TIN TỨC

Có những dòng sông chảy trong thơ Đặng Nguyệt Anh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
688 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG

Nhận từ tay nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, tập thơ mới của chị Đặng Nguyệt Anh, tôi vui mừng và đọc ngay, bởi lẽ lâu nay không gặp chị vì lý do covid, hơn nữa chị đã vượt qua hai lần covid, và tôi cũng một lần, thế mà chị vẫn sáng tác không ngừng nghỉ, đấy là tín hiệu đáng mừng cho thơ, chị đã làm nên điều kỳ vĩ.

Lưu lạc trong tập “Thơ Lẻ” của chị tôi đã ngang qua những dòng sông nhờ con đò thi ca của chị, tôi theo bước chân lãng du của chị mà đi, khi từ ngọn cỏ đến cung trăng, khi từ cuối đất đến chân trời thăm thẳm, khi từ ổ rơm quê nhà đến bưng biền xa xôi, rồi những thị thành rộn rã, dù đi bất cứ nơi đâu chị vẫn luôn đau đáu với dòng sông quê hương “Ta về gối tóc vào sông / Nghe trên đồng bãi / mênh mông quê nhà / Con cò bay lã bay la / Bà ơi thương quá tiếng bà ru xưa” (bài Bà ơi thương quá) hoặc là “Tôi bềnh bồng trôi / Thơ ấu gọi về quá khứ /Bao nhiêu năm sông chẳng đổi dòng / Cứ giữ mãi cái gì rất cũ / Cho con nước lớn ròng / Suôt một đời chung thủy  / Ơi sông” (bài Về với sông), những câu thơ chảy nỗi nhớ mơ hồ từ một dòng sông dần dần đã lộ ra hiện thực, sông nhớ đã được gọi thành tên “Xưa con cháu chúa Thượng Ngàn / Mải mê đeo đuổi cung đàn túi thơ / Đầu trời cuối bể lơ ngơ / Lãng du lạc đến bên bờ sông Ninh / Mẹ cha nhân hậu ân tình / Cưu mang con / Được hóa sinh kiếp này”.

Rồi con sông Ninh đã chảy tuổi thơ chị lớn lên thành biển đời mênh mông, dâu bể, sóng cồn bắt đầu từ tuổi đôi mươi trăng tròn chị đã ba lô lên đường vượt Trường Sơn đến miền biên viễn, cùng với thế hệ chị một thế hệ dấn thân yêu đời, băng qua một hành trình đầy gian khổ hy sinh, khác với cố nhân ta xưa bồng con lên núi chờ chồng bây giờ các chị đã làm nên điểm nhấn của thời đại, chinh phục Trường Sơn mà ra trận tiền, mà sát cánh kề vai cùng nam giới đến kháng chiến thành công. Ở những tập thơ trước, với những câu thơ mang nặng đẻ đau trong rừng miền Đông, chị đã đưa chúng ta ngược về lịch sử mà tri ân sức chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và Đăng Nguyệt Anh nói riêng, khiến phụ nữ thế giới phải ngưỡng mộ, ngả nón xin chào. Càng đi xa chị càng thấy về gần sông Ninh đã chảy, chị vào mộng du mà nhớ “Tưởng về uống nước sông Ninh / Vui sướng quá / Bổng giật mình tỉnh ra / Sông Ninh vẫn tít mù xa / Tôi thương tôi / Kẻ nhớ nhà / Mộng du”. Đã bao lần với sông Ninh mà chị chẳng bao giờ vơi nỗi nhớ. Đúng vậy mỗi một người trong chúng ta ai cũng có một dòng sông quê hương, dòng sông tuổi thơ. Không dưng mà nhạc sĩ Đynh Trầm Ca đã viết “Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ / Nhà em bên lở nhà anh ở bên bồi”, họặc nhà thơ Tế Hanh cũng đã từng: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc / Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Có lẽ sông Hồng sông Ninh sông Đuống đã làm nên sức bền của Đăng Nguyệt Anh, chân trời góc biển, lãng du thi ca, trống thúc cuộc đời, việc nước việc nhà, vượt qua thăng trầm dâu bể, ngày về trong thanh bình, chị đã hạnh phúc nâng niu một mái ấm gia đình. Gặp bạn quê hương chị lại nhớ về Sông Ninh “Qua ngày giá rét / Sông Ninh cài then / Mùa đông sập cửa / Xuân về chưa em”.

Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh là người có cái duyên giữa trời đất, đi nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, sống nhiều nói ít nên nội lực văn chương thâm hậu, giàu những trải nghiệm, thái độ sống nghiêm túc. Những câu thơ đã chảy chiều trên sông Seine Paris, mơ hồ khói sóng, đã đưa chị vào nỗi nhớ nào đây “Thẫn thờ bên bến sông Seine / Tìm đâu bóng dáng thân quen thuở nào / Chiều buồn con sóng lao xao / Và nghe trong gió xạc xào lá phong”. Chị nhớ đấy nhưng nỗi nhớ chưa được gọi thành tên, nhưng chắc chắn trong đó có sông Ninh quê nhà, nhớ quê hương là thuộc tính của con người, một ngàn năm trước Tô Hiệu cũng đã từng “Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Có một dòng sông đã chảy trong thơ chị, dòng sông mà nhân loại ước ao nhưng chẳng bao giờ đến được: “Thuyền trăng đậu bến sông Ngân / Sóng sao sóng sánh hay là sóng anh? / Để thuyền trăng phải chòng chành / Xin đừng nổi bão khuynh thành người ơi”. Sông Đông ở tận bên trời Nga mà đã chảy một chuyện tình vào thơ chị: “Ac-xi-nhi-a / Nàng chết rồi / Cái chết đau thương / Cái chết ngậm ngùi /Chiến tranh tội ác lớn nhất loài người / Gri-go-ri ôm xác người tình trong tay / Thảm thiết”. Sông Cầu, Sông Thương đã chảy ca dao, quan họ trong thơ chị: “Quai thao ở cuối sông Cầu / Liền anh phiêu dạt tận đầu sông Tương / Trời làm giăng mắc tơ vương / Bướm ong ríu rít trong vườn trúc mai”  và sau cùng Sông Ninh vẫn chảy mênh mông trong thơ chị “Ngày đi/ Sông hãy còn trinh / Nay về hát khúc huê tình tặng sông/ Tôi đi nam bắc tây đông / Vẫn da diết nhớ / Dòng sông quê nghèo” (bài Sông Ninh ơi).

Những con sông đã làm mềm mại, bền bỉ, lưu chảy ngôn từ trong thơ chị. Ở tập thơ mới này, lục bát của chị đã đạt đến thượng thừa, phát triển trên nền truyền thống, nhất là những cặp luc bát viêt về quê hương, xóm làng. Nếu Nguyễn Bính mang cái tình quê sâu nặng và Anh Thơ với cái cảnh quê quyến luyến thì Đặng Nguyệt Anh đã lồng ghép được cái cảnh quê trong tình quê hiện hữu, chị đã mang cái âm điệu của lục bát vào những câu thơ tự do có sức lay gợi, tôi đi lang thang tìm những dòng sông lại chạm phải một vỉa tầng chữ nghĩa rất riêng của chị: “Tháng năm ơi ở lại phút giây này / Để người về biếc với heo may / Nắng cứ lụa như thời con gái / Tóc cứ mềm và má cứ hây”.

“Người về biếc với heo may”, “Nắng cứ lụa như thời con gái”, những kết hợp từ rất riêng của Đăng Nguyệt Anh rất nhẹ nhàng mà gợi lắm. Chị thường ngắt câu lục bát xuống để làm cho hình thức thơ phong phú, câu thơ mạnh, no tròn những ý, nên câu thơ phương phi, đẹp, chị đang gõ nhịp cho ta đọc thơ, khi thì nhịp đi 2/4, khi thì chậm xuống 3/5, nói chung là lưu chuyển êm ái, xao xuyến. Tôi tâm đắc với lục bát của Đăng Nguyệt Anh và trân trọng muôn đời với lục bát Việt Nam vì đấy là nơi lưu giữ tâm hồn dân tộc. Ngày nay các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đến thăm Việt Nam hay đọc một câu trong Truyện Kiều thì dân ta thấy nhẹ lòng và cảm tình mặc dù người ấy trước đây là kẻ thù của dân tộc. Đăng Nguyệt Anh, người đàn bà làm thơ bằng trái tim nhân hậu, chị đến giữa chúng ta như một sứ giả kết nối thi ca, kết nối tâm hồn, êm ái ta vào một không gian tĩnh lặng, chị làm thơ là do trời sinh ra thế, mệnh trời, không phải nghề mà là nghiệp chung của mọi thi sĩ, không phải là nghề nên chị luôn tĩnh lặng không thường ra phía trước, không cạnh tranh gì với ai, không thể hiện mình, một tấm lòng thi ca thật cảm phục.

Tôi đã rông dài với thơ Đặng Nguyệt Anh nhưng vẫn chưa hết những gì muốn nói, chúc chị mọi sự an lành, giàu sức sáng tạo, vui chị nhé vì thơ, tình yêu, không khí sẽ không có tuổi, rất cần cho con người, chúc thơ chị ngày càng rất Đăng Nguyệt Anh.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm