TIN TỨC

Lễ công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ 3

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-11-09 13:53:23
mail facebook google pos stwis
581 lượt xem

Tối 7-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ 3 (giai đoạn 2018-2022).

Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm là Giải thưởng do UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức, dành cho các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các loại hình: Văn học, âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.


Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhận định: "Theo dòng lịch sử, TP Hồ Chí Minh đã là nơi hội tụ của các cộng đồng dân tộc đến sinh sống, lao động, chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính trong quá trình này, nhân dân, nghệ nhân, văn nghệ sĩ đã sáng tạo ra các giá trị tinh thần thông qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Với sự cống hiến, nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ văn nghệ sĩ đã sáng tác những tác phẩm có giá trị về nội dung và có chất lượng về nghệ thuật, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, mà còn ở khắp các vùng miền của Tổ quốc".


Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ. 

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ 3 đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi và nhiệt tình của đông đảo văn nghệ sĩ cùng các đơn vị hoạt động nghệ thuật tại TP Hồ Chí Minh. Qua đó, tiếp nhận 292 tác phẩm thuộc các tác giả cá nhân và tập thể gửi về tham dự Giải thưởng. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh và trao tặng 55 tác phẩm đoạt giải.


Các đại biểu tại buổi lễ vinh danh, trao tặng giải thưởng lĩnh vực âm nhạc.


Công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ 3 lĩnh vực văn học.


Trao tặng giải thưởng lĩnh vực nhiếp ảnh.

Ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Nhìn chung số lượng tác phẩm dự giải thưởng còn rất khiêm tốn so với lực lượng 5.600 hội viên của các hội. Có nhiều lĩnh vực chỉ có 9 đến 10 tác phẩm. Về chất lượng, nhiều tác phẩm có nội dung và tư tưởng được phản ánh với các đề tài đấu tranh để xây dựng xã hội và con người được tốt hơn. Tuy nhiên, ở khía cạnh sáng tác nghệ thuật vẫn chưa có những tác phẩm xuất sắc, những tác phẩm mang tính tìm tòi, đột phá về nghệ thuật”. 

Tin, ảnh: THÁI PHƯƠNG (website Quân đội Nhân dân)



Kết quả Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần 3 (2018-2022):

- Lĩnh vực âm nhạc (không có giải nhất, nhì):

3 giải khuyến khích: Nhạc sĩ Chẩm Hồng Giang (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Dâng người ngàn hoa chiến công; Nhạc sĩ Võ Thiên Lan (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố Hồ Chí Minh - nơi những dòng sông hội ngộ; Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố khát vọng vươn xa.

3 giải Ba: Nhạc sĩ Quỳnh Lệ (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Đồng Lộc - Ngọn lửa thiêng; Nhạc sĩ Đặng Văn Bông (Hội Âm nhạc TPHCM) với ca khúc Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố anh hùng; Nhạc sĩ Trương Quang Lục (Hội Âm nhạc TPHCM) với Tuyển tập ca khúc Trương Quang Lục.

- Lĩnh vực văn học (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm (Hội Nhà văn TPHCM) với tiểu thuyết Symphony ký ức Đồng Khởi ở Boston; nhà văn Trầm Hương (Hội Nhà văn TPHCM) với tập truyện ký Chuyện năm 1968.

2 giải Ba: Nhà văn Bùi Quang Lâm (Hội Nhà văn TPHCM) với truyện ký Đất K; nhà thơ Bùi Phan Thảo (Hội Nhà văn TPHCM) với trường ca Những ngọn khói về trời.

3 giải Nhì: Nhà văn Hoàng Lại Giang (Hội Nhà văn TPHCM) với truyện ký Võ Văn Kiệt, trí tuệ và sáng tạo; nhà văn Lưu Vĩ Lân (Hội Nhà văn TPHCM) với tiểu thuyết Nghiệp chướng; nhà văn Xuân Phượng (Hội Nhà văn TPHCM) với hồi ký Gánh gánh… gồng gồng…

- Lĩnh vực nhiếp ảnh (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: NSNA Huỳnh Phạm Anh Dũng (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh đơn Không ngừng phát triển; NSNA Nguyễn Trung Trực (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh bộ Tổ quốc trong tim người chiến sĩ mũ nồi xanh; NSNA Nguyễn Minh Trí (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với ảnh bộ Hành trình hội nhập và phát triển.

2 giải Ba: NSNA Nguyễn Văn Phụng (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Những cây cầu trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh; NSNA Nguyễn Hồng Nga (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Múa Ballet Kiều.

2 giải Nhì: NSNA Giang Sơn Đông (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) với bộ ảnh Diện mạo Thành phố trẻ; NSNA Lê Hoàng Mến (Hội Nhiếp ảnh TPHCM) bộ ảnh Người hâm mộ Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng đội tuyển U23 Việt Nam.

- Lĩnh vực điện ảnh (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Nhóm tác giả: Lâm Lê Dũng và Trần Quế Sơn với phim tài liệu Suối nhạc giữa đại ngàn Tây Nguyên; nhóm tác giả: Đào Minh Uyển, Kim Tuyên, Nguyễn Thế Toàn với phim hoạt hình Đôi cánh kim cương.

4 giải Ba: Nhóm tác giả: Trần Ngọc Phong, Ngô Hoàng Giang và Lâm Lê Dũng với phim truyện điện ảnh Cơn giông; Nhóm tác giả: Nguyễn Thu, Trần Quế Sơn và Lê Thanh Quang với phim tài liệu Danh họa Diệp Minh Châu; Nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Chi, Đông Hoa và Vi Khâm với phim truyện truyền hình Mẹ trùm; NSƯT Nguyễn Mộng Long (Hội Điện ảnh TPHCM) với phim tài liệu Bi tráng ca Gia Định Thành.

1 giải nhì: Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng và Huỳnh Lâm (Hãng phim Truyền hình TPHCM) với phim tài liệu Việt Nam - Đất nước tôi.

- Lĩnh vực sân khấu (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ với vở diễn kịch nói Công lý như mặt trời; Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh với vở diễn kịch nói Bàn tay của trời; Sân khấu kịch Trần Quốc Thảo với vở diễn kịch nói Cánh đồng rực lửa.

1 giải Ba: Nhà hát Kịch thành phố (Sở VH-TT) với vở diễn kịch nói Thành phố tình yêu.

3 giải Nhì: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (Sở VH-TT) với vở diễn cải lương Thành phố buổi bình minh; Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam (Sở VH-TT) với vở diễn xiếc Cha Rồng Mẹ Tiên; Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội (Sở VH-TT) với vở diễn hát bội Lê Công kỳ án.

- Lĩnh vực Mỹ thuật (không có giải nhất):

2 giải Khuyến khích: Họa sĩ Hồ Văn Hưng (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh màu nước Thương hồ nghỉ tết; nhà điêu khắc Trần Văn Bình (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Mạch sống đô thị.

3 giải Ba: Họa sĩ Lâm Chí Trung (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh sơn mài Những đồi nhà kính; nhà điêu khắc Trần Mai Hữu Quí (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Vươn cánh; họa sĩ Nguyễn Thành Quốc Thạnh (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tranh sơn mài Tải thương.

2 giải Nhì: nhà điêu khắc Trần Đình Thắng (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Rừng già; nhà điêu khắc Trần Việt Hà (Hội Mỹ thuật TPHCM) với tác phẩm tượng Sương đen.

- Lĩnh vực kiến trúc (không có giải nhất, nhì):

3 giải Ba: Nhóm tác giả: ông Đồng Viết Thái và ông Nguyễn Công Luân (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với công trình kiến trúc Khu tưởng niệm Hòn Tàu - Đèo Le; Nhóm tác giả: ông Vũ Việt Anh, ông Phạm Ngọc Thắng, bà Khổng Minh Trang và bà Phạm Thị Ái Thủy (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với đồ án quy hoạch Thiên đường sữa Mộc Châu; Nhóm tác giả: ông Đồng Viết Thái, ông Lê Xuân Khoa, bà Lê Từ Hoan, bà Nguyễn Lữ Minh Loan và bà Nguyễn Thúy Vy (Hội Kiến trúc sư TPHCM) với công trình kiến trúc Trung tâm văn hóa Hòa Bình, quận 10.

- Lĩnh vực Văn học nghệ thuật Dân tộc thiểu số (không có giải nhất):

3 giải Khuyến khích: Nhóm tác giả: TS Phú Văn Hẳn và Chi hội VHNT dân tộc thiểu số Chăm với sách nghiên cứu văn hóa Lễ hội dân gian người Khmer ở Nam bộ; Họa sĩ Trần Văn Hải (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với tranh thủy mặc Cuộc sống vùng ven biển; NSNA Hồng Ngọa Long (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với ảnh đơn Đất lành thành phố Thủ Đức.

2 giải Ba: Chi hội Thư pháp và Chi hội Thơ cổ (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với Tuyển tập Thư pháp Thực hiện Di chúc Bác Hồ 1969-2019; Nhóm tác giả: Hòa thượng Danh Lung, Đại đức Châu Hoài Thái và Chi hội VHNT dân tộc Khmer (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với sách nghiên cứu tôn giáo Nét đẹp chư tăng Phật giáo Nam Tông Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1 giải Nhì: Chi hội Mỹ thuật (Hội VHNT các dân tộc thiểu số TPHCM) với tranh thủy mặc Hướng dương hoa vĩ hỷ nghênh xuân.

- Lĩnh vực múa (không có giải nhì):

1 giải khuyến khích: Nhóm tác giả: bà Huỳnh Hồng Diễm và ông Vũ Minh Tân (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Chung một niềm tin chiến thắng.

3 giải Ba: ông Hà Thanh Hậu (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Mẫu; Nhóm tác giả: ông Nguyễn Phúc Hùng và ông Nguyễn Phúc Hải (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với kịch múa Ballet Hoàng hôn; Nhóm tác giả: NSND Tô Nguyệt Nga, NSƯT Lương Xuân Thành, NSƯT Tạ Thùy Chi và ông Phạm Thế Chung (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với tổ khúc múa Những nét son thành phố mang tên Bác.

1 giải nhất: Nhóm tác giả: ông Nguyễn Phúc Hùng và bà Nguyễn Thị Tuyết Minh (Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM) với kịch múa Ballet Kiều.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Công bố kết quả cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Chi tiết kết quả cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2.
Xem thêm
Các nhà văn TP. Hồ Chí Minh về với biển Cần Giờ, 11-2024
Phóng sự hình ảnh về chuyến đi thực tế sáng tác tại huyện đảo Cần Giờ trong 3 ngày 21-23/11/2024 của Hội Nhà văn TPHCM.
Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm