TIN TỨC

Người miệt đồng và món ngon từ rắn - Tản văn của Kim Quyên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-31 08:12:04
mail facebook google pos stwis
394 lượt xem

KIM QUYÊN

Người miệt đồng bằng sông Cửu Long đã tận hưởng những món quà hào phóng về thủy sản của thiên nhiên miền sông nước như tôm, cua, rùa, rắn...

Trong các loại đặc sản đó, rắn là món ăn nhiều bổ dưỡng, là loại thuốc quí chữa được nhiều bệnh như tim mạch, thấp khớp... Rắn Lục và rắn Trung (loại rắn có hai đầu) trị được cả u bướu, ung thư.

Trại rắn Đồng Tâm của tỉnh Tiền Giang là trại rắn lớn nhất Đông Nam Á, nơi xuất khẩu lượng nọc rắn lớn để bào chế những loại biệt dược, chế tạo nhiều loại thuốc trị bệnh và rượu bổ từ rắn. Người nông dân đồng bằng muốn ăn rắn thì tìm cách bắt cũng tương đối dễ dàng. Chỉ cần cái lưới bén giăng ngang con rạch nhỏ, hoặc cắm cây cần câu có móc con trùn hổ trộn với cám rang cắm dưới mé rạch hay đặt lờ trong cái miệng cống của cái ao sau nhà... Đơn giản vậy thôi, cũng có thể bắt được chú rắn Ri cá mập ú, một chị Ri Dông hay Bông Súng no tròn. Còn mấy chàng Hổ Đất, Hổ Mây hay Hổ Hành, Hổ Ngựa là loại rắn độc thì khó bắt hơn nhưng những người có chút ít “tay nghề” vẫn bắt dễ dàng.

Khi làm thịt rắn, điều quan trọng đầu tiên là phải cắt đầu và chôn sâu dưới đất kẻo gà bươi hoặc trẻ nhỏ lấy chơi đùa, chẳng may nọc rắn dính vào chỗ đứt tay có thể gây chết người như chơi. Muốn uống huyết rắn trị thấp khớp thì cắt cổ rắn lấy huyết rồi pha vào chút rượu quậy đều rồi uống sống. Thân rắn phải cạo sạch lớp da ngoài bằng cách luộc nước sôi hoặc hơ lửa..

Những món ăn làm từ rắn có thể chia làm 2 nhóm: món khô và món nước. Món khô gồm có rắn xào lá cách, rắn nướng trui, rắn làm khô… Món nước có rắn nấu cháo đậu xanh là món bổ dưỡng, ngon miệng hơn cả. Nhưng làm gì thì làm, trước khi nấu món là con rắn phải được cạo vảy sạch sẽ trắng phau mới ướp gia vị được.


Vẻ đẹp của cánh đồng. Ảnh minh họa: Pixabay

Món nhậu thì làm món xào lá cách là loại cây trị xương khớp, lá hình giống lá trầu có mùi thơm nồng nồng. Thân rắn bằm thật nhuyễn (kể cả xương) rồi ướp tỏi, hành, đường, muối, tiêu, ớt, bột nêm cho thấm rồi bắc lên chảo xào thịt cho chín mềm, thả lá cách xắt nhuyễn vào, đảo đều rồi nhấc xuống, ăn nóng với bánh tráng mè có pha nước cốt dừa. Vừa ăn vừa uống rượu rắn, chuyện trên trời dưới đất nổ ran, chẳng mấy chốc ngà ngà say.

Rắn nấu cháo đậu xanh là món ngon bổ dưỡng mà dân đồng ai cũng biết. Ngoài trời mưa lành lạnh, trong nhà hè nhau nấu nồi cháo rắn. Thân rắn đã sạch sẽ được chặt khúc trắng phau bỏ vào nồi cháo đậu xanh đang sôi sùng sục, cháo nhừ thì thịt cũng vừa chín mềm. Vớt thịt rắn ra để nguội, nêm nếm nồi cháo cho ngọt, nếu ai thích nước cốt dừa thì bỏ thêm nước cốt dừa vào cho tăng phần béo thơm.

Thịt rắn được xé nhỏ, chừa xương lại, chấy thịt rắn với hành tỏi cho thơm rồi bỏ vào nồi cháo, giữ cho độ nóng hôi hổi để người ăn luôn nghe mùi thơm phức của chén cháo. Cháo bùi béo nhờ vị của đậu xanh và nước cốt dừa, da rắn giòn giòn, thịt rắn chắc, ngọt hơn thịt gà, mùi gừng, tiêu, hành bốc lên nồng nàn. Người bị cảm cúm hoặc suy dinh dưỡng ăn chén cháo nóng, mồ hôi vã ra khiến ai nấy thấy khỏe hẳn.

Tùy theo loại rắn lớn hay nhỏ, mập hay ốm mà chế biến món ăn sao cho phù hợp khẩu vị. Rắn Ri Cá, Bông Súng hầm với măng mạnh tông hay đu đủ mỡ gà cũng là món nước ăn với bún rất ngon. Rắn nhỏ, ốm yếu thì xào sả ớt ăn với cơm trắng hoặc phơi khô để dành khi có khách bất ngờ đến chơi, nhà cũng có món ăn “độc, lạ” mà đãi đằng. Cánh đàn ông trong mỗi bữa cơm nhớ uống một ly “ốc trâu” cho ấm bụng và thêm năng lượng, phụ nữ có bệnh hiểm thì nhờ người tìm cho ra con rắn Lục màu da xanh như cành lá, đốt lấy nước uống hoặc ngâm rượu uống thường xuyên sẽ thấy bệnh tật giảm rất nhiều.

Ăn thịt rắn, uống huyết rắn, người yếu bóng vía nghe tới lắc đầu sợ hãi nhưng thật ra chất nọc nó, thịt xương nó đã giúp chữa bệnh và bồi dưỡng cơ thể cho con người rất nhiều. Sợ nó thì đừng đạp lên mình nó, bình thường nó cũng hiền khô chứ có gì đâu.

Nguồn: Báo Văn nghệ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thăm chiến trường xưa
Ghi chép của Đại tá, nhà văn Nguyễn Văn Hồng
Xem thêm
Cảm xúc tháng Tư
Ký của nhà thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm