TIN TỨC

Im lặng sống: Biên bản chân thực về đại dịch Covid-19

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
452 lượt xem

Ngày 29-12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức giao lưu ra mắt tiểu thuyết Im lặng sống (NXB Hội Nhà văn) của nhà văn An Bình Minh. Tác phẩm có dung lượng không dày nhưng được ví như một biên bản chân thực về đại dịch Covid-19, mà dư âm vẫn kéo dài đến tận hôm nay.

Nhà văn An Bình Minh tên thật là Bùi Bình Thiết (quê ở Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội). Là nhà văn trưởng thành trong quân đội nên đề tài chiến tranh và người lính là thế mạnh của ông. Trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 4 của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011 - 2015, ông đạt giải Ba (không có giải Nhất) cho tác phẩm Dư chấn 3,5 độ richter. Cùng với đó là giải Ba cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội 2005 - 2006 với hai truyện Mắt núiLính cảnh.

Trước tiểu thuyết Im lặng sống, nhà văn An Bình Minh từng ra mắt các tập truyện ngắn: Chuyện tình Trường Sơn, Bảy kiếp đàn bà, Chuyện tình Xiêm Riệp và 2 tiểu thuyết Dư chấn 3,5 độ richter, Bi tráng Trường Sơn.


Tiểu thuyết "Im lặng sống" là tiểu thuyết thứ 3 và là tác phẩm thứ 6 của nhà văn An Bình Minh

Trong lời vào sách, nhà văn An Bình Minh bày tỏ: "Phòng chống Covid-19 là một cuộc chiến toàn dân, toàn diện; mỗi căn nhà, mỗi thôn xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ. Để phòng chống dịch, ngay từ đầu chúng ta đã không có vũ khí nào khác ngoài 5K gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung và Khai báo y tế. Phải áp dụng phương pháp ngặt nghèo để khoanh vùng diệt dịch là thực hiện cách ly tuyệt đối cả người và phương tiện giữa các phường xã, các quận, huyện và giữa các tỉnh, thành phố".


Nhà văn An Bình Minh chia sẻ tại chương trình

“Có thể nói, cuộc chiến chống lại kẻ thù là Covid-19 là một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, trong khi chúng ta không biết gì về kẻ thù. Chúng không hiện hữu, nằm ngoài cả sự hiểu biết của khoa học hiện đại. Vậy mà chỉ trong vài tháng của cuộc chiến tranh này, chúng ta đã phải chịu tổn thất vô cùng nặng nề: Hơn 43.000 người chết và gần 4.500 trẻ em mồ côi cha mẹ. Rõ ràng đây là cuộc chiến đặc biệt, hơn cả một cuộc chiến tranh đã từng có”, nhà văn An Bình Minh chia sẻ về cảm hứng viết nên tác phẩm.


Nhà văn Bùi Anh Tấn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM, cho rằng, nhà văn An Bình Minh có sự nhạy bén của người cầm bút viết văn, và cũng là nhạy bén của người làm báo

Trong Im lặng sống, cuộc chiến đấu với Covid-19 được khúc xạ, thu nhỏ vào một thành phố có tên Bình Hải, là nơi có dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, khốc liệt nhất với những mất mát đau thương nhiều nhất trong cả nước. Ở đó, diễn ra những cái chết bất ngờ, tức tưởi trước sự bất lực của những phương tiện khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn của con người...

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch hội Nhà văn TPHCM, cho rằng, Im lặng sống chưa phải là tác phẩm văn chương xuất sắc, còn mang tính báo chí và mang tính thời sự khá đậm. Tuy nhiên, điều quý giá và cao cả hơn là thái độ sống và thái độ viết của tác giả.


Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM tặng hoa cho tác giả, bên cạnh là vợ của nhà văn An Bình Minh

Theo Chủ tịch hội Nhà văn TPHCM, tác phẩm đã phản ánh phần nào đời sống, tâm tư của người dân thành phố đã chống chọi với đại dịch Covid-19 và vượt qua đại dịch với bao nhiêu biến cố, mất mát, đau thương, cùng rất nhiều nỗ lực. “Ngoài ra, tác phẩm đã phản ánh được những khát vọng không chỉ của tác giả mà của cả người dân thành phố trước cuộc sống bộn bề, nhiều mất mát và có những giá trị bị đảo lộn. Những giá trị được bồi đắp qua năm tháng nhưng bất ngờ khi đại dịch tràn tới, đã phơi bày nhiều nỗi đau mà nhà văn An Bình Minh đã đưa vào tác phẩm”, nhà văn Bích Ngân chia sẻ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm