TIN TỨC

Nguyễn Khải

Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Nhà văn NGUYỄN KHẢI (1930 - 2008)

Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải.

Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Nguyễn Khải là đại biểu Quốc hội khóa VII; Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn VN khóa III.

Sinh năm Canh Ngọ, ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).

Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.

Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.

Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.

Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.

Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của ông.

Tác phẩm:

Sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)... Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm cuối đời.
 

CÁC TÁC PHẨM NỔI BẬT

  • Mùa xuân ở Chương Mỹ (1954)
  • Người con gái quang vinh (1956)
  • Xung đột (truyện, 1959)
  • Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
  • Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963)
  • Người trở về (tập truyện vừa, 1964)
  • Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966)
  • Hoà Vang (bút ký, 1967)
  • Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)
  • Ra đảo (1970)
  • Chủ tịch huyện (truyện, 1972)
  • Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973)
  • Tháng ba Tây Nguyên (ký, 1976)
  • Cách mạng (kịch, 1978)
  • Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982)
  • Thời gian của người (1985)
  • Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986)
  • Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987)
  • Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989)
  • Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)
  • Cha và các con và... (tiểu thuyết, 1990)
  • Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993)
  • Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993)
  • Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995)
  • Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999)
  • Chuyện nghề (1999)
  • Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001)
  • Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
  • Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
  • Sống ở đời (tập truyện, 2003)
  • Ký sự & Kịch (2003)
  • Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003)
  • Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003)
  • Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003)
  • Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005)
  • Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006).
     

Các tác phẩm khác của ông có thể kể tới: Ước gì tôi được trẻ lại, Tự bạch, Người ngu, Người mơ mộng, Nếp Nhà, Má Hồng, Đời khổ, Đất Mỏ, Đàn ông, Đàn bà, Đã từng có ngày vui, Chị Mai, Cái thời lãng mạn, Buổi sớm mai, Bố con, Bảy đô một đêm, Bắt đầu từ một câu nói, Bạn viết cũ, Anh Thanh Tịnh, Đứa con nuôi,...

GIẢI THƯỞNG

  • Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951)
  • Giải thưởng Văn nghệ VN (1951-1952)
  • Giải thưởng Hội Nhà văn VN (1982)
  • Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2000)…
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II - 2000).
     

ẢNH TƯ LIỆU

Ảnh: Triệu Xuân

Các tác phẩm của Nguyễn Khải đã được đưa lên trang TRIEUXUAN.INFO:

Số lượt xem: 2697

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoàng Trung Thông
Ông Trạng họ Hoàng
Xem thêm
Nguyên Hùng
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/ Ủy viên BCH, Trưởng Ban công tác CLB Văn học Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông mất ngày 13 tháng 2 năm 2014, hưởng thọ 82 tuổi.
Xem thêm
Lê Văn Thảo
Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1/10/1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; thuở nhỏ ông sinh sống ở Đồng Tháp Mười và Long Xuyên, An Giang. Ông học Khoa Toán – Đại học Khoa học Sài Gòn nhưng sau đó lại trở thành nhà văn. Năm 1962, ông thoát ly vào chiến khu chống Mỹ. Từ năm 1965, ông bắt đầu viết văn với đề tài nông thôn, chiến tranh du kích. Năm 1968, ông tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông về công tác tại Hội nhà văn TP.Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Anh Đức
Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái (1935 – 2014), là một nhà văn Việt Nam từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh do những đóng góp cho Văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Xem thêm
Bùi Tiểu Quyên
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên, quê Long An, hiện công tác tại báo Phụ Nữ TPHCM
Xem thêm
Vũ Hạnh
Nhà văn Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh năm 1926 tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học.
Xem thêm
Minh Đan
Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu sinh tại Trí Phải, Huyện Sử, Thới Bình, Cà Mau.
Xem thêm
Lương Sơn
Bút danh: Lương Sơn, Anh Sơn, Hà Vân
Xem thêm
Chế Lan Viên
Tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại Nghệ An.
Xem thêm
Nguyễn Bính
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
Xem thêm
Nguyễn Minh Châu
Lời ai điếu cho một thời vừa tắt /Khóc thương người, nhòe mắt đến ngày sau.
Xem thêm
Trần Thế Tuyển
Nhà văn Trần Thế Tuyển - nguyên TBT báo Sài Gòn Giải Phóng
Xem thêm
Nguyễn Trường
Viết báo, viết văn từ năm 1978. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, khóa V.
Xem thêm
Triệu Xuân
Sáng lập Nhóm Văn Chương Hồn Việt, là Chủ tịch Nhóm.
Xem thêm
Trương Nam Hương
Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Trầm Hương
Sinh năm 1963, tại Bình Đại, Bến Tre, Kỹ sư nông nghiệp, Cử nhân Điện Ảnh, Thạc sĩ Báo chí.
Xem thêm
Bích Ngân
Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Xem thêm
Nguyễn Vĩnh Bảo
Là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm