TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Bản hùng ca anh “Bộ đội Cụ Hồ”: Đoàn Thanh Phương - người Cộng sản đối chọi với bao gông cùm đế quốc

Bản hùng ca anh “Bộ đội Cụ Hồ”: Đoàn Thanh Phương - người Cộng sản đối chọi với bao gông cùm đế quốc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1287 lượt xem

CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

PHẠM BÁ NHIỄU

Về tỉnh Vĩnh Long nhiều lần, song tôi biết anh Đoàn Thanh Phương trong một lần, được Huyện ủy Trà Ôn mời dự buổi báo cáo chuyên đề Nghị quyết Đại hội VII Tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long, khi còn công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. Lần ấy, sau giờ giải lao Bí thư Huyện ủy Trà Ôn - người chủ trì buổi họp, có mời anh Đoàn Thanh Phương vào uống nước, nói chuyện và giới thiệu là một tù nhân bộ đội, một chiến sĩ Công sản đã đi từ nhà lao Vĩnh Long, nhà tù Cần Thơ, đến nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo… mà kẻ địch không hề làm gì nổi trước ý chí của anh.


Anh Đoàn Thanh Phương & thượng sĩ Nhất Nhu - Trần Văn Nhu (ảnh tư liệu nhà tù Phú Quốc).

Biết anh Đoàn Thanh Phương là một chiến sĩ kiên cuờng trong lao tù của Mỹ - ngụy, tôi đã mời anh nhiều lần đến kể chuyện cho các hội nghị báo cáo viên của tuổi trẻ hay của Liên Đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức, và anh rất vui vẻ nhận lời; anh đã kể bằng chính cuộc đời thật của mình, chính những nhân chứng mà anh từng gặp, qua cả mấy năm tù đày của các nhà tù Mỹ-ngụy Sài Gòn, không thể nào khuất phục được các anh.

Anh Thanh Phương quê tại vùng đất Vĩnh Xuân - Trà Ôn, song lại hoạt động điệp báo nội tỉnh từ rất sớm, từ năm 1960. Lần đó, anh kể, khi anh được cử làm Trưởng trạm y tế xã Vĩnh Xuân (do tổ chức cài cắm để che mắt địch), trong một lần vượt qua các chốt kẻ địch tìm mua thuốc về trạm, anh đã bị chúng ném lựu đạn làm anh ngất đi, rồi bị chúng bắt giam, đày vào nhà lao Vĩnh Long (lúc đó đóng tại P.1 bây giờ). “Đó là ngày 03-6-1966, địch đưa tôi vào nhà lao Vĩnh Long, sau đó ngày 28-5-1967, chúng đưa sang nhà tù Cần Thơ, sau cùng, ngày 28-5-1968, chúng đưa tôi cùng 2000 chiến sĩ ta mà chúng bắt giam, đày ra nhà tù Phú Quốc” - anh nhấn mạnh.

Năm 1998, Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức gần cả tuần lễ thực tế và sáng tác cho hơn 20 hội viên, các nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh của tỉnh, đi thực tế tại đảo Phú Quốc và Nhà tù Phú Quốc, dầu lúc này Nhà tù Phú Quốc qua bao năm tháng sau ngày giải phóng miền Nam, ít có sự chăm lo, đã bị hao mòn các cơ sở, kể cả các khu từng đối chất, gom nhốt, tra tấn người tù là các chiến sĩ ta. Lần ấy, chúng tôi rất hân hạnh được anh Thanh Phương, cùng đi với đoàn và trong gần cả tuần lễ đó, anh là người duy nhất từng ở tù lâu năm tại Phú Quốc, đã giúp tất cả mọi thành viên hiểu được thế nào là tra tấn ghê gớm tù nhân ta tại Nhà tù Phú Quốc, đối với các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ, những đảng viên trung kiên của Đảng.

Và cũng lần ấy, anh là người biết rõ nhất nơi ở khu nhà và vườn cây của thuợng sĩ ngụy Sài Gòn Nhất Nhu (Trần Văn Nhu), quê ở Đồng Tháp, từng là đối tượng gan lỳ nhất, hiểm nguy nhất cho mỗi người tù tại Phú Quốc. Bằng các hình thức tra tấn bẽ rang, búng vào bộ hạ người tù... Trưa đó, trời hơi nắng nhẹ gió đảo thổi vào thật êm, trưa đó, khi ngồi trên xe xuống nhà ông Nhất Nhu, tôi chưa thể hiểu ra cách tra tấn kiểu này, mà sao bộ đội ta chịu đựng nổi. Anh Thanh Phương nói gọn lỏn: Vào thì chú biết, nói là tra tấn bằng bẻ răng, tức là dùng chiếc kìm sắt to tướng, tay ông ta cầm và nhằm vào mỗi chiếc răng của người chiến sĩ, mà bẻ từng cái, cho máu mỗi chiến sĩ cứ phun ra… Trong hơn 10 năm liền, tay thượng sĩ Nhất Nhu cứ tra tấn ghê rợn người như thế, song không một tù nhân nào, người chiến sĩ bộ đội ta nào, phải chịu khuất phục, khai báo theo ý đồ của chúng.

Vào đến ngôi nhà thượng sĩ tra tấn tù nhân khét tiếng Nhất Nhu, nằm khuất sau khu vườn cách con đường chính từ Bắc đảo đi Nam đảo vài trăm mét. Kẻ tra tấn tù nhân khét tiếng Nhất Nhu, dáng thấp, người mập, có con mắt như nhằm dò xét với từng người. Anh Thanh Phương, nói cho ông Nhất Nhu: “Anh yên tâm, hôm nay các nhà báo, nhà văn đến để tìm hiểu về các cách đối xử với tù nhân, cho những người chưa từng biết, để trong cách viết của họ, mà được hiểu thêm”.

Tôi biết phải cố gắng, kìm lòng mình quá mức, thì anh Thanh Phương mới nói được với các nhà báo, nhà văn của tỉnh, khi chính mình đã từng bị kẻ ngồi ngay trước mặt đây, đã bẻ 12 lần gãy từng chiếc răng của mình và bao đồng đội khác.

Lần ấy, dù trời giữa nắng trưa, trời xứ đảo có gió mát, song ai cũng toát mồ khi nghe một kẻ tra tấn tù nhân cộng sản nổi tiếng nhất Nhà tù Phú Quốc ngồi nói chuyện bẻ gãy từng chiếc răng của bạn tù anh Thanh Phương. Đến nổi sau khi tra tấn xong, nhiều chiến sĩ đã ngất xỉu tại khu tra tấn, để bạn tù phải ra cõng về khu giam.

Cứ 4 năm dài đằng đẵng, anh Thanh Phương và bao bạn tù là các chiến sĩ bộ đội ta, cứ ngày mỗi ngày được kẻ sát nhân thượng sĩ Nhất Nhu, “cho nếm” dùi cui, nếm những chiếc răng bị bẻ gãy của từng chiến sĩ là tù nhân nhà tù. Máu lạnh tanh trước cái chết con người, đã chớm hết cả con người này, khi ông ta cứ thản nhiên kể cách tra tấn rất ư kiểu Mỹ này, mà không hề có một sự xót thương tình người với người, cùng đồng loại, cùng dân tộc.

Lần ấy, anh hùng Đoàn Thanh Phương nói, chính anh bị kẻ máu lạnh này bẻ gãy răng đến 12 lần, còn cách tra tấn bằng dùi cui, thì không thể nào nhớ hết. Song, các anh vẫn không một ai, khai ra với chúng nữa lời về cơ sở của đơn vị. Dữ nhất là đêm mùng 8 Tết Kỷ Dậu, năm 1969, anh Thanh Phương và 4 bạn tù vượt ngục, tính vượt ngục rồi đi bằng đường biển trở về đất liền, thì bị chúng phát hiện, bắt vào, tra tấn bằng cách vừa nhổ răng anh, vừa rút móng tay, móng chân… những cách tra tấn, mà nay ngồi trước mặt người lính hiền lành như đất, tôi cũng không thể ngờ chúng đã tra tấn một tù nhân chúng ta, theo kiểu còn hơn cả thời trung cổ như thế. Cứ thế, cả 4 lần vượt ngục Phú Quốc của anh và đồng đội, khi bị chúng phát hiện đều được “nếm” đủ mùi tra tấn từ tay kẻ sát nhân thượng sĩ Nhất Nhu, mà chúng tôi được bắt gặp trong lần thực tế Nhà tù Phú Quốc lần đó.

Lửa và máu trong tim anh luôn tin vào Đảng, tin vào cuộc kháng chiến thành công, đã giúp các anh đứng vững. Nợ máu phải trả bằng máu, ngày 21-01-1971, anh Thanh Phương cùng phối hợp 2 chiến sĩ khác đã bắt tên cảnh sát ác ôn Lê Ba phải đền tội. Sau đó, chúng đưa 3 người trong vụ việc này ra trước tòa án binh của chúng tại TP. Cần Thơ, kết án anh Trần Văn Minh (quê Tiền Giang) 15 năm tù, anh Trần Minh Quang 20 năm tù, còn anh thì chúng kết tội tù tử hình và đày đi Côn Đảo từ năm 1971. Cho đến ngày trao trả tù binh, ngày 07-4-1974 tại TP Biên Hòa - Đồng Nai, các anh mới được trao trả.

Hòa bình trở về, anh được đơn vị đón về quê hương Vĩnh Xuân - Trà Ôn, cùng an dưỡng mấy tháng liền mới đủ sức khỏe phục vụ tiếp trong quân đội, khi đó anh là là Chính trị viên đại đội 2, của Tiểu đoàn Tây Đô, thuộc Quân khu 9.

Sau này, sức khỏe giảm đi, anh được đơn vị cho chuyển ngành về làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Trà Ôn, rồi nghỉ hưu trước tuổi do sức khỏe bị tra tấn trong lao tù giảm sút, từ năm 1979. Năm 1985, vinh dự đến với người chiến sĩ Cộng sản là anh đã được Chủ tịch nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang.

Lần về Vĩnh Long gần đây, đến thăm anh tại Phường 4 - TP Vĩnh Long, chúng tôi mới biết, sau khi nghỉ hưu, anh về lại quê nhà, rồi lên TP Vĩnh Long sống cùng với các con. Chúng tôi rất mừng cho anh, đã nuôi dạy các con học hành rất chu đáo. Nay một con trai là Thiếu tá, Chính ủy Trường dạy nghề số 9, Quân khu 9, đang noi gương cha tiếp tục phục vụ trong quân đội, còn 2 con gái anh nay đã là bác sĩ, đang công tác tại tỉnh nhà. Chú Nguyễn Văn Năm, Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh (CCB) Khu phố 4, Phường 4 nói với chúng tôi: “Anh Hai Phương là một CCB rất gương mẫu, khi anh về TP Vĩnh Long, được chính quyền hỗ trợ nền đất và anh tự làm quán bánh bún, để nuôi dưỡng 3 con ăn học thành tài. Mỗi hội viên CCB khu phố chúng tôi đều lấy gương anh, để mà nuôi dạy con cái”.

Chia tay người tù nhân Cộng sản, người 4 lần tổ chức cho anh em bạn tù vượt ngục tại Nhà tù Phú Quốc, chúng tôi cũng cầu chúc cho anh luôn giữ được sức khỏe, để cùng với mỗi bạn tù Phú Quốc khi trở về để cùng sống an lành sau những trận đòn thù trong nhà tù của đế quốc, chia sẻ cùng bà con lối xóm, sống chan hòa trong thanh bình của một TP Vĩnh Lon g- TP Anh hùng, mà xương máu các anh đã từng cống hiến.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm