TIN TỨC

Ngọc Khương – Người cõng thơ về quê!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-04-26 12:37:12
mail facebook google pos stwis
184 lượt xem

Ngày 13/4/2025 vừa qua, tại Hội trường UBND xã Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình phối hợp với Chi hội VHNT thị xã Ba Đồn và UBND xã Quảng Lộc đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ Bóng quê của nhà thơ Ngọc Khương trong không khí đông đủ và xúc động.

Nhà thơ Ngọc Khương – hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh – là người con của quê hương Vĩnh Phước, Quảng Lộc. Ông đã sáng tác nhiều tập thơ viết về mảnh đất Quảng Bình yêu dấu. Bóng quê là tập thơ thứ 18, được ông dành tặng nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Đến dự buổi ra mắt có: nhà điêu khắc Phan Đình Tiến – Chủ tịch Hội VHNT Quảng Bình; nhà thơ Mai Văn Hoan – Chi hội trưởng Hội Nhà văn Việt Nam tại TP. Huế; cùng các nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, Lý Hoài Xuân, Lê Minh Thắng… đến từ Đồng Hới. Từ TP. Hồ Chí Minh có PGS.TS, NGƯT Ngô Minh Oanh – Phó Chủ nhiệm CLB Nhà giáo Quảng Bình tại TP.HCM; ông Nguyễn Văn Dưỡng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM.


PGS.TS, NGƯT Ngô Minh Oanh – từ TP.HCM

Tại thị xã Ba Đồn có đồng chí Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin và Khoa học cùng các anh em trong Ban Chấp hành Chi hội VHNT về dự. Về phía địa phương, các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy và đại diện các tổ chức đoàn thể xã Quảng Lộc đều có mặt đông đủ. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nhiều nhà văn, nhà thơ là bạn bè thân thiết của nhà thơ Ngọc Khương, cùng đại diện lãnh đạo thôn Vĩnh Phước, các xóm trưởng, Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vĩnh Phước và đông đảo bà con họ tộc, người yêu thơ, mến mộ tác giả.


Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật.

Tập thơ Bóng quê gồm hai phần: Trường ca "Vĩnh Phước quê tôi"Những bài thơ khác. MC chương trình – nhà thơ Đỗ Thành Đồng – đã giới thiệu khái quát về tập thơ, đồng thời mời các nhà văn, các đại biểu phát biểu cảm nhận, chia sẻ suy nghĩ về tác giả và tác phẩm Bóng quê. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã phát biểu chúc mừng tác giả – người đã “cõng” thơ về quê hương bằng cả tâm huyết và tình yêu tha thiết.

Nhân dịp này, lãnh đạo địa phương đã trao tặng lẵng hoa chúc mừng từ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Quảng Lộc. Các đại biểu cũng gửi tặng lẵng hoa của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT Quảng Bình, Chi hội Nhà văn tại Huế, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM, Chi hội VHNT Quảng Trạch – Ba Đồn… cùng nhiều lẵng hoa từ người thân, bạn bè và bà con dòng họ của nhà thơ Ngọc Khương.

Xuyên suốt chương trình, các đại biểu đã cùng thưởng thức những ca khúc truyền thống về quê hương Quảng Bình và các bài thơ rút từ tập Bóng quê, do NSƯT Lê Thành Lộc và ca sĩ Mai Lành trình bày, góp phần tạo nên không khí ấm cúng, giàu cảm xúc văn chương. Buổi lễ cũng được Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đến tác nghiệp và thực hiện chương trình phát sóng.

Ngay sau lễ ra mắt, nhà thơ Ngọc Khương đã có mặt tại TP. Vinh để tham gia Trại sáng tác VHNT dành cho thiếu nhi, do Ban Văn học Thiếu nhi – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

Chúc nhà thơ tiếp tục gặt hái nhiều thành công mới trên hành trình thi ca đầy ý nghĩa!

NGUYỄN TIẾN NÊN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thông điệp và những hành động nhân văn, nhân ái trong ‘Vương miện xanh’
Bài viết về tập sách Vương miện xanh của Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà, Nhà xuất bản Trẻ, 2025
Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm