TIN TỨC

Bi kịch tiếp nối bi kịch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-27 17:22:14
mail facebook google pos stwis
130 lượt xem

LÊ THANH HUỆ

Khúc biệt ly mầu tím là truyện ngắn pha trộn 2 thể loại: hư cấu và phi hư cấu. Truyện mang hình hài sử thi về bi kịch mỹ nữ yêu anh hùng. Bi kịch do chiến tranh chồng thêm bởi bi kịch tạo ra do phản ứng của tự nhiên theo kiểu mù quáng nhất và bi kịch cuối cùng tạo ra do quy luật phôi phai.

KHÚC BIỆT LY MẦU TÍM – truyện ngắn của Trầm Hương, trang 90, Cần Giờ ngày nắng gọi, Nhà xuất bản Văn học, năm 2023, mã số ISSBN: 978-604-477-211-0.

Truyện được kể ở ngôi thứ nhất: Thắng, chiến sỹ đặc công nước Căn cứ rừng Sác trở về chiến trường xưa gặp bạn làm giám đốc nông trường.

Trong bữa tiệc đón cựu chiến binh ở quán bia ôm, Thắng nghe bài hát buồn da diết. Trầm Hương cũng là nhà thơ nên lời bài ca có chất thơ do tác giả viết ra theo ngữ cảnh của truyện ngắn mang sắc mầu biệt ly:

“… Ngày ấy anh đi không trống không kèn/../ Anh yêu em sao chỉ nhìn không nói/  Chỉ có những giọt nước mắt như dấu lặng (,) khúc biệt ly chảy dài không dứt/ Những đóa hoa rừng tím ngắt/…/ Bóng anh nhòa (vào) ánh trăng sông nước” và điệp khúc “Anh đi” kéo dài vô tận cuộc chi ly.

Bài hát này của cô y tá tên Dung, phục vụ thương binh tại Trạm quân y (tiền phương) Trung đoàn đặc công rừng Sác đóng ở cù lao giữa sông Gò Già và sông Thị Vải. Dung, theo nguyên mẫu mỹ nữ (đủ nhan sắc, cầm kỳ thi họa), cô xinh đẹp nhất trạm, có giọng hát hay, tự sáng tác những bài hát cho riêng mình. Nam với tư chất anh hùng, chỉ huy một đơn vị đặc công rừng Sác, luôn đi đầu, giành lấy hy sinh cho đồng đội sống; được anh em tin yêu, cùng nhau lập nhiều chiến công sánh ngang thần thoại. Trai bắc, gái Nam, mỹ nữ gặp anh hùng thành mối tình trong chiến trường khốc liệt nhất Miền đông Nam bộ. Thắng bị thương, nhập quân y viện được Nam gửi gắm, Dung hồn nhiên chăm chút Thắng theo phong tục chị dâu chăm em chồng.

“Chính ủy trung đoàn gọi tôi (Thắng) về nhận nhiệm vụ mở đường đột nhập kho bom Tuy Hạ. Nhìn thân hình tiều tụy, nước da xanh tái của tôi (Thắng), Chính ủy băn khoăn. Nam kiên quyết nói:/- Tôi xin thay cho đồng chí Thắng nhận nhiệm vụ mới. Tôi hứa hoàn thành nhiệm vụ…/…/ Nam đã đi thay tôi, cũng có nghĩa là sẳn sàng chết thay tôi…”.  Dự cảm không có ngày về, Nam xin phép thăm người yêu, cấp trên đồng ý bằng cách làm lễ xuất quân tại “Tuyến ba” nơi có quân y viện.

Người lính đặc công nước ra trận chỉ có “quần cộc, mũ trùm đầu, dao găm, bình tong nước (và bộc phá)/../ vượt hệ thống rào đủ kiểu, bông ke, hằng hà sa số mìn và trái sáng, chó berger, ngỗng…”. Đột nhập kho bom 2 lần đụng pháo sáng, 6 lần đụng địch phục kích, tổ đặc công nước kích nổ kho bom thành Tuy Hạ lớn nhất lúc bấy giờ. Trên đường về, bị lộ, Nam diệt 2 tên giặc, vẫn bị lưới địch bủa vây cuốn vào. Kiệt sức, anh  bình tỉnh gỡ lưới chui ra. “Mãi ba tháng sau, đồng đội mới tìm thấy chiếc thắt lưng của Nam trôi lều bều trên dòng Vũng Gấm…”. Để lại cho Dung một trời khổ đau và bài hát viết bằng nước mắt. Truyện ngắn pha trộn hư cấu và phi hư cấu, mang hình hài sử thi về bi kịch mỹ nữ yêu anh hùng

Trong truyện có chi tiết thật và đắt giá theo góc nhìn hiện đại: “…lính đặc công chúng tôi sống hòa bình với cá sấu./…/ … mùa hè năm 1968, sau trận thủy chiến/…/ suốt 40 ngày đêm, hàng chục tầu địch bị đắm, hằng trăm người chết chìm, chết cháy trên đoạn sông ông Kèo/…/ cá sấu quen mùi máu và xác chết (của người) đã trở nên hung hãn”. Từ đó, cá sấu săn lùng, ăn thịt tất cả ai ở dưới sông, trở thành kẻ thù nguy hiểm của các chiến sỹ đặc công nước. Nam hy sinh do bi kịch do chiến tranh chồng thêm bởi bi kịch tạo ra do phản ứng của tự nhiên theo kiểu mù quáng nhất.

Dung bị thương ở chân. Hòa bình, cô ở lại chiến trường xưa không theo học lớp sáng tác nhạc như mơ ước và ru con bằng bài hát biệt ly của mình. Dung đi vào miền quên lãng theo thời gian… Tính đến nay, đây là truyện ngắn độc nhất vô nhị với bi kịch chồng bi kịch và bi kịch cuối cùng tạo ra do quy luật phôi phai.

*

Nét độc lạ (độc đáo và mới lạ): Dung không xuất hiện trong thời khắc hiện tại, tiếng hát vọng đến, cùng lời kể vô cảm của người bạn về cô, không hề quan tâm đến biểu cảm của Thắng là ẩn dụ cuộc sống sau chiến tranh trở thành sân khấu cuộc đời nơi họ đang tồn tại như những diễn viên không có tác dụng trong đời thực do điều kiện làm mất đi rất nhiều khả năng cống hiến cho Tổ quốc, họ mờ dần trong thực tại.

Trong chuyến đi về Cần Giờ, ra mắt và tặng sách cho các cán bộ công chức tại nhà văn hóa Cần Giờ (12/11/2024), Trầm Hương cho tôi biết, khi tái bản tác giả sẽ sửa lại hai chi tiết: chiếc thắt lưng theo triều lên, trôi giạt vào bờ quấn lấy chân Dung và sau đó nó được cô trao lại cho đứa con nuôi bị tật nguyền vì chất độc khai hoang. Tác giả dự định viết thêm đoạn: Nghe nói Dung lập mộ gió cho Nam. Không có di ảnh, trên bàn thờ chỉ có thẻ bài. Dung nuôi con và thờ chồng, quyết không đi bước nữa.

*

Trầm Hương chung thủy với đề tài chiến tranh cách mạng; đang hoàn thiện 3 tập sách viết về đề tài mẹ Việt Nam anh hùng ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

Trầm Hương được chọn dẫn chuyện cho phim tài liệu SỬ THI 1968 về đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) chỉ huy lưới tình báo chiến lược huyền thoại hoạt động trong dinh Độc lập… Lựa chọn đó đúng theo lẽ tự nhiên, không có sự may mắn cho tác giả.

Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng về Văn học nghệ thuật, báo chí  đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025 có tên Trầm Hương.

Thạc sỹ Bùi Thị Thủy (Nhà văn Trầm Hương),  sinh năm 1963, tại Bến Tre; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ (2020-2025; Ủy viên Ban chấp hành Hội Nữ trí thức thành phố Hồ Chí Minh được tôn vinh nữ trí thức tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất giai đoạn 2019-2024.

Trầm Hương là tác giả các tập thơ Hoa lửa (1993), Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà (2018), Trường ca Hoa của nước. Trầm Hương đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, tập truyện ngắn, truyện ký và kịch bản phim như Thị trấn không đèn (tiểu thuyết, 1990); Người đàn bà trong thu tím (Tập truyện); Hoa kèo nèo tím biếc (Tập truyện, 2005); Người đẹp Tây đô (Tiểu thuyết, 1996); Mẹ (Tập truyện ký, 2002); Nắng quái (Tiểu thuyết, 1998); Đêm trắng của Đức Giáo Tông (Tiểu thuyết, 2000); Cổ tích cho con (truyện dài, 2002); Đêm Sài Gòn không ngủ (tiểu thuyết, 2008); Trong cơn lốc xoáy (Tiểu thuyết, 2015); Người cha hiện đại (tiểu thuyết, 2011); Chuyện năm 1968 (Tập truyện ký, 2017); Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái (Truyện ký, 2021)…

Đa tài, Trầm Hương vẽ tranh tĩnh vật, có giọng ca Cải lương mùi mẫn…

Trầm Hương được trao các giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm của Thành phố lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba; Giải thưởng sáng tạo của thành phố Hồ Chí Minh năm 2021; …  Và nhiều giải thưởng kịch bản phim truyện, phim tài liệu như Lời thề, Biệt ly trắng, Đêm trắng Vĩnh Lộc, Những cánh hoa ngược dòng…

Phê bình văn học nên phù hợp với tác phẩm được phê bình; do đó không có khuôn mẫu chung. Suy cho cùng, phục vụ độc giả văn chương mới là mục đích cuối cùng của tác phẩm. Độc giả là nơi tác phẩm tạo ra cảm nhận, liên tưởng, suy diễn khi đọc tác phẩm; gọi là đồng sáng tạo, gần giống với công việc biên tập văn chương. Đó mới là môi trường tác phẩm sống và tồn tại theo thời gian. Vì lý do đó, bài viết sử dụng hình thức cảm tưởng (cảm nhận và liên tưởng) về truyện ngắn.

Tuy nhiên, do khối lượng tác phẩm nhiều, nên truyện ngắn KHÚC BIỆT LY MẦU TÍM không đại diện cho sáng tác của Trầm Hương.

Sài Gòn mùa hè 2025
LTH

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thơ Bùi Minh Vũ từ góc nhìn địa - văn hóa
Từ góc nhìn địa – văn hóa và mỹ học sinh thái, nhà phê bình văn học Hồ Thế Hà đã có bài viết công phu, thấm đẫm cảm xúc và tư duy học thuật về thơ Bùi Minh Vũ – đặc biệt là tập Những tiếng đàn hồng (NXB Hội Nhà văn, 2023).
Xem thêm
Nhà thơ Xuân Trường – mẫn cán và lãng tử
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm viết về “Hai vệt nắng chiều”, thơ Xuân Trường, NXB Hội Nhà Văn 2018
Xem thêm
Ánh sáng cuối chiều và ký ức người lính thi sĩ
Tập thơ Giọt nắng cuối chiều của Trần Ngọc Phượng là một tuyển lựa tâm huyết, ghi lại hành trình sống và cảm từ một đời người từng trải: từ trận mạc đến hậu chiến, từ ký ức cá nhân đến thế sự chung.
Xem thêm
Đặc trưng giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn
Bậc thầy truyện ngắn Nga A.P.Chekhov (1860 - 1904) từng cho rằng: “Muốn đánh giá một nhà văn, hãy xem giọng điệu văn chương của anh ta”. Như vậy, giọng điệu văn chương (hay giọng điệu nghệ thuật) là một yếu tố rất quan trọng trong tác phẩm, nhất là trong truyện ngắn, vì những đặc điểm riêng biệt của nó.
Xem thêm
Về một truyện ngắn vừa đoạt giải Nhì của báo Văn nghệ (phần 2)
Sau phần đầu khiến giới văn chương phải xôn xao, TS Hà Thanh Vân tiếp tục “lên tiếng” bằng phần 2 – nhiều dẫn chứng, thuyết phục hơn và không kém phần lôi cuốn…
Xem thêm
Về một truyện ngắn vừa đoạt giải Nhì của báo Văn nghệ (phần 1)
Bài viết dưới đây của TS. Hà Thanh Vân là một góc nhìn thẳng thắn về chất lượng một truyện ngắn vừa đoạt giải Nhì báo Văn nghệ.
Xem thêm
KHÁT để biển khơi và CHÁY để mặt trời!
Tự ngẫm rồi thương mình từng múa may theo tiếng kèn hư danh/ Tâm biển khơi hóa ao tù, thi tài mặt trời thành đom đóm.
Xem thêm
Bài thơ ANH QUÊN của nhà thơ Phạm Đình Phú
Bài của nhà thơ Nguyễn Đình Sinh
Xem thêm
Dưới gầm trời lưu lạc – Bản ngã nhà báo trong vỏ bọc nhà văn
“Dưới gầm trời lưu lạc” không chỉ là tựa đề một tập sách bút ký xuất sắc của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, mà còn là một hành trình tinh thần đầy trăn trở giữa lằn ranh của báo chí và văn chương.
Xem thêm
Người thơ mang áo blouse
Bài của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Xuân Trường mưa mai trong nắng chiều
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng
Xem thêm
Nụ hôn – biểu tượng của ký ức và lòng nhân hậu
Qua lăng kính bình thơ của hai nữ nhà thơ Minh Hạnh và Nguyễn Thị Phương Nam, người đọc có thể cảm nhận được những “nụ hôn” mang hình dáng đất nước
Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm