TIN TỨC

KHÁT để biển khơi và CHÁY để mặt trời!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-22 18:53:05
mail facebook google pos stwis
119 lượt xem

NGUYÊN BÌNH
 

Tự ngẫm rồi thương mình từng múa may theo tiếng kèn hư danh

Tâm biển khơi hóa ao tù, thi tài mặt trời thành đom đóm.

(Nguyễn Đức Hạnh).

Tác giả tập thơ Khát cháyNguyễn Đức Hạnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngành Ngữ văn, Nhà giáo Ưu tú. Ông là nhà nghiên cứu - phê bình văn học với nhiều công trình có giá trị.

Tôi đọc Khát cháy chậm rãi – theo lời khuyên của nhà thơ Nguyên Hùng – và dành thời gian chiêm nghiệm từng thi ảnh, từng trường liên tưởng đầy thách thức. Có thể xem Khát cháy là biểu hiện dũng khí của một cây bút trí thức sau bao năm chiêm nghiệm về triết lý và học thuật xã hội đương đại. Nền học thuật đã và đang trải qua thời kỳ sóng gió, xáo động tận gốc rễ nền tảng tư tưởng, phương pháp luận. Trong môi trường đó, ông âm thầm và kiên quyết định hình một phong cách sáng tác thơ của riêng mình.

1. Trong Khát cháy, thi tứ, thi ảnh, ngôn ngữ thơ có sự giao thoa rất lạ: vừa mộc mạc chân thực vừa siêu thực. Sự giản dị đồng hành cùng ánh sáng soi chiếu vào chiều sâu đối tượng

Sự chân thật và giản dị trong ngữ ngôn Khát cháy là những viên gạch rắn rỏi, thô ráp mà vững chắc tạo nên sự bứt phá cho nền tảng thơ mới mẻ đầy cá tính mà anh đang cách tân. NĐH mạnh dạn gạt bỏ hình thức tu từ cổ điển, xóa nhoà miền tâm thức ao tù cũ kỹ, xây dựng một phong cách sáng tác tự do, độc lập, ở đó ông thỏa sức sáng tạọ. Có thể nói, Khát cháy làm nên một NĐH, một tác giả mới, người luôn nuôi dưỡng trong trái tim nguồn cảm hứng từ hình ảnh gần gủi, dân tộc và đậm sâu, xa lánh những khoa trương đao to búa lớn. Với học hàm của mình, ông dư thừa những kiến văn kinh điển nay đã sáo mòn. Ông đã chọn hình ảnh và ngôn ngữ bình dân nhất: Nhà dột mang hết xoong nồi ra hứng / Mẹ hứng bằng đôi mắt trũng sâu / Mưa đong đầy rồi tràn ra ngoài mắt mẹ / Ướt sũng con đang ngắm ngọn đèn dầu. (Mẹ ơi con nhóm lửa rồi). Giản dị như nhà nhà đem xoong nồi hứng khi mưa dột, mỗi câu thơ nhìn đơn sơ mà đấy ắp những khám phá bất ngờ. Những khám phá này đâu lại trong từng mảng không gian hiện thực lẫn siêu thực, tạo độ nén và ám gợi mạnh mẽ người đọc trong suốt tác phẩm. Ông dễ dàng phát hiện và nắm bắt động thái bên trong của dòng ý thức. Đơn giản mà không dễ dãi để kiến tạo những câu thơ sâu lắng thoát thai từ tâm hồn nhạy cảm và đôn hậu: Mưa đong đầy rồi tràn ra ngoài mắt mẹ trong khi Ướt sũng con đang ngắm ngọn đèn dầu. NĐH thong thả lấp đầy không gian thơ đối xứng xoay quanh cơn mưa bằng quan sát tinh tế, bằng cảm xúc, bằng chính biểu hiện hy sinh thầm lặng của Mẹ và niềm ngây ngô của chú gà Con trong đôi cánh thiên thần.

2. Miền suy tưởng chứa đựng thiền triết phương Đông đã ngấm sâu vào bản nguồn tư tưởng học thuật đồng hành cùng sự ngưỡng vọng tâm linh

Mời các bạn thưởng chén Trà Tân Cương của nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh. Xin nói thêm một chút, điều thú vị là ông lớn lên và thành danh tại xứ Trà huyền thoại này:

Trà thơm làm em thơm hay ngược lại?

Nhắm hờ mắt chạm môi vào trầm tích

Những ban mai vỗ cánh gọi mời

Tựa mặt trăng nhìn trời

Nghe trà kể trăm năm hừng hực

Những phận người lá rách

Chụm về đây thành rừng

(Trà Tân Cương)

Chúng ta hãy thử làm một phép tích phân về nghệ thuật, tính triết luận và sự ám gợi trùng điệp trong thơ NĐH, (dù thơ luôn là đối tượng chỉ để cảm): “Trà thơm làm em thơm hay ngược lại?” Một câu hỏi tưởng chừng đơn sơ, nhưng lại chứa đựng quá trình chiêm nghiệm về bản thể và tác động hổ tương giữa con người và sự vật. Trà thơm vì người thưởng thức? Hay người trở nên thơm nhờ trà? Câu hỏi gợi mở một nghịch lý vừa mang màu sắc triết học phương Đông, vừa gợi nhắc đến sự hòa quyện giữa người và vật, giữa cảm và cảnh – không tách rời, như cụ Nguyễn Du đã từng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tôi ngỡ ngàng đến bàng hoàng với “Nhắm hờ mắt chạm môi vào trầm tích”. Theo tôi đây là một câu thơ đẹp, cả tứ lẫn từ. Việc thưởng trà được NĐH miêu tả bằng một sát na thiền định, một tâm thế tiếp cận sâu lắng hài hòa với dòng chảy thời gian ("trầm tích"). Nó hàm ẩn triết lý về việc sống chậm, lắng sâu, chạm đến tầng đáy lịch sử, ký ức, văn hóa của một tách trà – một thứ tưởng như đơn giản nhưng ẩn giấu cả "trăm năm" của “Những phận người lá rách” đổ mồ hôi và nước mắt cho tách trà thơm hôm nay. Trong câu thơ “Những ban mai vỗ cánh gọi mời” nhà thơ dùng thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ cho những khởi đầu, thúc đẩy tinh khôi vỗ cánh, mở ra khả năng liên tưởng vô biên, nơi con người tìm về sự trong trẻo nguyên sơ. Trong trẻo là một khát vọng của nhà thơ. Ông đã dùng từ này với tấn suất rất cao. Qua thơ NĐH, Trà không còn là một vật thể nữa, mà trở thành biểu tượng của văn hoá, của thời gian, của thiền, và của con người trong trạng thái tĩnh tại và sâu lắng. Ngưỡng vọng tâm linh kín đáo cũng được tác giả chạm đến trong một số bài với hình ảnh cháo Lú, canh Mạnh Bà, cầu Nại Hà v.v.

Bốn câu thơ nói trên là một ví dụ đặc sắc cho thơ thiền hiện đại – nơi triết lý sống tối giản, sâu sắc. Tác giả không giải thích, không lý luận, mà gợi, để người đọc tự chiêm nghiệm. Mặc dù gợi mở như thế nào cũng không hề là chuyện dễ dàng trong sáng tác thơ

3.  Tâm thế hụt hẫng đớn đau và chất ngất hoài nghi khi cọ xát với nghịch cảnh giũa đời thường được giải mã bằng tình yêu

Thôi đừng tìm chìa khóa nữa em

Mưa như ngàn dây câu thả xuống sông thổn thức

Đắng cay và ngọt ngào có thực

Như gạo trong nồi như lửa bếp chiều nay.

….

Những đứa con hóa thân làm khóa

Khóa cửa căn nhà gặp bão lung lay

(Những chiếc khóa trên cầu tình yêu)

“Thôi đừng tìm chìa khóa nữa em” Một tiếng thở dài. buông xuôi, như lời cuối cho một cuộc tình, chất chứa nỗi mỏi mệt của một người đã cố gắng triền miên để “mở khóa” tìm đến sự hướng thiện tốt lành: tình yêu, cuộc đời, hay chân lý. Chiếc khóa mang tính biểu tượng của niềm tin bị giam cầm, là quá khứ bị đóng kín, hay là cách con người cố níu giữ điều không thể. “Thôi đừng tìm nữa” – Ôi! con người vỡ mộng nhẹ hẫng nhưng đau đớn lắm thay. NĐH và chúng ta đã từng hy vọng, từng tin yêu, nhưng nay đã mỏi gối vi bộ mặt xã hội biến đổi, đen trắng nhập nhòa. Khiến ta Khát. Ta muốn mưa, ta muốn “Tâm biển khơi” nghìn trùng sóng vỗ. Thế mà “Mưa như ngàn dây câu thả xuống sông thổn thức”. Có thể nói đây là ẩn dụ tinh tế về những niềm luyến tiếc, níu giũ, tìm kiếm điều gì đó sâu kín – nhưng lại thả xuống một “ sông thổn thức”, thả xuống bờ vực nội tâm không yên bình. Dòng đời cuộn trôi, giằng xé. Màn mưa trở thành chiếc lưới hiện sinh bủa vây, úp chụp cả bầu trời, gợi cảm giác nhân gian bị nhấn chìm trong nỗi đau không thể gọi tên. Tuy vậy, chúng ta sẽ bất ngờ khi đọc câu cuối. Sự độc đáo, đặc sắc nhất nằn ở kết bài: Những đứa con lại là những chiếc khoá tình yêu kì diệu nhất. Sự khác biệt là ở đây.

Có nhiều điều bay theo khói

Rừng như Mẹ bao dung mà tội nghiệp

Đất như Cha khắc khổ kiệt cùng

Cha Mẹ không nói

Chỉ nỗi buồn đá tảng lăn xuống suối thật trong

Vậng, trên thế gian này có nhiều khát vọng tan thành mây khói. Câu thơ như một sự thở dài nhẹ tênh mà đầy hoài nghi và bất lực: Rừng như Mẹ bao dung mà tội nghiệp / Đất như Cha khắc khổ kiệt cùng”. Cảm thức đồng hóa thiên nhiên – rừng – đất với đấng sinh thành, gợi lên tình cảm nguyên sơ, thiêng liêng. Nhưng ở đó, những từ ngữ “tội nghiệp”, “kiệt cùng” lại thể hiện sự tổn thương tận gốc rễ, không chỉ ở cá nhân tác giả mà còn là nỗi đau văn hóa của nhân loại, khi môi sinh bị tàn phá tàn nhẫn. Tác giả không chỉ đau cho mình, mà còn đau cho đất – cho Mẹ thiên nhiên.  Nhà thơ thảng thốt buông lời phản tỉnh mang tầm vóc thời đại. “Cha Mẹ không nói / Chỉ nỗi buồn đá tảng lăn xuống suối thật trong”

Phải chăng, một trí thức từng tin tưởng, từng khao khát, nhưng hạt gạo đã giần sàng qua bao trải nghiệm sống – đã an vị ở một điểm lặng của suy tư. Họ không còn gào thét hay than vãn, mà chấp nhận sự đắng cay – ngọt ngào, sự tan biến – vô thường.

4. Khát để biển khơi và Cháy lên để mặt trời

Từng giây cháy kiệt cùng kệ mai tan nát

Ghì kiệt cùng như thuỷ triều lên

Thả bài thơ đắm vào đáy nhớ

Nghìn năm sau Dã Tràng khóc đi tìm.

(Trước biển)

Theo tôi nghĩ, NĐH đã sống trọn từng khoảnh khắc bằng tất cả nội tâm, đam mê và khát vọng, tự “cháy” lên không chừa lại điều gì cho bản thân. Anh đã “Ghì kiệt cùng như thủy triều lên” bằng thức tỉnh nội tâm mạnh mẽ. Đây là sự “khát”: khát sống, khát yêu, khát biểu đạt, khát đến mức dồn nén và dâng trào. Cho dù chỉ để “Nghìn năm sau Dã Tràng khóc đi tìm”: phải chăng là nỗi khát khao vô vọng. Nhưng ngay cả khi vô vọng, tâm thức khát và cháy vẫn không ngừng hiện diện lấp lánh đâu đó trong thơ anh. Anh “cháy” đến tận cùng để tìm đến mặt trời và “khát” để tâm thức hóa thành biển khơi.

Chúng ta tiếp tực hành trình khám phá thơ NĐH trong khổ thơ dưới đây. Dĩ nhiên không để làm rõ luận chứng của tiêu đề mà cảm thụ chân thực thơ anh.

Người cũng tự chữa lành như cây
Khúc ca trắng trên đầu, sần trên tay, đỏ tươi trong ngực
Cúi xuống nâng bầm dập sợi tóc trắng rơi vào Hướng dương cháy rực
Em đi chợ về. Nụ cười nở thành đóa hồng nhung.

Tôi thực sự tâm đắc với “Sợi tóc trắng rơi vào Hướng dương cháy rực”: đó là tàn phai và bung lụa, quá khứ và hiện tại đan kết thành một bức tranh sáng rực. Hướng dương tìm ánh sáng suốt ngày hướng về phía mặt trời, Đó là niền hy vọng, là vẻ đẹp của chân lý. Để “Nụ cười nở thành đóa hồng nhung”. Phải chăng thơ là hành trình đi qua đau thương để hồi sinh.

Nguyễn Đức Hạnh khá thành công khi gieo vào lòng người đọc một ngọn lửa tâm hồn vừa âm ỉ vừa bùng cháy, một nỗi khát không bao giờ dừng lại. Bởi, Khát là tiếng gọi từ sâu thẳm tâm hồn và Cháy là bản chất sống mãnh liệt.

Để kết thúc bài viết, tôi (NB) xin mượn lời nhà thơ, cũng là nhà phê bình văn học Mai Văn Phấn đúc kết tác phẩm này trong bài viết Nguyễn Đức Hạnh - Phân mảnh để tỏa sáng: "Khát cháy" là minh chứng rõ nét cho khả năng dung hợp giữa trực giác nghệ sĩ và chiều sâu tư duy học thuật – sự kết tinh của kinh nghiệm sống, khả năng chiêm nghiệm và tinh thần sáng tạo không thỏa hiệp”.

5. Những khổ thơ hay Nguyên Bình chọn lọc và giới thiệu

Còn lửa không? Cố nhóm lửa

Hòn đá yêu thương đập vào sỏi hi vọng

Thắp lên ngọn đuốc cuối cùng

May còn lệ em bốc cháy

Bỏng âm thầm trong im lặng mênh mông.

(Giấc mơ chiều)

 

Không có ai đợi vẫn muốn về Khau Vai

Lệ đã chảy thành sông tiếng gọi

Thơ là loài cây uống nước mắt mà xanh

Là ống sáo câm chờ người thổi...

(Tháng ba này ai có về Khâu Vai)

 

Mây Phú Yên toàn mang hình thiếu nữ

Sóng biển xanh mặn đến kiệt cùng

Nhúng mình vào trong ướp mình vào mặn

Gọi tên em rừng biển hát ngập ngừng

(Tạm biệt Phú Yên)

 

Quang Dũng trên sông. Thác thành tóc sóng thành râu loã xoã

Bài thơ Tây Tiến thành áo khoác vai. Bước từ hoàng hôn đến ban mai

Những vụn thơ rơi hoá cá Anh Vũ

Cắn bóng thi nhân ngậm ngùi

(Gặp Quang Dũng hát trên sông Mã)

 

Có những đêm rực bờ xưa sao sáng

Trẻ con nhốt vào lọ đem chơi

Những mảnh vỡ của bao mơ ước

Nhớ hay quên? Nhoi nhói những mắt người.

(Đom đóm)

 

Sông ôm người bằng sóng. Người ôm sông bằng mắt

Sóng tan rồi sao mắt không tan?

Mắt nhuộm sông. Thay màu từng khoảnh khắc

Em nhuộm tôi.  Biền biệt gió - hoa vàng...

(Thơ tình cho ai nói ít ngẫm nhiều)

 

Thơ nói to và thơ nói thầm

Quảng trường thích thét gào. Ai là người lặng lẽ?

Quá nửa đời đi giữa hai trang viết

Gặp hai nhà phê bình một tai thính một tai điếc

Cả hai cười vu vơ…

(Những loài nói thầm thường đau sâu)

 

Tháng ba mắt nâu

Em đi về đâu?

Còn một ngụm trong lành không nỡ uống

Ngậm trong ngực. Chẳng biết được bao lâu?!

(Tháng ba mắt nâu)

 

Khu vườn ru căn nhà ngủ

Bao loài cây vẫn thức đợi chờ

Những quả chín như mặt trời xấu hổ

Sưởi môi nhau ngọt đến sững sờ.

(Nói với em khi tóc bạc)

 

Thi sĩ là con cá dị biệt biết hát

Làm sao không cô đơn?

Mắt không chớp suốt trăm năm

Cát đâm vào nên hay khóc

(Ngắm bầy cá mà nghĩ)

 

Bà Rịa, ngày 22 tháng 7 năm 2025

N. B.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bài thơ ANH QUÊN của nhà thơ Phạm Đình Phú
Bài của nhà thơ Nguyễn Đình Sinh
Xem thêm
Dưới gầm trời lưu lạc – Bản ngã nhà báo trong vỏ bọc nhà văn
“Dưới gầm trời lưu lạc” không chỉ là tựa đề một tập sách bút ký xuất sắc của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, mà còn là một hành trình tinh thần đầy trăn trở giữa lằn ranh của báo chí và văn chương.
Xem thêm
Người thơ mang áo blouse
Bài của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Xuân Trường mưa mai trong nắng chiều
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng
Xem thêm
Nụ hôn – biểu tượng của ký ức và lòng nhân hậu
Qua lăng kính bình thơ của hai nữ nhà thơ Minh Hạnh và Nguyễn Thị Phương Nam, người đọc có thể cảm nhận được những “nụ hôn” mang hình dáng đất nước
Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm