TIN TỨC

Mộng đào xuân giữa Hà Nội phố

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
433 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

Một e ấp nụ chúm chím đông
Hai mê hoặc hoa hư ảo hồng
Ba nõn nà xanh ma mị lá
Bốn mộng mơ tình dịu dàng Xuân.

Không biết tự bao giờ mà hoa đào được chọn là loài hoa đón xuân của kinh thành Thăng Long, phải chăng sắc xanh nõn nà của mầm lá, sắc hồng hư ảo của nụ, sắc đỏ rực của cánh hoa cho ước vọng may mắn của một năm mới?
Hay sắc thắm của hoa còn được xem như màu của thần linh trấn yêu, trừ ma quỷ theo tích xưa nên hoa đào như “linh hoa” của Tết Nguyên đán nơi kinh thành?
Chỉ biết là nếu không có những đốm đỏ hồng như ngọn lửa nhỏ của hoa đào trong gió lạnh thì xuân nhạt mất khí sắc, cho dù vẫn có muôn hoa ngàn tía rỡ ràng đón xuân.

Chẳng biết tự khi nào, nhưng ít nhất cũng cả trăm năm nay, những ngày giáp Tết Nguyên đán, thì như một mặc định, chợ hoa Hàng Lược trở thành một rừng hoa đào di động quyến rũ mọi người đến ngắm hoa.Hoa đào của các làng trồng đào danh tiếng ven ô và các vùng xung quanh tập trung về đây, có cả những sắc đào từ rừng Tây Bắc ngược về xuôi. Nam thanh nữ tú, tao nhân mặc khách, thi họa nhân gian, từ già đến trẻ… gần như tụ tập về đây, để rồi chen trong sắc đào, cả một cõi hồng trần nhộn nhịp, ồn ào, náo nhiệt…

Long lanh giọt ngọc đậu nhành non
Mơn man hương gió chạm nụ tròn
Tương tư đào viên sương khói mỏng
Bãng lãng mỹ nhân dạo gót son

Tôi từ phương Nam nắng vàng mật, lấy cớ ngắm hoa đào trong mưa xuân nên bay ra với em Hà Nội. Để rồi như một giấc mộng đào xuân, tôi được em đưa đi như trong cổ tích lạc vào vườn đào huyền thoại kinh thành Thăng Long xưa, với hàng ngàn gốc đào bích, đào phai cổ thụ đủ mọi dáng thế. Cảm giác thật lạ khi chạm vào những nụ đào phơn phớt hồng, như nghe được chuyển động mơ hồ, để rồi như bị thôi miên khi thấy từ từ những cánh hồng phai mềm mại trong suốt, tách dần từng cánh, xòe ra như một mời gọi ma mị.

Như đi trong cõi thần tiên khi em đưa tôi đến bên một gốc đào bích hình thù cổ quái, không biết bao tuổi, nhưng thân cành vươn ra hàng trăm nhánh to, màu hoa thắm như môi son thiếu nữ đầy mê hoặc. Khí lạnh mịn đặc như miếng thạch trắng, sương mù phủ màu khói nhạt mỏng manh càng làm cho sắc đỏ của cây đào bích rực lên. Nghe trong thinh không có tiếng lao xao nhẹ như hơi thở, phải chăng những cánh hoa đào đang trò chuyện bằng mật ngữ riêng của mình?

Mà hình như nhũng cánh đào đang tỏa mùi hương bãng lãng quyến rũ, hay từ trong vườn đào có những nàng tiên nữ ghé xuống phàm trần thưởng hoa vương lại hương thơm hư ảo? Dường như tôi đang chạm vào mỗi cành hoa, mỗi chồi lá, để cảm giác nghe được mùi hương của âm thanh? Bên tôi là em Hà Nội, đẹp như một nụ đào xuân, mộng và thực đan xen ngọt ngào.

Trở về phố, nắm tay em Hà Nội đi ngắm những cành đào được cắt tỉa công phu, cắm trong những cái độc bình dáng cổ men lam bày trang trí trong những cửa hàng lộng lẫy, chợt nhớ câu chuyện cũ được nhà văn Hà Ân, một chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, người Hà Nội, kể lại khi ông còn sống.

Ông kể, Tết năm 1947, khi ấy Trung đoàn Thủ Đô “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đang chiến đấu trong thành Hà Nội, nhưng vẫn chuẩn bị một tiệc tất niên mời khách ngoại giao đoàn quốc tế. Lúc đó, mọi thứ cho bàn tiệc đã đầy đủ, chỉ thiếu một cành đào, không có đào thì chưa phải tiệc Xuân, nhưng có cành đào thì không hề dễ, phải vượt qua rất nhiều điểm đang giao tranh giữa Việt Minh- quân đội Pháp, để ra ngoại thành mang về.

Một tổ ba người trong đó có ông đã được cử đi, sau nửa ngày, họ hoàn thành nhiệm vụ, mang về một cành đào bích Nhật Tân tuyệt đẹp. Bữa tiệc tất niên đó đã để lại ấn tượng sâu sắc với khách ngoại giao đoàn từ chính cành đào bích, họ nói rằng, cành đào như một biểu tượng chiến thắng của Việt Minh, và họ tin vào điều đó.

Nếu mùa xuân kinh thành Thăng Long mà không có hoa đào sao là xuân? Có phải vậy mà Hà Nội phố giáp Tết Nguyên đán là nơi tụ hội của ngàn sắc hoa lộng lẫy, kiêu sa, rực rỡ…, nhưng hoa đào lại luôn nổi bật bởi nhan sắc mong manh sương khói diễm lệ, đặc biệt tao nhã, để khi đối diện với hoa, là sự chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn, nâng niu…

Đào không chỉ là đẹp, mà còn là “linh hoa” của xuân Hà Nội, cũng phải cầu kỳ chọn cây từ những dáng thế như: Long giáng, Phượng vũ, Bạt phong, Song thụ, Huynh đệ đồng khoa, Mẫu tử, Tráng sĩ tung hòanh, Trực xiên, Tam đa, Tam Tài, Ngũ phúc, Song long, Độc hành, Túy ông, Tiều phu quảy tử, Nhất trụ quy thiên, Thượng mã, Giai nhân, Dáng Trực, Gió lùa, Thác đổ, Phụ tử, Mẫu tử … Chọn cành, thì luôn chọn những cành có dáng thế tròn, các cành nhỏ quấn quýt tụ hội, như một sự tròn đầy viên mãn, hay có dáng vươn cao như một sự phát đạt thăng tiến…, để tượng trưng cho ước vọng năm mới tốt đẹp, phồn vinh, an bình…

Vàng nắng xuân vương ngàn nỗi nhớ
Nhẹ gió ban mai thổi nghiêng chiều
Sắc đào phai nhuộm trời lá đỏ
Vẫn mãi nợ em một lời yêu

Và em Hà Nội trong tôi như nụ đào phai, như cánh đào bích, để khi về phương Nam nắng gió, tôi tương tư em mỗi khi Xuân về Tết đến, như một giấc mộng đào xuân Hà Nội phố.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm
Trúc Phương, người mà tôi muốn nói nhiều hơn những người khác
Bài phát biểu xúc động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức người đang sống
Ký của nhà văn Trầm Hương trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Xem thêm
Dân lo | Bút ký của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn Nghệ số 30 (3309) ngày 29-7-2023
Xem thêm
Kỷ niệm về nhà văn Minh Khoa với Trần Thế Tuyển
Sau giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước(30-4-1975), từ Trung đoàn 174, tôi được điều về học tập và làm việc ở báo Quân khu 7. Vừa đặt ba lô trong tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp tại căn cứ Trần Hưng Đạo, nơi đặt tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham mưu quân đội chế độ cũ, anh Mai Bá Thiện lúc đó phụ trách báo Quân khu 7 dẫn tôi ra mắt Phó phòng Tuyên huấn Quân khu - nhà văn Minh Khoa, lúc đó trực tiếp làm Tổng biên tập báo Quân khu 7. Từ lâu đã nghe danh nhà văn Minh Khoa với những truyện ký viết về Anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, đặc biệt vở kịch Người ven đô với nhân vật Ông Tám Khỏe đậm đặc chất nông dân Nam Bộ, nay được gặp trực tiếp tác giả, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến
Bài đăng Tạp chí Linh khí Quốc gia kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ
Xem thêm
Mây trắng trong vườn chè ông nội | Tản văn của Trang Thanh
tôi hay nhớ những gương mặt người thân đã khuất bóng...
Xem thêm
Hoa biên cương: Nấm độc trên đất Tây Nguyên (Kỳ cuối)
Chúng tôi cũng dự nhiều cuộc họp ở các buôn làng Tây Nguyên, chứng kiến những người lầm lỡ vượt biên hay đi biểu tình gây rối được kiểm điểm trước các già làng và bà con trong buôn. Ai cũng cúi đầu xấu hổ, xin được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm.
Xem thêm
Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)
Bút ký nhiều kỳ của nhà văn Lại Văn Long
Xem thêm
Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)
Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị
Xem thêm
Vọng âm buồn | Hoàng Phủ Ngọc Phan
Một loài chim có tiếng kêu nghe như Ơi đò Ca Cút
Xem thêm
Đêm Tháng Giêng - Tản văn Trần Bảo Trân
Ngày anh cưới chị, tôi còn nhỏ. Gần bảy thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in, ngôi nhà lợp rạ, vách đất của chúng tôi có khách là một người lính. Anh bận bộ quân phục màu cỏ úa với chiếc mũ mềm có ngôi sao lấp lánh. Ngày chị đi lấy chồng, tôi tiễn chị ra cánh đồng, cuối bờ tre gai thường ngày ríu rít tiếng chim. Cầm tay tôi, chị khóc. Em ở nhà nhé. Nếu rảnh chị sẽ về chơi với em. Mắt nhoà, tôi cố giữ không để lệ rơi.
Xem thêm