đất nước Việt Nam quốc thái dân an.
Cầu mong nhân gian an bình hạnh phúc.

Nguồn: https://vovworld.vn/.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm