TIN TỨC

Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-03 08:37:53
mail facebook google pos stwis
672 lượt xem

Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” năm 2024 tại Nhà sáng tác Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa khép lại (từ ngày 15 đến 29-8). Trại có sự tham dự của 15 nhà văn đến từ ba miền đất nước. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2024).


Đạo diễn Đặng Thái Huyền và cố vấn - NSND Nguyễn Thanh Vân tại sa bàn bối cảnh phim Mưa đỏ.


1. 3 nhà văn TPHCM tham gia trại sáng tác là các nhà văn An Bình Minh, Nguyễn Minh Ngọc và Châu La Việt. Đánh giá về các tác giả, Trung tá Xuân Hùng, Trưởng phòng Biên tập sách văn nghệ, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân, Trưởng trại sáng tác, cho biết, đây đều là những tác giả có tâm huyết, có uy tín sáng tác về đề tài người chiến sĩ quân đội những năm qua. Mỗi người có một phong cách sáng tác riêng nhưng đều rất gắn bó với đề tài người lính; thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tích văn học xuất sắc, có những tác phẩm nổi trội, gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Nhà văn An Bình Minh trong chiến tranh nguyên là pháo thủ chiến đấu tại bầu trời Đông Bắc Tổ quốc, nhà văn Châu La Việt là lính phòng không chiến đấu tại Đường 7 - Cánh đồng Chum, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc trẻ hơn, nhiều năm công tác tại Trường sĩ quan Không quân và sau này là Trưởng đại diện NXB Quân đội tại TPHCM. Đều trải qua môi trường quân đội, vốn sống về người lính luôn đầy ắp trong họ, có cảm giác như cứ cầm bút lên là họ viết nên tác phẩm.

Mỗi nhà văn đều đã ra mắt độc giả trên dưới 20 tác phẩm là tiểu thuyết, trường ca, bút ký, truyện ngắn… phần lớn đều viết về người lính và cuộc kháng chiến của dân tộc. Các tác phẩm đều được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, góp phần làm phong phú thêm dòng văn học về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Có lẽ cũng chính bởi sự thủy chung về đề tài người lính cùng những nỗ lực văn chương mà những năm qua, cả 3 nhà văn An Bình Minh, Châu La Việt, Nguyễn Minh Ngọc đều liên tục được mời tham gia các trại viết quân đội, khi ở Cần Thơ, lúc ở Đà Nẵng và nay ở Tam Đảo. Và ở đâu, họ cũng có những tác phẩm xuất sắc, ghi đậm dấu ấn cho dòng văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.


Từ trái: Các nhà văn Châu La Việt, Xuân Hùng, An Bình Minh và Nguyễn Minh Ngọc - Ảnh: FB Châu La Việt.


2. Mặc dù thời gian trại sáng tác không dài, nhưng với vốn sống, với chất liệu đã được nuôi dưỡng suốt hơn nửa thế kỷ, cả 3 nhà văn đều có các tác phẩm được ban lãnh đạo trại sáng tác đánh giá cao.

Đó là tiểu thuyết Hoa lửa của nhà văn An Bình Minh, với hơn 200 trang viết nóng bỏng về cuộc chiến đấu hào hùng của bộ đội Phòng không - Không quân bảo vệ vùng trời Quảng Ninh và vùng Đông Bắc Tổ quốc trong những ngày tháng chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ mà bản thân tác giả cũng là một người trong cuộc.

 

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc thì thể hiện sự sắc sảo và hóm hỉnh với tiểu thuyết Học viên sĩ quan, không chỉ đầy ắp tư liệu chân xác, cách hành văn đầy thú vị và hấp dẫn mà quan trọng nhất đây là một tác phẩm hiếm hoi viết về công tác đào luyện sĩ quan hiện nay. Cũng trong tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc đã thể hiện ưu điểm chính của anh khi luôn bám sát hơi thở cuộc sống, luôn theo sát nhịp quân hành của quân đội hôm nay.

Còn với nhà văn Châu La Việt, tại trại sáng tác lần này, ông quay lại với thể loại trường ca vốn đã góp phần làm nên tên tuổi của mình qua những tác phẩm như Dòng sông thơm hương cỏ xương bồ hay Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn.

Và tại trại sáng tác ở Nhà sáng tác Tam Đảo, ông đã hoàn tất trường ca Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh với gần 1.000 câu thơ mà như nhận xét của những người bạn lính tại trại sáng tác là “không hoa mỹ, dễ nhớ, dễ thuộc nhưng đậm chất lính, xúc động”. Đó cũng chính là ưu điểm của Châu La Việt, cả ở văn chương lẫn thơ ca, tất cả đều hướng về người chiến sĩ, giản dị, rất dễ thuộc như những bài ca dao, hò vè.


 

Năm 2016, tại Trại sáng tác văn học đề tài về “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tổ chức ở TP Đà Lạt, 3 nhà văn trên 70 tuổi là Hà Phạm Phú, Hà Đình Cẩn và Chu Lai đã cùng lái xe từ Hà Nội vào tham gia trại. Và chính tại trại viết kéo dài hơn 3 tháng này, nhà văn Chu Lai đã hoàn tất tiểu thuyết Mưa đỏ.

Ngay sau khi xuất bản, Mưa đỏ đã nhận nhiều giải thưởng lớn, được chuyển thể thành nhiều dạng nghệ thuật mà mới đây nhất là vở chèo do Nhà hát chèo Hải Phòng dàn dựng. Mưa đỏ đã được chọn chuyển thể thành dự án điện ảnh quy mô lớn nhất của điện ảnh quân đội trong vòng 20 năm qua, ra mắt khán giả nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2025). Để thực hiện bộ phim, các nhà sản xuất đã xây dựng phim trường rộng hơn 50ha tại Quảng Trị, tái hiện trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.



Trại sáng tác văn học đề tài về “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” do NXB Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Bộ VH-TT-DL tổ chức thường niên (chỉ tạm dừng trong năm 2021 do dịch Covid-19). Trại sáng tác năm 2024 có nhiều cây bút tên tuổi tham gia như: Sương Nguyệt Minh, Hoàng Quảng Uyên, An Bình Minh, Nguyễn Minh Ngọc, Mai Nam Thắng, Nguyễn Nhuận Hồng Phương, Hoàng Dự, Trần Nguyên Mỹ, Hà Lâm Kỳ, Văn Xương, Trần Khánh Toàn, Châu La Việt… cùng các cây bút trẻ hơn như Tạ Thị Thanh Hải, Cao Nguyệt Nguyên.

Chỉ tính riêng tại trại sáng tác năm 2023 (TP Đà Nẵng), các nghệ sĩ đã cho ra đời 17 bản thảo với gần 20.000 trang viết, trong đó có 11 tiểu thuyết, 1 trường ca, 4 tập bút ký và 1 chuyên luận phê bình văn học. Trong số đó, có những tác phẩm nổi bật như Rừng mặn của nhà văn Hà Đình Cẩn, Chiến binh và cuộc đụng đầu lịch sử của Nguyễn Trọng Tân, Vầng trăng Him Lam của Châu La Việt, Miền cỏ tranh của Nguyễn Minh Ngọc, Im lặng sống của An Bình Minh…

Nguồn: LỘC HÀ (Sài Gòn Giải phóng).

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm