TIN TỨC

Góp tiếng nói cho Văn học Thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ nhân tạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-04-22 21:08:54
mail facebook google pos stwis
79 lượt xem

Chiều 22/4/2025, tại Nam Đàn (Nghệ An), trong khuôn khổ Trại sáng tác Văn học Thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, một buổi tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”. Sự kiện không chỉ là dịp tổng kết hoạt động chuyên môn mà còn là diễn đàn để các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất hướng đi mới cho một dòng văn học giàu tiềm năng.

Buổi tọa đàm diễn ra trong không gian thơ mộng của Nhà vườn văn hóa Sườn Gió Thiên Nhẫn – nơi đang là điểm đến của hơn 20 cây bút chuyên viết cho thiếu nhi từ khắp ba miền đất nước.


Từ trái: PGS-TS, nhà LLPB Nguyễn Đức Hạnh; nhà văn Thái Chí Thanh; TS nhà thơ Nguyên Hùng.

Mở đầu chương trình, nhà văn Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi, đã trình bày bức tranh khái quát về dòng chảy văn học thiếu nhi thời gian gần đây. Bên cạnh việc điểm qua một số tác giả, tác phẩm mới nổi bật, ông cũng giới thiệu giai phẩm Văn học Thiếu nhi số 1 (kết quả chủ yếu từ Trại sáng tác tại Phú Yên 2023) sắp ra mắt và chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các trại sáng tác theo hình thức đổi mới, từ Trại sáng tác tại Vườn Thong Dong (Bảo Lộc, Đà Lạt), gắn bó với thực tiễn đời sống.

TS, nhà thơ Nguyên Hùng phát biểu tóm tắt tham luận “Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác xuất bản, quảng bá Văn học Thiếu nhi hiện nay”, trong đó nêu ra những tồn tại đang cản trở sự phát triển của văn học thiếu nhi như: thiếu đầu tư từ phía nhà xuất bản, hạn chế trong khâu phân phối và quảng bá, thiếu phối hợp giữa nhà văn – NXB – nhà in, cùng với sự lúng túng trong việc tiếp cận độc giả nhí giữa thời đại công nghệ số. Đặc biệt, ông chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Hội Nhà văn TP.HCM trong việc đưa sách đến gần với học sinh thông qua những hình thức cụ thể: tổ chức giao lưu tại các trường học; mời học sinh đến tham dự Ngày Thơ Việt Nam, lễ ra mắt sách mới; đồng hành với nhà văn Phương Huyền, Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM – Đại sứ Văn hóa đọc,– trong các chương trình giới thiệu sách, nói chuyện văn học.

“Mỗi cuốn sách hay dành cho thiếu nhi là một hạt giống tâm hồn. Khi được gieo đúng cách, nó sẽ nảy mầm trong lòng các em, giúp các em trở thành những người tử tế, giàu trí tưởng tượng và biết yêu thương” – nhà văn Phương Huyền bày tỏ.

Với bài tham luận chính của buổi tọa đàm, PGS.TS, nhà lý luận phê bình Nguyễn Đức Hạnh đã tập trung phân tích sâu sắc vai trò của Trí tuệ Nhân tạo trong quá trình dạy – học văn học thiếu nhi trong nhà trường. Diễn giả cho rằng AI có thể là công cụ hỗ trợ nhưng không thay thế được chiều sâu cảm xúc và tư tưởng mà các tác phẩm văn học mang lại. Thơ do AI viết khá lắm chỉ ở mức đọc được, chứ không thể tinh tế và hay như nhà thơ đích thực.

Phát biểu trong phần thảo luận, nhà thơ Thu Nguyệt chia sẻ: "Viết cho thiếu nhi không dễ, và cũng không được phép dễ dãi. Trẻ em ngày nay rất thông minh, đòi hỏi người viết vừa phải hấp dẫn vừa phải sâu sắc”.

Còn nhà thơ Hoa Mai, chủ nhân không gian sáng tác Sườn Gió Thiên Nhẫn – nơi đăng cai tổ chức trại viết lần này – cho biết: “Chúng tôi mong Thiên Nhẫn không chỉ là nơi dừng chân của những người viết, mà còn là chiếc nôi nuôi dưỡng tinh thần văn học dành cho tuổi thơ”.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà thơ Hoàng Cẩm Thạch (hiện sống tại thành phố Vinh) bày tỏ niềm vui khi được đồng hành cùng hoạt động hỗ trợ Văn học Thiếu nhi, đồng thời cho biết sẽ liên hệ, kết nối với một đơn vị du lịch ở Cửa Lò để có thể tổ chức một Trại sáng tác tương tự trong thời gian tới.

Buổi tọa đàm đã mở ra những hướng đi thiết thực trong việc nuôi dưỡng, quảng bá và ứng dụng văn học thiếu nhi trong đời sống giáo dục hiện đại. Trong bối cảnh AI đang dần chi phối mọi mặt đời sống, tiếng nói của các nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu tại buổi tọa đàm này chính là lời khẳng định mạnh mẽ: văn học – đặc biệt là văn học dành cho trẻ em – vẫn cần được viết bằng trái tim, nuôi dưỡng bằng trí tuệ, và lan tỏa bằng những phương thức phù hợp với thời đại.

Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu các videoclip hình ảnh một số hoạt động của các nhà văn tham gia Trại sáng tác này:

Trong khuôn khổ Trại sáng tác văn học tại Nam Đàn, ngoài chuyến về thăm Kim Liên quê Bác, Đoàn nhà văn Việt Nam đã có chuyến hành hương, tri ân và trải nghiệm sâu sắc tại những địa danh văn hóa - lịch sử tiêu biểu của quê hương Nghệ Tĩnh.

Hành trình bắt đầu từ Khu mộ La Sơn Phu Tử – nơi an nghỉ của nhà giáo, nhà tư tưởng lỗi lạc Nguyễn Thiếp – bậc hiền tài được vua Quang Trung hết mực trọng vọng. Tiếp nối là Di tích lịch sử Truông Bồn – vùng đất thiêng ghi dấu sự hy sinh anh dũng của bao chiến sĩ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.

Tại Trung Đô, Đoàn đã dâng hương tưởng niệm người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị vua dân tộc với chiến công lẫy lừng làm rạng danh đất nước.

Đoàn cũng thành kính viếng thăm Khu tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới, và khu mộ nhà thơ – nhà quân sự Nguyễn Công Trứ, người để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học và lịch sử nước nhà.

Khép lại hành trình là khoảnh khắc lắng đọng bên sóng nước Cửa Lò – Cửa Hội, nơi biển trời Nghệ Tĩnh giao hòa trong hơi thở của đất thiêng và tình người.

Phần nhạc nền của clip sử dụng ca khúc “Lời hẹn tình quê” – một sáng tác của Lê An Tuyên & Nguyên Hùng, qua tiếng hát sâu lắng, da diết của ca sĩ Tân Nhàn – hy vọng sẽ góp phần lan tỏa cảm xúc, làm bật lên tình đất, tình người xứ Nghệ trong mỗi khuôn hình.

Trại sáng tác Nam Đàn - videoclip 2



Trại sáng tác Nam Đàn - videoclip 1

Hình ành: Nguyên Hùng và nnk - Dựng clip: Nguyên Hùng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Viết kịch bản phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình
Khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Làm phim ngắn và viết kịch bản truyền hình: Ứng dụng công nghiệp văn hóa trong sáng tạo điện ảnh” vào ngày 17.4.2025
Xem thêm
Dấu ấn văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, đội ngũ những người viết văn trẻ sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp ý nghĩa vào dòng chảy văn học của nước nhà. Trước yêu cầu của giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng văn học trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của người cầm bút mà còn là yêu cầu của độc giả, đồng thời cũng là mục tiêu mà Hội nghề nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật hướng tới.
Xem thêm
Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Phòng sự Khai mạc Trại sáng tác văn học thiếu nhi Tại Nam Đàn, Nghệ An
Xem thêm
Nghĩa tình Việt Nam và Myanmar
Nguồn: Người Đô thị
Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm