TIN TỨC

Trận đánh chỉ một bên nổ súng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-03-31 20:21:29
mail facebook google pos stwis
242 lượt xem

PHẠM MINH MẪN

Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quế Sơn, Quảng Nam Đà Nẵng, tôi nhớ lại một trận đánh khó quên trong đời quân ngũ.

Ngày ấy, Đại đội 23 Trung đoàn 38 (Đoàn Gio An anh hùng) thuộc Sư đoàn 2, Quân khu 5, gồm hầu hết là các chiến sỹ tân binh Thái Bình (và Hưng Yên) mới ở hậu phương vào tháng 10 năm 1973. Tháng 8/1974 đại đội được giao nhiệm vụ tấn công đánh chiếm và chốt giữ cao điếm Đồng Mông, Đá Hàm thuộc xã Sơn Trung, huyện Quế Sơn.  Đơn vị đã kiên cường 23 ngày đêm giữ chốt, chịu đựng bom đạn, đói, khát, chiến đấu với 4 tiểu đoàn địch thay nhau tấn công phản kích…


Tượng đài chiến thắng Quế Sơn
.

Sang ngày thứ 6, tác giả (khi ấy là trung đội phó) phát hiện gần đỉnh dốc núi Đá Hàm phía đông có mấy tên lính địch thập thò trong lùm cây liền báo cho chính trị viên Thảnh (người Thanh Hoá) biết. Anh Thảnh báo: “Cậu dẫn một tổ đi tập kích tốp địch, “kiếm” mỗi đứa một cái Huân chương!”. Thế là tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Tôi chỉ huy 1 tổ ba người (với 2 tân binh Đỗ Thanh Hồi và Nguyễn Văn Sự đều quê huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), vũ khí có tiểu liên AK, súng chống tăng B40 và lựu đạn. Cả tổ bí mật khi thì trườn bò qua đồi tranh, lúc vận động qua các khe đá, từ sáng đến nhá nhem tối mới tiếp cận đại đội thám báo địch ở mạn sườn đông dãy Đồng Mông, Đá Hàm. Thì ra không chỉ có tốp địch tiền trạm phía trên, còn rất nhiều tên lính từ dưới chân núi bám lên, chúng đang trao đổi “hổ báo, hổ báo” (mật khẩu) với nhau nghe khá rõ. Bọn địch chủ quan tập trung vào trong một hang đá lớn bàn bạc gì đó và gọi điện báo cáo cấp trên. Tôi cho cả tổ chuẩn bị sẵn lựu đạn, súng AK lên đạn, B40 ngắm vào vào mục tiêu rồi ra lệnh tấn công. Tôi và Hồi tung mấy trái lựu đạn, Sự bắn 2 trái B40. Tiếng nổ cấp tập của lựu đạn, tiếng điểm xạ của tiểu liên AK, tiếng ùng oàng của quả “bắp chuối” B40 vang lên trong đêm đầy uy lực. Bọn địch bị bất ngờ không biết đối phương tấn công từ đâu, la hét hỗn loạn trong hang đá: “Tụi bây có đứa nào còn sống không?”. Những tên thoát được ra ngoài hang đá vội chạy xuống chân núi. Trận đánh thắng giòn giã, xoá sổ cả đại đội thám báo địch, phá vỡ kế hoạch đánh chốt trong đêm của chúng, bắt 1 tù binh, thu 1 máy thông tin PRC25 cùng bản đồ, vũ khi… Tên tù binh còn khá trẻ khai đêm ấy  nếu không bị tập kích thì bọn chúng (cùng tiểu đoàn phía sau)  sẽ ào lên đánh chiếm trận địa chốt của đại đội. Chắc hắn không ngờ rằng “ông Việt cộng” trẻ 22 tuổi đang đứng trước mặt hắn đã trực tiếp chỉ huy trận đánh bất ngờ và kinh hoàng đêm qua…


Tác giả và nhà thơ Đỗ Thanh Hồi trước sân dinh Thống Nhất

Sau này trong một báo cáo tác chiến, đơn vị gọi đây là “trận đánh chỉ một bên nổ súng”, hiệu suất chiến đấu cao. Sau trận đánh 3 anh em được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công Giải phóng (tôi hạng II, Hồi, Sự hạng III). Đỗ Thanh Hồi sau này lên cấp đại tá, nhà thơ, giảng viên trường chính trị quân khu. Tôi chuyển ngành sang làm báo, viết văn. Còn Nguyễn Văn Sự phục viên về địa phương, hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Trong 23 ngày đêm, dãy núi Đồng Mông, Đá Hàm bị hàng chục lần máy bay cường kích A37 dội bom, hứng chịu hàng ngàn quả đạn pháo, cối, nhiều chỗ đỉnh đồi bị khoét trũng sâu hàng mét, đất tơi như bột. Tiếp tế không lên kịp, cơm nắm bị bụi đất phủ kín, đói quá anh em vẫn moi lên, dùng dao găm gọt bỏ lớp đất bên ngoài để ăn. Nước uống không có, quá khát, tôi thử đi tiểu vào bàn tay và nếm nhưng nước tiểu rất ít, đặc sánh và hôi, không thể uống được… Đại đội 23 trong 23 ngày đêm giữ chốt đã có 23 cán bộ và chiến sỹ hy sinh, gần 20 người bị thương, trong đó có tác giả (thương tật 31%).

Sau khi điều trị lành vết thương về lại đơn vị, tôi được đề bạt làm đại đội phó C10 D6, sau đó là quyền đại đội trưởng. Tháng 3 năm 1975 đại đội được tiểu đoàn giao nhiệm vụ từ hướng Tiên Phước tấn công xuống thị xã Tam Kỳ (24/3) rồi cùng Sư đoàn theo quốc lộ 1 và tuyến đường sắt tiến ngược ra giải phóng Đà Nẵng ngày 29/3/1975… Còn đại đội 23 tân binh sau chiến dich chốt giữ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, trung đoàn đã giải thể nên nay không còn phiên hiệu.

Một thời hào hùng nhưng cũng không ít bi tráng và bi thương.

 PMM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm