TIN TỨC

Người giữ lại những vần thơ người nhất

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-08-10 08:46:10
mail facebook google pos stwis
989 lượt xem

LÊ VĂN VỴ

Sinh ra bên dòng sông Ngàn Phố, huyện miền núi Hương Sơn, nhưng tuổi thơ Tuấn theo bố ra thành phố. Bố Tuấn, nhà báo Đinh Nho Liêm - TBT báo Nghệ Tĩnh và là nhà thơ với bút danh Minh Nho có nhiều đóng góp cho Thơ ca, báo chí Cánh mạng.


4 trong 5 tập thơ đã xuất bản của nhà thơ
Đinh Nho Tuấn

Tốt nghiệp THPT, Tuấn theo học Khoa Luật, Trường ĐH Tổng hợp quốc gia Odessa (1986-1991). Tháng 9/1993-9/1996, Tuấn là nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế kinh tế, chính trị, Học viện hàn lâm khoa học Moscow, Liên bang Nga và tiếp tục làm việc tại thành phố Moscow, Liên bang Nga 3 năm. Tháng 9/1999, Tuấn về TP Hồ Chí Minh, làm việc tại Khoa Luật quốc tế Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh. Hai năm sau (2001), Tuấn trở lại LB Nga. Từ tháng 9/2003 đến nay Tuấn sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Tuấn là hội viên chuyên ngành Thơ, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Những tác phẩm đã xuất bản: “Em hãy cho anh vội” (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2018); “Em tôi” (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2019); “Díu dan với núi sông” (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2020); “Ngàn tiếng đời ấp ủ” (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2022). GS Phong Lê trong “Lời bạt” cho tập thơ ”Em hãy cho anh vội” nhận xét: “Tuấn đã tạo được một thế giới nghệ thuật riêng, đối với tôi là rất ấn tượng ở hồn thơ, giọng thơ không giống, không lẫn với bất cứ ai trong đội ngũ làm thơ hôm nay…”.

Năm 2022, Đinh Nho Tuấn được Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh tặng thưởng thơ.

Thật có lý khi nói rằng: Không phải Tuấn làm thơ mà thơ lựa chọn Tuấn để trao bút.  “Ngàn tiếng đời ấp ủ” bấy lâu nay đã tuôn trào cảm xúc, thăng hoa, gọi về lớp lớp sóng ngôn từ để cho ra đời 332 bài thơ với 4 tập thơ xuất hiện dày đặc chỉ trong 5 năm. Trong bài thơ “Xứ Nghệ”, Đinh Nho Tuấn đã phân thân nhập vai nhân vật trữ tình lạ lẫm và ngạc nhiên khi “xúc thơ từng đọi” :/ Anh ơi, chơ răng mà anh xúc thơ từng đọi/ Đổ xuống mùa em say cả ánh trăng rằm!/. Người thơ như người nông dân, “xúc… thơ” dễ dàng như người nông dân xúc lúa gạo.  Tuấn hồn nhiên làm thơ. “Những vần thơ cào xé” từ gan ruột máu thịt. Dấu vết tham dự của kỹ thuật cấu trúc bài thơ cũng như tổ chức khổ, câu dòng thơ không lộ diện. Hình như những câu thơ hồn nhiên tuôn chảy theo cảm xúc và khi nào cảm xúc không còn tuôn trào, bài thơ kết thúc. Do vậy, dòng, câu trong thơ Tuấn chủ yếu là vài chục câu trở lên, thậm chí có những bài trên 100 câu, như “Tổ quốc và tôi” 128 câu thơ và “Lễ cưới vui vẻ” 252 câu thơ. Điều đáng nói là những bài thơ trường thiên của Tuấn từ câu đầu tiên đến câu kết thúc vẫn tràn trề cảm xúc, không gây nên sự hụt hững trong lòng độc giả. Không có nội lực thơ mạnh mẽ, không thể tạo nên được thế giới thơ đa dạng, sinh động hấp dẫn!

Mặt khác, với Tuấn thơ là tinh lọc, làm thơ là “vót thơ”, viết những câu thơ bạc đầu” và “những câu thơ thít cổ ta rồi” không hề dễ dãi!

Những sóng thơ ào ạt tuôn chảy tràn ra những quy phạm, những khuôn mẫu tìm đến thể thơ trữ tình điệu nói tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu biến hóa mang hơi thở nhịp điệu của đời sống hiện sinh. Có một xứ Nghệ làm nên dòng chảy sông thơ Đinh Nho Tuấn. Dòng sông đó bắt nguồn từ Ngàn Phố, Ngàn Sâu chảy qua sông La, sông Lam, soi bóng Hồng Lĩnh, uốn lượn giữa những xóm làng trù mật, giữa đôi bờ ví dặm, ca trù mà nên duyên câu Kiều, lục bát, chảy mãi đến vô cùng, vô tận…

Quê Tuấn nằm bên tả ngạn sông Ngàn Phố, hạ Hương Sơn, vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nhưng từ nhỏ, Tuấn theo cha ra rời làng ra phố. Tốt nghiệp THPT, Tuấn xa xứ, tu nghiệp ở Liên xô (cũ), trở về nước lập nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, nên Tuấn cõng quê hương, xứ sở và mang hồn cốt quê hương suốt với hành trình. Do vậy, xứ Nghệ, quê hương là không gian ký ức, sâu đậm, ám ảnh, sống động với những đối nghịch: vừa hùng vĩ vừa hiểm trở; vừa thơ mộng vừa khắc nghiệt; vừa tĩnh, vừa động; vừa tồn tại vừa phát triển; vừa mất vừa còn vừa khoảnh khắc vừa vĩnh cửu; vừa đi qua chiến tranh, tang tóc, hòa bình đã đến nhưng hạnh phúc còn là một hành trình…Ở đấy, núi Hồng sông La, Tam Soa, Giang Đình vv… không chỉ là địa danh thiên nhiên mà còn là tâm thức văn hóa, tâm linh, là thơ ca nhạc họa được sinh ra, nuôi dưỡng bởi con người: /Núi làm cha/Đất làm mẹ/Cha mẹ sinh ra dòng sông con người/(Quê hương).

Có một Hồng Lĩnh rất khác biệt trong thơ Tuấn:/Hồng Lĩnh chôn chân không trốn chạy/Núi nhấp nhô đánh võng trú bên trời/(Quê hương) và xứ sở “chảo lửa túi mưa”,  nắng nóng: “ hững con đường khạc lửa”; “bão chồng bão, lũ chồng lũ” hiện lên ám ảnh trong thơ Tuấn: /Những con sông không uống dùm hết nước/Thương sông Lam chết đuối cả trong vườn/ (Quê hương - Díu dan với núi sông).

Trong sự biến thiên của lịch sử, vô thủy, vô chung của thời gian, QUÊ với Tuấn là LÀNG; LÀNG QUÊ, chứa đựng biết bao vỉa tầng văn hóa; là cõi đi về, vừa cố hữu vừa thay đổi với số phận gắn chặt với số phận con người. Những con người xứ Nghệ mang những tính cách đối nghịch, ranh giới thật mong manh giữa cách tân và bảo thủ; anh hùng và ương gàn; quyết liệt và liều lĩnh; lạnh lùng và nồng ấm; hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa tinh tế nhận xét: ”Đặc sắc của xứ Nghệ là người Nghệ. Đặc sản xứ Nghệ cũng là người Nghệ. Tôi và anh trai; nhà thơ Trần Nhuận Minh, mỗi lần đi qua cầu Bến Thủy bao giờ cũng ngã mũ, vì bên kia sừng sững 99 ngọn Hồng Lĩnh, là thông Ngàn Hống với những Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…”.

Trong thơ Đinh Nho Tuấn có người Nghệ ở lại và người Nghệ ra đi. Người Nghệ ở lại không chỉ là những người thân yêu, ruột thịt: ông, bà, cha mẹ, chị em, con cháu mà còn là những người vô danh, những người đã khuất linh hồn họ hóa vào làng quê, đồng ruộng, sông núi.  Những người nhà quê đối mặt với chiến tranh, tang tóc, với bão lũ, với thiên nhiên nghiệt ngã, với nghèo đói và trong họ ánh lên những vẻ đẹp kiên trì, bền bỉ, ân tình, ân nghĩa, chịu thương, chịu khó, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng chưa bao giờ nguôi tắt ngọn lửa của khát vọng. Họ là nguồn cội, hồn cốt, khát vọng của quê hương. Nỗi nhớ của Tuấn về họ thật là khác biệt:

Có nỗi nhớ đè ta như hòn đá

Dằn lên ta trong vại nhút người ơi!

(Quê hương)

Nỗi nhớ sâu nặng ấy đã giúp Tuấn viết được những câu thơ hay rất thân phận. Đây là hình ảnh “Giữa trưa hè cha tôi bổ củi”: /Bổ xuống nhấc lên lưỡi rìu bóng loáng/ Đời cha tôi sét rỉ dưới lưỡi rìu/. Còn đây là thân phận chị tôi lấy chồng: “duyên tình trà trộn”, “ ép giày vẹt mòn” “lí lắc rơi”:/ Đêm đêm nằm nghe tiếng cuốc kêu bỏ vợ/ Đêm đêm nằm nghe lũ gà mái chồn chân khiếp chồng/ (Chị tôi) mà nổi da gà, sởn ốc, lạnh gáy trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ mỏng duyên ở làng quê!

Nhưng có lẽ Tuấn đã dành những vần thơ ám ảnh cho những người nông dân, và những người tri thức ở làng quê. Những người “phận người như lá chuối”, “xanh như da bưởi”, “mười ngón tay” tua tủa ngọn khoai:

Đội mưa nắng cả khi ở trong nhà

Củ khoai quả cà làm nên vóc dáng

(Quê hương)

Những người“dân thường”, thân phận “con ong cái kiến”, là hạt cát bãi sông, khoai sắn ngoài đồng, bầu bí rau cà ngoài vườn, chắt chiu, lam lũ, cần mẫn, chịu thương chịu khó, ân tình, ân nghĩa, nhưng khi giặc ngoại xâm đến xâm phạm bờ cõi mang sức mạnh khác thường của lòng yêu nước: /Gộp cốt xương cao hơn Trường Sơn/ Gộp máu đào chảy tràn hơn sông Hồng mùa lũ/Gộp đau thương quằn lên lịch sử/ để cho: “Bốn ngàn năm đứng thẳng trường tồn”. Người nông dân Nghệ tằn tiện chắt lót nhằm“hy sinh đời bố, củng cố đời con”như một lẽ sống. Bài thơ “Quà quê” kể chuyện đứa cháu từ quê, khăn gói, mang theo can rượu, bịch kẹo cu đơ vào Sài Gòn thăm dượng với khao khát:/Bỏ nhà đi vào dượng/ Tìm mưu kế sinh nhai/ Quyết cứu mấy đứa nhỏ/ Không như bố sau này/, mặc dầu làng quê giờ đã nông thôn mới, nhưng thân phận của người nông dân vẫn quăng quật bươn chải, lăn lóc sang Lào “buôn gỗ”, “nấu rượu cả ngày”, chăn  vịt: ”Lơ thơ mấy lều hoang”mà vẫn không thoát nghèo. Đinh Nho Tuấn đã nhìn thẳng sự thật, có những phản biện bằng thơ đáng suy ngẫm. Bài thơ kết lại hình ảnh hai dượng cháu thưởng thức “Quà quê” đơn giản mà rưng rưng xúc động bởi ân tình, ân nghĩa của người nhà quê: /Cu đơ thơm mùi mía/ Hạt lạc đồng sơn khê/ Bánh tráng giòn hơn pháo/ Tròn trịa vành trăng quê/.

Những người tri thức xứ Nghệ là niềm tự hào của non nước Hồng Lam. Những Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu, Huy Cận…đó là những thi sĩ đã dọn những bữa tiệc thi ca không chỉ cho các thế hệ người Việt mà còn của nhân loại. Trong thơ Tuấn, hình ảnh những ông giáo “đồ gàn xứ Nghệ” đã truyền cảm hứng cho bao thế hệ học sinh:

Bút nghiên lặng thầm ngàn sâu dâu bể

Quê hương lặng thầm, phấn bảng hát ru

(Mái tóc thu đổ- Em tôi)

Những thế hệ học sinh, bạn bè của Tuấn “dùi mài kinh sử”, “học gạo” để mong mỏi “kiếm cần câu cơm”. Những vần thơ hồi ức về bạn bè một thuở đã vượt lên đói nghèo vật chất, cơm áo gạo tiền để nuôi giấc mộng đèn sách, ôm chí lớn thành người.

Rau dưa là cái bút nghiên

Còn thêm gia vị đã nghiền thơ ra

Mắm tôm là cái dân ca

Còn thêm trái ớt ấy là tản văn

(Uống ta - Em tôi)

Mảng thơ viết về người xứ Nghệ ra đi trong hành trình hội nhập với đất nước nhân dân là mảng thành công của Tuấn. Không chỉ thời đèn sách mà sau này lập thân, lập nghiệp, Tuấn vẫn bôn ba xứ người. Vì vậy, bao nhiêu tính cách, hồn cốt người Nghệ được thể hiện ở hình tượng nhân vật trữ tình với muôn vàn sắc điệu khác nhau mà chẳng thể nào lẫn được. “Người Nghệ” là bài thơ tự do thành công của Tuấn. Với giọng điệu trữ tình điệu nói, ngôn ngữ đặc Nghệ, hìnhảnh câu chữ từng vỉa, từng tảng như khắc như chạm, ngòi bút của Tuấn đã “cá biệt hóa” tính cách Nghệ. Người Nghệ có mặt khắp nơi, gặp người Nghệ không bình thường mà khác thường “húc” vào người Nghệ, như trâu bò “húc” vào nhau. Tính cách Nghệ khác thường “Ăn”, “Nói”, “Làm”, “Yêu” đều “phăm phăm” như ngựa tung bờm, trên hành trình bất chấp mọi trở lực. Điệp từ, điệp cấu trúc, nhịp thơ dứt khoát câu thơ ngắn gọn, như “đinh đóng cột” khẳng định tính cách khác biệt của người Nghệ. Đinh Nho Tuấn đã quan sát tinh tế từng hànhđộng, điệu bộ, cử chỉ và pha chút tếu táo bằng những hìnhảnh phóng đại: /bắt tay ngỡ bẻ xương/ cười đôi khi ướt bạn/ bộc lộ ranh giới giữa bên này là thẳng thắn chân tình bên kia là thô vụng. Tính cách Nghệ “làm hết ga, chơi tới bến, yêu tận cùng”/ Yêu chi yêu dập yêu vùi/ Ghét chi phang thẳng đến đui, đến què/. Nhưng cá biệt đến mức “xả láng”: / Hết tiền tiêu cắm cả thơ Xuân Diệu/ Ngày xông xênh giở Huy Cận làm mồi/ thì trên trái đất này không  có ở mô có giống người như người Nghệ. Thú thực tôi khoái nhất 4 câu thơ sau của Tuấn: /Vác ví dặm/ Ngâm bốn phương/ Cõng nàng Kiều/ Đi tán gái/ nhìn bề ngoài hình ảnh câu chữ có gì đó thô kệch của gã đàn ông hám gái nhưng lắng lại, ngẫm kỹ không tầm thường chút nào, bởi Kiều “nghiêng nước nghiêng thành”, tài đàn, tài thơ, trung hiếu vẹn toàn “mười phân vẹn mười ” thì “cõng Kiều đi tán gái” không phải là người thường rồi. Điều này được xác tín bởi sinh thời, Nguyễn Du về ở ẩn ở Tiên Điền đã cùng bè bạn “xăm xăm đè nẻo” Trường Lưu, Can Lộc, hát ví với thập nhị mỹ nhân phường vải Trường Lưu đó sao?

Trong hành trình hội nhập với đất nước, nhân dân với nhân loại, Đinh Nho Tuấn đã hun đúc tình yêu đất nước, quê hương, nhất là trước những biến cố ở biển Đông hay Coovid 19, “ăng ten thơ” Đinh Nho Tuấn nhạy bén đập nhịp đập cùng đất nước, thời đại. Tuấn đã viết “những vần thơ cào xé” “Những hòn đảo Tổ quốc” -   “Ngàn tiếng đời ấp ủ”:

Nếu biết đi, những hòn đảo quê hương

Sẽ hội nghị Diên Hồng trên biển rộng

Tuấn trưởng thành và tình yêu đất nước trong Tuấn lý trí, thẳm sâu, gắn liền với trách nhiệm công dân.

Tuấn đã phát triển đến đỉnh cao hồn cốt Nghệ và trên hành trình tận cùng bản sắc dân tộc, Tuấn gặp nhân loại. Cũng như vậy, soi vào nhân loại vào các dân tộc khác, Tuấn đã thức dậy, bổ sung làm giàu có bản sắc văn hóa Nghệ. Chỉ cần một âm thanh, một hình ảnh về quê hương đã đánh thức trong Tuấn cả nỗi nhớ vô tận. Tôi muốn dừng lại ở bài “Khói rơm”. Một bài thơ 5 chữ phảng phất giặm vè xứ Nghệ. Trong 74 bài thơ 5 chữ, “Quà quê” và “Khói rơm” là 2 tác phẩm đặc sắc. Nếu quà quê thân phận, thì “Khói rơm” bay bổng, tràn đầy chất thi sĩ. Những làn khói đốt rơm rạ bay là là vào thành phố, đã khơi dậy biết bao ký ức về làng quê. Tôi yêu vô cùng bức tranh quê mà Tuấn vẽ ra trong ký ức: // Ô hay trong sương khói/ Thấy đàn trâu ra đồng/ Con đê lười nằm nghỉ/ Tiếng sáo diều thinh không// Ô hay trong sương khói/ Mẹ nhen lửa lá ngô/ Nước chè lên xanh ngắt/ Con giếc quẫy mặt hồ// Ô hay, trong sương khói/ Ễnh ương rúc tù và/ Nỉ non buồn lũ dế/ Rô đồng vẫy đuôi xa//

Chính bản sắc văn hóa đã giúp Tuấn hòa nhập chứ không hòa tan. Những năm tháng học ở Liên Xô (cũ), Tuấn đã mang văn hóa Hồng La hòa nhập với văn hóa Slavơ. Có một chi tiết thú vị là người yêu và sau này là người bạn đời của Tuấn có tên Việt là Lê Nghiêm và tên Nga là Lê Na. Lê Nghiêm - Lê Na với trái tim thắp lửa đã sưởi ấm tâm hồn Tuấn đi qua mùa đông tuyết trắng, băng giá xứ người.

Tuấn ao ước, con cò ca dao, dân ca nước Việt thân yêu sẽ sải cánh cùng “Đàn sếu” thơ Rasul Gamzatov. Không phải con cò thơ nào cũng cùng hành trình với đàn sếu thi ca Nga. Nhưng có những con cò trắng thơ Đinh Nho Tuấn đã hòa nhập với “Đàn sếu” thơ ca Nga. Không vui sao được!?

Hà Tĩnh 11/6/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm