TIN TỨC

Chất liệu nào cho văn học thiếu nhi hôm nay? - Tọa đàm của Ban Nhà văn Trẻ

Người đăng : tranductin
Ngày đăng: 2023-03-14 22:12:54
mail facebook google pos stwis
1117 lượt xem

Trong khuôn khổ Trại thực tế sáng tác của Hội Nhà văn TP.HCM dành cho tác giả viết về văn học thiếu nhi được tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu  từ 9/3 đến 12/3/2023.

Với sự góp mặt của 25 tác giả, trong đó, có những tác giả trẻ vừa tạo được ấn tượng với văn học thiếu nhi trong thời gian gần đây như Võ Thu Hương, Phương Huyền, Hồ Huy Sơn,… và sự góp mặt của một số tác giả đã thành danh như Kim Hài, Trần Quốc Toàn, Mai Bửu Minh, Lê Luynh.

Lãnh đạo Hội Nhà văn TP.HCM, khách mời và hội viên tham gia buổi tọa đàm

Sáng 11/3, tại Nhà sáng tác Vũng Tàu đã diễn ra buổi tọa đàm Chất liệu nào cho văn học thiếu nhi hôm nay?” - Buổi tọa đàm đã bàn luận về vấn đề sáng tác, sự tiếp cận như thế nào để văn học thiếu nhi phù hợp với thời điểm hiện tại hơn.

Tham dự buổi tọa đàm gồm có: Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Nhà văn Trầm Hương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Nhà văn Bùi Anh Tấn - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Nhà báo Gia Bảo (Báo Khăn Quàng Đỏ), Nhà thơ Hoàng Quý (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nhà văn Bùi Đế Yên (Tạp chí VHNT Bà Rịa - Vũng Tàu), Nhà văn Châu Hoài Thanh (Bà Rịa - Vũng Tàu) và 25 Hội viên tham gia trại lần này.

Mở đầu buổi tọa đàm, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn (Trưởng Ban Nhà văn Trẻ) đã khẳng định: Văn học thiếu nhi xưa nay là một dòng chảy thầm lặng, bền vững. Được các tác giả khai thác qua ba khía cạnh chính: Viết bằng sự quan sát, sự trải nghiệm và trí tưởng tượng.

Vậy thì, chất liệu nào để viết cho văn học thiếu nhi hôm nay? Có phải chúng ta nên suy xét và tìm ra cách tiếp cận phù hợp hơn cho trẻ em thời 4.0?

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn - Trưởng Ban Nhà văn trẻ phát biểu

Trao đổi về vấn đề trên, Nhà văn Kim Hài chia sẻ: “Ai cũng từng là thiếu nhi trước khi trưởng thành, thiếu nhi là một nhân tố bình đẳng trong xã hội người. Người viết cho thiếu nhi là một kiến trúc sư tâm hồn. Chất liệu viết cho mảng đề tài này gồm: chất lượng nội tại và ngoại tại”.

Nhà văn Kim Hài chia sẻ tại buổi tọa đàm

Với gần 50 năm viết cho thiếu nhi, Nhà thơ Trần Quốc Toàn cho rằng ta có hai chất liệu chính là “Chất liệu ngay trong nhà mình, hình ảnh mẫu là con, cháu mình. Và để biến chuyển nhà thành những chất liệu văn học, thì cần phải có hư cấu, có kỹ thuật, có sự chắc tay trong việc xây dựng những chất liệu trong nhà mình thành tác phẩm”. Vậy điều quyết định ở đây là ta phải biết sàng lọc chất liệu, loại bỏ nhàm chán và giữ lấy chi tiết độc đáo. Chủ động thay đổi góc nhìn, đặt nhân vật vào không gian nghệ thuật mà nhà văn tạo ra, hoặc nhà văn phải “thoát xác” hóa thân thành nhiều nhân vật để khai thác.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn phát biểu 

Còn Nhà thơ Lê Luynh thì cho rằng: “Văn học là sự bắt chước có sáng tạo nghệ thuật. Chất liệu cho văn học thiếu nhi là hiện thực cuộc sống nhà văn đã, đang trải qua, nhưng ta phải biết cách biến hiện thực đó thành tác phẩm văn học”. Ông dẫn chứng truyện “Cây viết và thước kẻ”, một trong những mẩu truyện ngắn của nhà thơ được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa cũng là chuyện ông trực tiếp va chạm ngoài đời.

Nhà thơ Lê Luynh trình bày tham luận tọa đàm

Ở khía cạnh khác, Nhà văn Mai Bửu Minh tâm huyết: Để viết và lưu lại cho các thế hệ thiếu nhi sau này biết về tuổi thơ mà cha, ông chúng đã sống. Tôi đã viết 13 cuốn sách đề tài trẻ em ở lứa tuổi thiếu nhi, chất liệu để viết chủ yếu là vốn sống mà mình đã trải qua, đã gắn bó cả tuổi thơ của mình. Nhưng đó lại là tuổi thơ của hơn bốn chục năm trước. Nên hầu hết những tác phẩm của tôi viết về thiếu nhi ngày xưa khiến các em thiếu nhi ngày nay đọc giống như đọc truyện cổ tích, xưa thiệt là xưa, và xa lạ… phần lớn các em sẽ không thích.”

Nhà văn Mai Bửu Minh chia sẻ

Trong buổi tọa đàm, tất cả các nhà văn đã thành danh trong văn học thiếu nhi đều mong mỏi ở lớp trẻ sẽ tiếp tục gắn bó với văn học thiếu nhi nhiều hơn nữa, và phải tìm được cách tiếp cận cho phù hợp hơn với trẻ em 4.0 hiện nay.

Nhà văn Võ Thu Hương - người theo đuổi dòng văn học thiếu nhi, đã gây được nhiều ấn tượng trong thời gian gần đây chia sẻ:“Mỗi người viết văn học thiếu nhi đều có một thế mạnh riêng, chúng ta không nên chạy theo các xu hướng quá, khía cạnh nào ta đang khai thác tốt thì hãy cứ theo đuổi". Và chị cũng đồng ý với Nhà văn Hồ Huy Sơn: Đồng thoại là lối mở, là chìa khóa để cho các bạn muốn bắt đầu bước vào con đường văn học thiếu nhi”.

Nhà văn Võ Thu Hương trao đổi trong buổi tọa đàm

Từ khía cạnh báo chí, Nhà báo Gia Bảo (công tác tại báo Khăn Quàng Đỏ) chia sẻ về cách tiếp cận, muốn đưa tác phẩm đến gần bạn đọc thì điều đầu tiên truyện phải mang đúng hơi thở, hoàn cảnh sống của các em, là hình ảnh và chất liệu của cuộc sống đương đại mà các em đang sống, đang thở thì mới được các em chú ý. Nhân dịp hội tụ các cây viết cho văn học thiếu nhi hôm nay, chị cũng hứa hẹn: “Báo Khăn Quàng đỏ xin được làm mảnh đất cho các tác phẩm viết về thiếu nhi của các anh chị, các bạn”.

Nhà báo Gia Bảo phát biểu

Theo Nhà thơ Hoàng Quý (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì “Để có tác phẩm lớn thì phải có giấc mơ lớn”. Và Nhà văn Trầm Hương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM cũng khẳng định: “Viết cho thiếu nhi Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người viết chúng ta”.

Nhà thơ Hoàng Quý

Nhà văn Trầm Hương chia sẻ

Sau khi lắng nghe các thắc mắc, vấn đề được các bạn viết nêu ra Nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM nhấn mạnh: “Chất liệu ngay chính tâm hồn của người sáng tác. Nhưng chúng ta phải làm thế nào cho tác phẩm phải có đời sống lâu dài. Ngôn từ phải trong trẻo để chuyển tải nội dung, vừa là hiện thực nhưng phải vượt qua hiện thực”.

Nhà văn Bích Ngân trao đổi tại buổi tọa đàm

Mỗi năm Hội Nhà văn TP.HCM đều tổ chức một trại sáng tác riêng biệt cho Hội viên trẻ, năm 2022 được tổ chức ở Đà Lạt cũng tọa đàm và khơi gợi ra nhiều vấn đề. Năm 2023 này vừa diễn ra ở Vũng Tàu, buổi tọa đàm về văn học thiếu nhi hôm nay đã thành công hơn sự mong đợi, rất nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, cách viết và hướng mở để vào văn học thiếu nhi. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực và vun đắp thêm cho các cây viết vững bước hơn trên con đường mình đã chọn.

Kỳ Sơn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm