TIN TỨC

Ký ức đẫm lệ của vị đại tá “ba vợ, một con”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-01 20:04:15
mail facebook google pos stwis
2092 lượt xem

CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

MINH TUỆ

Trong căn hộ nhỏ tại khu tập thể B1 (phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội), tôi được Đại tá tình báo Lê Văn Trọng kể lại những cảnh đời ly tán vì chiến tranh trong gia đình ông - một gia đình mà cả vợ lẫn chồng trước đó đều đã vĩnh viễn mất đi “một nửa” của mình. “Nhiều người từng gọi đùa tôi là “ông đại tá ba vợ, một con”, nhưng họ cũng hiểu vì chiến tranh mà gia đình tôi phải rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ấy”, Đại tá tình báo Lê Văn Trọng mở đầu câu chuyện bằng những giọt nước mắt lăn dài. Ít ai biết rằng, gia cảnh ông là một điển hình của nỗi đau “núi cách sông ngăn” sau những năm dài chiến trận…

Đại tá tình báo Lê Văn Trọng.


NỖI ĐAU CẮT CHIA TỪ HAI NGƯỜI VỢ TRẺ

Sau năm 1954, nhiều cán bộ miền Nam nhận nhiệm vụ tập kết ra Bắc, trong lúc kẻ thù đang rắp tâm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Ngày ấy, mỗi gia đình cán bộ tập kết đều mang trong mình tâm tư trĩu nặng “ngày Bắc đêm Nam”, bởi họ biết nỗi đau ly tán trong mỗi gia đình rồi sẽ lại tiếp tục dài thêm...

Là bộ đội miền Nam, ông Lê Văn Trọng nhận nhiệm vụ tập kết ra Bắc, để lại người vợ mới cưới ở quê hương Khánh Hòa. Do nhiệm vụ bí mật của một cán bộ tình báo nên ông không được phép biên thư, ghi địa chỉ về nhà, bởi vậy sau nhiều năm bặt tin, lại chưa có với nhau một mụn con, người vợ trẻ đã quyết định xây dựng gia đình với người đàn ông khác. “Mãi sau này, khi cơ sở của ta ở trong Nam báo ra, tôi mới được biết, thôi thì vì hoàn cảnh, nhiệm vụ, mình cũng phải cảm thông với cô ấy”, ông Trọng nhớ lại.

 Tạm gác chuyện gia đình, công việc của tổ chức đã lần lượt cuốn ông Trọng đi khắp các chiến trường, rồi sau đó ông nhận nhiệm vụ bí mật “tập kết ngược”, trở về hoạt động giữa lòng địch. Năm 1967, ông làm nhiệm vụ trong mạng lưới tình báo tại địa bàn Vùng 1 chiến thuật của địch. Tại đây, ông đã xây dựng được cơ sở tình báo tại “Nhà may y phục Thanh Tâm” trên đường Thống Nhất, TP. Đà Nẵng, một thời gian sau, ông nên duyên vợ chồng với cô chủ hiệu may Trà Thị Tâm.

Khi cặp vợ chồng chủ hiệu may Thanh Tâm vừa sinh được cậu con trai tròn 6 tháng tuổi, đúng giữa Tết Kỷ Dậu năm 1969, người chồng của cô chủ hiệu đột ngột “bỏ đi biệt tăm” mà không có một lời nhắn gửi. Ngay sau đó, hiệu may Thanh Tâm bị an ninh, mật vụ chính quyền Sài Gòn tới lục soát, chúng tới gia đình cha mẹ đẻ của Trà Thị Tâm khám xét và thu được tấm hình người con rể, sau đó địch phát lệnh truy nã người mà chúng nghi là “điệp viên cộng sản”.

Bốn năm liền sống trong không khí ngột ngạt từ sự kìm kẹp, truy bức của an ninh mật vụ, cũng là 4 năm chúng đón lõng “người chồng Việt Cộng” tại nhà cô chủ hiệu may Thanh Tâm. Sau khi giăng bẫy không thành, cuối tháng 6/1973, địch đã bắt giam Trà Thị Tâm cùng cậu con trai trong một lần cô có việc về Sài Gòn. Chỉ trong 4 ngày, Tâm đã bị địch tra tấn dã man cho đến chết mà không khai thác được thông tin nào về người chồng từng “bỏ nhà biệt tích”. Trở thành đứa con mồ côi khi vừa tròn 5 tuổi, cậu bé Lê Văn Hùng đã được ông bà ngoại đón từ Trại giam Chí Hòa về Đà Nẵng nuôi nấng, chăm sóc...

Nữ điệp báo Phạm Thị Điểm trong một chuyến công tác vào Nam (ảnh do gia đình cung cấp)

NGƯỜI VỢ THỨ BA VÀ NHỮNG TRANG THƯ ĐẪM LỆ

Giống như người bạn tình báo Lê Văn Trọng, năm 1954, bà Phạm Thị Điểm cũng phải tạm biệt chồng và hai con nhỏ ở quê hương Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) để tập kết ra Bắc, trong khi chồng bà - ông Lê Long Châu, Tỉnh ủy viên Quảng Ngãi - được tổ chức bố trí ở lại miền Nam hoạt động bí mật. Ra Hà Nội công tác khi đang mang thai người con út, bà Điểm chỉ có dịp tâm sự cùng chồng, con qua những lá thư mỏng manh, dù không nhiều những trang thư như vậy vượt qua được vĩ tuyến 17 để tới tay người nhận.

Đầu năm 1958, bà Điểm hay tin chồng mình bị địch bắt, tra tấn dã man và hy sinh trong nhà tù tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với nỗi đau “núi cách sông ngăn” giữa đôi bờ giới tuyến, gia đình bà lại phải lại nén chịu nỗi đau con mất cha, vợ mất chồng. Đọc thư của một người đồng đội gửi từ quê nhà, bà tưởng như đứt từng khúc ruột:

“Thím Điểm thân mến! Tôi kể qua về chú cho thím rõ. Sau khi chú vượt ngục ra được 3 ngày, lần về gần đến cơ sở ở Tịnh Thọ, giáp Bình Thới thì không may gặp phải tên phản động đuổi bắt chú. Vì người yếu, trong tay không có vũ khí, lại 3 ngày liền không có hạt cơm nên bị chúng bắt đem về tỉnh. Chúng tra tấn, hành hạ chú cực kỳ dã man cho đến chết...” (Thư ngày 28/12/1959).

Nén đau thương, Phạm Thị Điểm vừa một mình nuôi con nhỏ, vừa làm tròn nhiệm vụ cấp trên giao phó. Bà đã xuyên Trường Sơn vào chiến trường B2 làm nhiệm vụ của một giao thông viên và được Phòng Tình báo Miền (J22) giao nhiệm vụ vào Sài Gòn bắt liên lạc với các cán bộ điệp báo. Từ trong lòng địch, qua những lá thư gửi cho các con, bà vẫn không nguôi nỗi đau mất chồng:

“Vân, Thanh, Thành con! Kẻ địch đã cướp mất ba của các con rồi! Từ nay ba sẽ không còn gần các con nữa, nhưng tinh thần, dũng khí cách mạng kiên cường, bất khuất không bao giờ phai nhạt trong tâm trí má, tâm trí các con và trong lòng nhân dân... Các con hãy cố gắng chăm sóc bà ngoại những lúc bà đau ốm và đi theo cách mạng để trả thù cho ba. Má cũng quyết tâm công tác thật tốt, dù trong hoàn cảnh nào má cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ Đảng giao để quyết trả thù cho dân tộc và trả thù cho Ba của các con” (Thư ngày 1/1/1966).

Tháng 7/1972, bà Điểm được cấp trên giao nhiệm vụ đặc biệt: Vào Sài Gòn tìm kiếm một cán bộ tình báo bị mất liên lạc, đó chính là Tổ trưởng điệp báo Lê Văn Trọng (sau này trở thành người bạn đời của bà).

Khi ấy, với tên gọi Sáu Dung, bà Điểm đã tạm biệt đứa con út đang học tại Trường học sinh miền Nam (Đông Triều, Quảng Ninh), nhiều lần vượt biển Đông vào Nam, ra Bắc để xác định tung tích đồng đội… Sau 7 chuyến vượt biển, lúc vào Nam, khi ra Bắc, bà Điểm đã mang tấm căn cước được làm giả từ Hà Nội vào để “giải cứu” người đồng đội Lê Văn Trọng khỏi nanh vuốt kẻ thù...

“Bà Điểm hiểu rất rõ hoàn cảnh éo le của tôi là có người vợ bị địch tra tấn và hy sinh trong tù khi đứa con trai vừa lên 5 tuổi. Vì vậy khi trên đường tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, bà đã tìm tới địa chỉ gia đình vợ tôi tại Đà Nẵng để báo tin tôi vẫn còn sống sau gần 10 năm xa vợ con mà không một dòng nhắn gửi” - Đại tá Lê Văn Trọng kể.

Khi thành phố Đà Nẵng vừa được giải phóng, bà Điểm đã tìm tới địa chỉ 111, đường Thống Nhất (quận 2, Đà Nẵng) để báo tin cho cha, mẹ vợ ông Trọng được biết: “Người con bội bạc” của gia đình hiện vẫn còn sống. Ba ngày sau, ở ngoài Bắc, ông Trọng liền nhận được lá thư chuyển tay với những nét chữ ngộ nghĩnh của Lê Văn Hùng (đứa con mà ông từng rời xa khi mới 6 tháng tuổi) - bức thư mà mỗi lần đọc lại, ông đã không sao cầm được nước mắt:

Lá thư mà người con trai duy nhất gửi ông Lê Văn Trọng ngày 11/4/1975.

“Đà Nẵng, 11/4/1975

Ba kính! Đọc được thư ba con mừng quá. Con nhớ ba nhiều, con trông gặp ba ghê. Má chết con buồn, bà ngoại thương nhớ má, bà ngoại già ghê và ốm. Bà ngoại thương con nhiều, ba khỏi lo. Con năm nay học lớp 2, con khỏe mạnh thường, lớn mau, con hết bịnh rồi. Khi nào ba về thăm con nghe. Con trông ba nhiều, nhớ ba lắm. Con gởi ba hai cái hình hồi bọn ác ôn bắt con và má nhốt ở Sài Gòn.

Con

Lê Văn Hùng”

Sau này lớn lên, Hùng mới hiểu rằng “người cha biệt tích” năm xưa chính là cán bộ tình báo Lê Văn Trọng, còn mẹ anh - liệt sĩ Trà Thị Tâm - cũng là một nữ điệp viên từng hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc “Hiệu may Thanh Tâm”. Vì cơ sở bị lộ mà Lê Văn Trọng đã phải vào Sài Gòn ẩn náu, sau đó bị địch bắt, tra tấn với tội danh “dùng căn cước giả”.
 

CHUNG TAY GÂY DỰNG NHỮNG MẢNH ĐỜI LY TÁN

Ngày đất nước thống nhất, hai cán bộ tình báo (một người có chồng hy sinh, một người có vợ là liệt sĩ) đã tự nguyện “táp” vào đời nhau với điều an ủi duy nhất: Xung quanh họ vẫn còn 4 người con - những “của để dành” đáng giá sau rất nhiều giông bão cuộc đời... Ông Trọng đã đón người con duy nhất của mình từ Đà Nẵng ra Hà Nội, còn bà Điểm cũng về lại quê hương Quảng Ngãi tìm hai đứa con lưu lạc trong chiến tranh. Khi ấy, bà mới biết người con gái lớn do nghèo khổ mà phải vào hái chè thuê ở Đà Lạt, trong khi đứa con trai thứ hai do sợ bị địch khủng bố khi có người thân theo “Việt Cộng” mà đã phải xuống tóc đi tu. Bà Điểm đã tới chùa Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) khuyên con về tu tại gia, rồi tiếp tục cho các con ăn học. Sau này, cô con gái đầu và người con thứ hai của bà Điểm đều trở thành công chức nhà nước, người con út (được sinh ra, lớn lên ở miền Bắc) cũng trở thành kỹ sư và công tác trong ngành bưu điện.

Sau những năm dài ly tán do chiến tranh, những “của để dành” là 4 người con của hai liệt sĩ đã trưởng thành trong một tổ ấm mà hai thương binh đã cùng nhau nương tựa... Tưởng rằng cặp vợ chồng thương binh ấy sẽ còn có nhiều năm gắn bó trong quãng đời còn lại, nào ngờ, năm 2005, sau một cơn bạo bệnh, bà Điểm đã vĩnh viễn rời xa tổ ấm mà hai người từng cất công gây dựng.

Trong những năm cuối đời, ông đại tá “ba vợ, một con” lại một thân một mình sống với những hoài niệm cũ. Trên ban thờ trong căn hộ tập thể đơn sơ, người lính già ấy vẫn thường hay lụi cụi thắp hương cho hai người vợ và không quên hương khói cho người chồng liệt sĩ của người vợ thứ ba...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm
Thư mời Giao lưu văn học Việt - Trung lần thứ nhất
Vào lúc 14 giờ ngày 27/6/2025, tại Hội trường B, Trụ sở Liên hiếp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM
Xem thêm
Khi phụ nữ làm thơ và làm báo bằng một trái tim
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng 6/2025
Xem thêm
Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh
Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.
Xem thêm
Lời chia buồn của Hội Nhà văn TPHCM
Cụ Bà PHẠM THỊ MÃNH, mẫu thân nhà văn Bích Ngân, vừa từ trần lúc 7 giờ 10 phút ngày 30 tháng 5 năm 2025 (nhằm mùng 4 tháng 5 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 88 tuổi.
Xem thêm
Thông báo lùi thời gian tổ chức “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM
Theo Thông báo số 1630-TB/VPTU của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, chương trình “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM” với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi những dòng sông hội tụ” sẽ được chuyển sang tổ chức vào đầu tháng 7.
Xem thêm