TIN TỨC

Nhà văn và thiện nguyện

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-10 07:21:12
mail facebook google pos stwis
2551 lượt xem

Trong đợt tái phát dịch Covid-19 lần này ở TP. Hồ Chí Minh, các nhà văn nữ Huệ Triệu, Trần Mai Hường (Ban Nhà văn nữ, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh) đã mạnh dạn đứng ra kêu gọi các đồng nghiệp, bạn viết, các nhà hảo tâm đóng góp để mua gạo ủng hộ quán cơm 2.000 đ, thiết thực giúp đỡ bà con nghèo vượt qua đại dịch.

Chỉ sau 2h kêu gọi trên mạng xã hội, quỹ đã thu được gần 50 triệu đồng, trong đó có sự tham gia ủng hộ của nhiều nhà văn trong cả nước. Ngay lập tức, các nhà văn nói trên đã chủ động liên hệ để mua gạo từ Long An (thông qua một nhà văn quen biết ở đó) rồi chở ngay đến tận các quán cơm trên địa bàn, kịp phục vụ bà con.

Nhà thơ Huệ Triệu trong một chuyến trao quà cho Quán cơm "Nụ cười".

Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn ở TP. Hồ Chí Minh, khu vực phụ cận và các tỉnh phía Nam, nhiều nhà văn, nhà hảo tâm biết được việc làm kịp thời, thiết thực đó của Ban Nhà văn nữ, Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh lại lên tiếng đề nghị tiếp tục công việc thiện nguyện và ủng hộ tiền, gạo, rau thông qua “địa chỉ vàng” là các nhà văn nói trên.

Không quản ngại khó khăn, các nhà văn nữ Trần Mai Hường, Huệ Triệu… lại tiếp tục “xông pha” đến tận những địa chỉ cần cứu trợ, hết việc  hôm nay lại lo chuẩn bị cho ngày mai, xong việc nào “báo cáo” rõ rành việc nấy để mọi người an tâm, chia sẻ và tiếp ứng…

Nhiều người đã từng biết, trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung năm 2020, các nhà văn nữ của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cũng đã tự nguyện quyên góp, cùng các nhà hảo tâm ra tận Quảng Trị và Nghệ An để trao tiền, hàng cứu trợ, góp phần giúp bà con khắc phục hậu quả lũ lụt.

Dịp này, Hội Nhà văn Việt Nam cũng ra lời kêu gọi các nhà văn, bạn viết, nhà hảo tâm ủng hộ, đóng góp xây dựng quỹ ủng hộ các nhà văn gặp khó khăn ở vùng dịch Covid-19 và bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực.

Rõ ràng, khi cả nước thực hành “chống dịch như chống giặc”, việc các nhà văn, nhất là nhà văn nữ chủ động ra trận, không chỉ bằng ngòi bút mà bằng cả tấm lòng, trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, của những con người luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, thấu hiểu và chia sẻ mọi khó khăn với từng số phận con người, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn..là việc làm đáng cổ vũ và lan tỏa. Đó là những người không chỉ nói, viết mà thực sự đứng về/thuộc về “phe nước mắt” bằng hành động cụ thể, thiết thực.

Trong khi việc làm thiện nguyện vô cùng rình rang của một số ngôi sao ca nhạc, giải trí gần đây bỗng lần lượt bị “bóc phốt”, thì các nhà văn với mong muốn thật giản dị “ủng hộ quán cơm 2.000 đ” hay “một số hộ đang thiếu gạo”, “mấy bác xe ôm thất nghiệp hết tiền, hết gạo”, “mấy nhà trong xóm hết rau mấy bữa”…luôn được các đồng nghiệp, các nhà hảo tâm tin cậy và trao gửi. Cứ thế, họ làm tốt công việc của ngày hôm nay lại được cậy nhờ tiếp mấy việc cho ngày mai, cho khu này, khối khác, những người tận cùng khó khăn, không biết kêu ai, gọi ai giữa tứ bề khốn khó…

Tất nhiên, ai ai cũng biết nói đến nhà văn là nói đến tác phẩm. Nhưng liệu  tác phẩm chất lượng đến mức nào nếu nhà văn chỉ đứng ngoài mọi vấn đề thiết thân của xã hội, chỉ là người quan sát, đưa tin, phản ánh thông qua một hình tượng thiếu sức sống, xa lạ với mồ hôi, nước mắt của đồng bào mình, người thân, ruột thịt với mình?

Không thiếu những dẫn chứng sinh động về các nhà văn dấn thân, nhập cuộc, chiến đấu, hy sinh như một người bình thường trong 2 cuộc kháng chiến và dựng xây đất nước. Cuộc sống mới hôm nay có nhiều vấn đề mới, nhiều phát sinh, phức tạp, chưa có kinh nghiệm, bài học nào cả, vì vậy, đòi hỏi không chỉ nhà văn mà cả xã hội phải vào cuộc thực sự, vừa làm vừa học, vừa làm vừa tìm ra xử lý mọi vấn đề bức thiết đặt ra. Đó chẳng phải là cái mới trong cuộc sống mà nhà văn cần nắm bắt, phát hiện sao?

Thiết nghĩ, việc chủ động bắt tay vào công việc thiện nguyện nói trên của các nhà văn TP. Hồ Chí Minh và hiện nay là các nhà văn cả nước là việc làm cần thiết, có tác động tích cực, rộng rãi, không có chuyến đi thực tế nào hiệu quả hơn, nhiều thu hoạch hơn bằng những việc làm xuất phát từ trái tim thuyện nguyện nồng ấm và bao dung đó.

Biết bao nhà văn bậc đàn anh trong chiến tranh luôn là người “cầm súng trước khi cầm bút” và không kịp nghĩ mình là nhà văn. Trong bối cảnh mới hiện tại, việc nhiều nhà văn bôn ba xuôi ngược, tất tả với cân gạo, mớ rau để mang đến tận tay, tận nhà đồng bào nghèo, để họ khỏi đứt bữa, để “không một ai bị bỏ lại phía sau” cũng chính là tiếp nối con đường đi tới sáng tạo thành công, như một lẽ tự nhiên, thường tình.

Khi cả nước buộc phải đặt nhiệm vụ chống dịch lên hàng đầu, nhà văn làm thiện nguyện cũng chính là chiến sỹ trên mặt trận này, theo cách của riêng mình, theo tiếng gọi của trái tim mình.,.

BÙI SỸ HOA

Nhà thơ Trần Mai Hường trong một chuyến đón gạo đặt mua từ Long An và chuẩn bị chở đi phân phối cho chuỗi quán cơm "Nụ cười" 2,000đ tại các quận trong thành phố.

Nhà văn Phương Huyền trong một chuyến thiện nguyện.

Bác sĩ Nguyễn Trường Thọ, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức tiếp nhận 100 triệu đồng từ nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, người có công kết nối những tấm lòng bè bạn.

____________

Bài viết liên quan:

Bài viết liên quan

Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm
Lễ kỷ niệm Ngày QTPN 8-3 và giới thiệu chương trình TGTP Phạm Như Vân ngược miền ký ức
Sáng 6/3/2024, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và giới thiệu chương trình tác giả tác phẩm “Phạm Như Vân ngược miền ký ức”.
Xem thêm
Thể lệ cuộc thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Tại Ngày Thơ Việt Nam 2024, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM đã tham gia lễ phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chứ.
Xem thêm
TP.HCM sẽ có thêm đường sách và phát triển văn hóa đọc
Công trình “Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc” sẽ hướng đến kiến thiết không gian văn hóa đọc tại 4 trục Đông, Tây, Nam, Bắc của thành phố.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam trao các giải thưởng năm 2023
Vào lúc 09h ngày 27.02.2024, tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam ở Hà Nội sẽ diễn ra lễ trao các giải thưởng của Hội năm 2023: Giải thưởng hàng năm, giải tác giả trẻ, giải nhà văn nữ ấn tượng và giải thưởng cuộc vận động sáng tác về đề tài thiếu nhi.
Xem thêm
Các câu lạc bộ và hội thơ góp phần đem đến thành công cho Ngày Thơ
Tổng hợp kết quả hoạt động của khối các CLB trong Ngày Thơ 2024
Xem thêm
Mối lương duyên giữa thơ và nhạc
Với công chúng yêu thơ tại TPHCM, năm nay có lẽ là một năm đầy niềm vui khi Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức chính thức trở thành một trong những hoạt động lễ hội chính của thành phố.
Xem thêm
Lãnh đạo Thành ủy đánh trống khai hội Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM
Tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TP.HCM khai mạc vào sáng 24.2 có Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng ban tổ chức Nguyễn Phước Lộc; KTS Nguyễn Trường Lưu, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT TP.HCM;
Xem thêm
Cuộc thi “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2” sẽ được khởi đầu từ Ngày Thơ 2024
Năm nay, sự kiện Ngày Thơ Việt Nam do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu được đưa vào Chương trình Lễ hội của Thành phố
Xem thêm
Thư mời của Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Như thường lệ, năm nay Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu. Kính mời các nhà văn nhà thơ tham dự.
Xem thêm
“Lửa thơ” Hòa Đồng xúc động qua một phần tư thế kỷ
Tối mùng 4 tết, dù trời mưa bay bay và se sắt lạnh, những người yêu thơ vẫn hội ngộ tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên háo hức chờ đón đêm thơ vừa tròn 25 mùa xuân. Trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, hiếm có xã nào như Hòa Đồng, đã giữ lửa đêm thơ truyền thống suốt một phần tư thế kỷ!
Xem thêm
Thư mời dự Ngày Thơ Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng gửi tới các nhà văn nhà thơ và độc giả yêu văn chương Thư mời dự Ngày Thơ Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm