TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • Bài phát biểu của Aleksandr Solznhenitsyl tại Trường Đại học Harvard (phần cuối)

Bài phát biểu của Aleksandr Solznhenitsyl tại Trường Đại học Harvard (phần cuối)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-14 15:48:28
mail facebook google pos stwis
1073 lượt xem

TÔ HOÀNG
(Sưu tầm và chuyển ngữ từ tiếng Nga)

Đã từng tham gia cuộc Chiến tranh chống Phát xít Đức (1941-1945), dưới thời Stalin. Sau chiến tranh bị áp chế đi đày tại Siberi, Aleksandr Solznhenitsyl đã trở thành nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm như “Một ngày của Ivan Denisovist”, “Quần đảo Gulas “… lên án chế độ độc tài chuyên chế thời Xô Viết. Bỏ nước Nga, sang sống ở Phương Tây và Mỹ mong tìm được thế giới như mong đợi. Nhưng rồi Aleksandr Solznhenisyl cũng phải trở về Nga vào đầu những năm 1990, để cuối cùng tìm đức tin và lời giải thích ở Chính thống giáo.

Bài phát biểu dưới đây của nhà văn cũng đã cách nay 43 năm. Tình cờ tìm được, xin giới thiệu với các bạn để hiểu thêm những trải nghiệm, những suy ngẫm và tiên đoán của ông vẫn còn có giá trị đến tận hôm nay…

(Phần 3 – Tiếp và hết)

Không phải chuyện ngày xưa mà là chuyện đang diễn ra – đó là cuộc đấu tranh về phương diện vật chất, tinh thần, vũ trụ cho hành tinh của chúng ta. Trong cuộc tấn công có tính chất quyết định của mình có cả thế giới của điều ác. Màn hình cũng như các ấn phẩm của bạn tràn ngập những nụ cười bắt buộc và ly cốc chạm nhau. Vì sự vui vẻ à? Do đâu?

Những nhà hoạt động rất nổi trội của các bạn, ví như George Kennan, thường nói: khi bước vào lĩnh vực chính trị lớn, chúng ta không còn có thể sử dụng những chỉ dẫn về đạo đức. Đấy nhé, bằng cách trộn lẫn giữa thiện và ác, giữa đúng và sai, đó là cách tốt nhất để chuẩn bị mặt bằng cho chiến thắng tuyệt đối của cái Ác trên thế giới. Để chống lại chiến lược toàn cầu của nửa thế giới bên kia, phương Tây chỉ có thể trông mong được bởi sự trợ giúp của các chuẩn mực đạo đức và không có phương thuốc nào khác (vỗ tay) ... và những tưởng tượng của bất cứ phác vẽ nào cũng sẽ đổ ụp trước chiến lược của thế giới bên kia thôi. Các vấn đề tư duy pháp lý, ở một mức độ nào đó đang hóa đá: nó không cho phép người ta nhìn thấy quy mô hoặc ý nghĩa của các sự kiện.

Bất chấp sự đa dạng của phương tiện thông tin - hoặc nhờ vào nó một phần, thế giới phương Tây cũng lại rất kém định hướng với những gì đang diễn ra. Chẳng hạn, đó là những dự đoán mang tính giai thoại của một số chuyên gia Mỹ cho rằng Liên Xô sẽ tìm thấy một Việt Nam của mình ở Angola. Hoặc các cuộc thám hiểm châu Phi của Cuba sẽ được xoa dịu tốt nhất bằng sự ve vãn của Hoa Kỳ (vỗ tay). Đó còn là lời khuyên của Kennan cho đất nước của mình rằng hãy bắt đầu giải trừ quân bị đơn phương. Ồ, nếu bạn có thể biết là các trọng tài trẻ tuổi nhất của Quảng trường Đỏ đã cười nhạo các nhà chính trị thông thái của các bạn ra sao! (vỗ tay).

Và Fidel Castro thẳng thắn coi Hoa Kỳ không là gì cả, bởi mới đây thôi, ông ta dám tung quân vào những cuộc phiêu lưu tầm xa.

Nhưng sai lầm tồi tệ nhất đã xẩy ra với sự không hiểu biết về cuộc Chiến tranh Việt Nam. Một số chân thành muốn bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng cần kết thúc càng sớm càng tốt; những người khác cho rằng cần phải tạo điều kiện trao quyền tự quyết quốc gia hay cộng sản cho Việt Nam (hoặc, đặc biệt được thấy rõ ngày nay cho Campuchia), nơi nạn diệt chủng và những đau khổ hôm nay đang làm rung chuyển 30 triệu người ở đó.  Những sợi giây thần kinh của xã hội có giáo dục Hoa Kỳ đã bị liệt - và kết quả là mối đe dọa đã xích lại rất gần với chính Hoa Kỳ. Nhưng điều này không được nhận ra. Chính trị gia thiển cận của các bạn- người đã vội vàng ký vào bản đầu hàng Việt Nam, tưởng như đã tạo cho nước Mỹ một cú vươn vai trong thời gian nghỉ ngơi vô tư - thì bây giờ Việt Nam đang trỗi dậy trước mặt các bạn. Little Vietnam đã gửi đến các bạn như một lời cảnh báo, cũng như một cái cớ để huy động lòng can đảm của các bạn. Nhưng nếu một nước Mỹ chính thức chịu thất bại toàn diện ngay cả trước một nước Việt Nam nhỏ bé, thì phương Tây có thể trông chờ vào sự ổn định nào trong tương lai?

Tôi đã buộc phải nói rằng trong thế kỷ 20, nền dân chủ phương Tây tự thân không chiến thắng bất kỳ một cuộc chiến tranh lớn nào. Mỗi lần nền dân chủ ấy đều bị chặn lại bởi một đồng minh mạnh trên đất liền, mà không cần quan tâm đến thế giới quan của đồng minh ấy. Như trong Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại Hitler, thay vì chiến thắng trong cuộc chiến bằng thực lực của mình, thực lực ấy tất nhiên đã được chuẩn bị, các bạn lại tự biến mình thành kẻ thù cay đắng và mạnh nhất, cho dù Hitler chưa bao giờ có nhiều tài nguyên, nhiều người hoặc những ý tưởng đột phá, hoặc số người ủng hộ họ ở thế giới phương Tây, như Liên Xô. Và hiện nay ở phương Tây, đang vang lên một hồi chuông như thế này: làm thế nào để trong cuộc xung đột thế giới có thể che chắn được mình trước một thế lực như đến từ ngoài hành tinh- thế lực ấy là Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi sẽ không cầu mong cho ai chấp nhận lối thoát một lần nữa lại liên minh với cái Ác, điều này có vẻ như chỉ khiến Mỹ chậm trễ một chút, nhưng khi Trung Quốc hơn một tỷ người sẽ quay đầu trở lại với vũ khí của Mỹ thì khi đó bản thân nước Mỹ sẽ quỳ gối đầu hàng trước chế độ diệt chủng Campuchia hiện nay là cầm chắc ...

Và thậm chí không có vũ khí mạnh nào có thể giúp phương Tây chừng nào phương Tây không khắc phục được những lầm lạc của mình. Với sự nhẹ dạ về mặt tinh thần như vậy, chính vũ khí ấy lại sẽ trở thành gánh nặng cho kẻ đầu hàng. Để phòng thủ, cần sẵn sàng chết, nhưng tinh thần ấy lại quá hiếm hoi, ít ỏi trong một xã hội được nuôi dưỡng bởi sự sùng bái những thú vui trần thế (vỗ tay). Và khi đó chỉ còn lại sự nhượng bộ, thái độ trì hoãn và hành động phản bội. Thật đáng xấu hổ, tại Belgrade, các nhà ngoại giao của một phương Tây tự do đã bấy bớt nhường đường cho các thành viên thối rữa của nhóm Helsinki liều mạng.

Tư duy phương Tây đã trở nên bảo thủ: dường như chỉ muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại, dường như không muốn thay đổi điều gì. Giấc mơ nhàn nhã về hiện trạng là dấu hiệu của một xã hội đã kết thúc quá trình phát triển. Nhưng phải trở nên đui mù để không nhìn thấy các đại dương không còn thuộc về phương Tây và mọi thứ đang khép dần lại bởi các vùng đất đại lục. Hai cuộc chiến thường được gọi là chiến tranh thế giới, nhưng hoàn toàn chưa mang phạm vi thế giới – đó mới chỉ là các cuộc đụng độ của một phần phương Tây tiến bộ nhỏ bé trong nội tại chính nó, đe dọa chính nó để dẫn tới cái kết thúc cho chính nó.

Cuộc chiến tiếp theo - không nhất thiết phải là cuộc chiến nguyên tử, tôi không tin vào điều này – mà đó là một cuộc chiến có thể chôn vùi vĩnh viễn nền văn minh phương Tây.

Và đối mặt với hiểm họa này - làm thế nào đây, với những giá trị lịch sử phía sau lưng, với một mức độ tự do đã đạt được và hình như cả với lòng tận tụy với tài sản tự do ấy, chả nhẽ lại để đánh mất đi ý chí tự vệ?!

* * *

Mối tương qua bất lợi hiện nay đã hình thành ra sao? Từ cuộc hành quân mặc khải của mình, làm thế nào mà thế giới phương Tây lại rơi vào tình trạng suy yếu như vậy? Trong quá trình phát triển của mình thế giới phương Tây đã từng gãy xương suýt mất mạng, đã lạc đường sao? Có đúng vậy không? Phương Tây chỉ tiến lên, và tiến lên theo hướng đã vạch, song hành với những tiến bộ kỹ thuật tuyệt vời. Nhưng rồi bỗng nhiên phương Tây rơi vài tình trạng bấy bớt hiện nay.

Và khi đó, chỉ còn mỗi việc tìm ra những sai lầm từ gốc rễ, trên cơ sở những ngẫm suy của Thời đại mới. Ý tôi muốn nói rằng thế giới quan đang thống trị ở phương Tây hiện nay đã ra đời từ thời Phục hưng, và đã được hun đúc thành các công thức chính trị trong sự kết hợp với thời Khai sáng để tạo thành nền tảng của mọi khoa học xã hội và khoa học nhà nước, mang danh chủ nghĩa nhân văn duy lý hay chủ nghĩa nhân văn tự chủ- tức sự tự chủ giúp con người vượt cao hơn bất kỳ quyền lực nào. Hay nói cách khác, thuyết nhân bản là ý tưởng về con người trở thành trung tâm của sự tồn tại.

Bản thân bước ngoặt của thời kỳ Phục Hưng xét về phương diện lịch sử rõ ràng là điều không tránh khỏi. Thời Trung cổ đã kiệt sức, trở nên không thể trụ vững bởi sự áp chế nặng nề của yếu tố vật chất đối với yếu tố tinh thần của con người. Nhưng ngay chúng ta nếu cũng xếp Tinh thần và Vật chất vào chung một rọ- điều này thật không thể hiểu nổi.Sẽ ra sao đây, tư tưởng nhân văn,thường tự xưng là người chỉ đường của chúng ta nếu không thừa nhận cái xấu ẩn náu bên trong con người, nếu không thừa nhận con người còn có những nghĩa vụ khác cao hơn niềm vui trần tục, nếu lấy định kiến nguy hiểm chỉ nghiêng về sự ngưỡng mộ con người và nhu cầu vật chất của con người đặt nền tảng cho nền văn minh phương Tây hiện đại?. Bên ngoài thứ hạnh phúc vật chất và sự tích lũy của cải vật chất, tất cả những đặc điểm và nhu cầu khác, tinh tế hơn và cao cả hơn của con người chả lẽ nằm ngoài sự chú ý của các cấu trúc nhà nước và các thể chế xã hội sao? Như thế đấy, các bản nháp dành cho điều ác đã được soạn thảo và ngày nay càng được gõ trống thổi kèn cổ súy. Tự do khỏa thân, bản thân nó không giải quyết được tất cả các vấn đề tồn tại của con người, nhưng về nhiều mặt, nó đặt ra những vấn đề mới.

Nhưng tuy nhiên, trong các nền dân chủ sơ khai, cũng như ở Mỹ khi nền dân chủ mới ra đời, tất cả các luật chỉ thừa nhận cá nhân như sự sáng tạo của Chúa, nghĩa là tự do được trao cho cá nhân đó là có điều kiện, trên cơ sở đảm nhận trách nhiệm tôn giáo liên tục của cá nhân ấy.Đó là di sản để lại từ những thiên niên kỷ trước. Ngay 200 năm trước ở Mỹ, và thậm chí chỉ 50 năm trước thôi, hóa ra không thể có chuyện con người nhận được sự tự do không giới hạn, dù đơn giản chỉ dành cho những đam mê của họ. Tuy nhiên, kể từ khi ở tất cả các nước phương Tây giới hạn này biến mất, đã diễn ra sự giải phóng triệt để khỏi di sản đạo đức của các thế kỷ Kitô giáo với trữ lượng lớn về lòng thương xót, về đức hy sinh và thể chế nhà nước ngày càng tiếp thụ các dạng vật chất được luật hóa.Cuối cùng phương Tây đã bảo vệ nhân quyền, thậm chí còn hơi thừa, nhưng ý thức về trách nhiệm của con người trước Chúa và xã hội lại hoàn toàn mờ nhạt. Trong những thập kỷ gần đây nhất, chủ nghĩa vị kỷ được hợp pháp hóa theo quan điểm phương Tây cuối cùng cũng đã đạt được. Và thế giới đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng cùng sự bế tắc chính trị. Toàn bộ những thành tựu kỹ thuật của Sự tiến bộ được tôn vinh, cùng với Vũ trụ, đã không cứu vãn được tình trạng nghèo nàn về đạo đức mà thế kỷ 20 đã lâm vào, điều mà thậm chí không thể đoán trước được từ thế kỷ 19.

Chủ nghĩa nhân văn trong quá trình phát triển càng được vật chất hóa, nó càng đưa ra nhiều lý do để đầu cơ chính nó, trước là vì chủ nghĩa xã hội, sau đó vì chủ nghĩa cộng sản. Cho nên, Karl Marx đã có thể nói (1844): "Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân văn tự nhiên hóa "

Và điều này hóa ra không phải hoàn toàn không có ý nghĩa: trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn phong hóa và các dạng thức chủ nghĩa xã hội nào người ta có thể nhận ra những hòn đá chung: Đó là chủ nghĩa duy vật không giới hạn; là sự giải thoát khỏi tôn giáo và trách nhiệm tôn giáo; là sự tập trung xây dựng một cấu trúc xã hội và tính giả khoa học ngay trong cấu trúc đó. (Sự khai sáng của thế kỷ 18 và chủ nghĩa Mác). Không phải ngẫu nhiên mà tất cả những lời thề thốt của chủ nghĩa cộng sản đều xoay quanh con

người với 2 chữ viết hoa và hạnh phúc trần gian của họ. Dường như có một sự so sánh kỳ quái như thế này: có những đặc điểm chung trong thế giới quan và cấu trúc cuộc sống của phương Tây và phương Đông hiện nay! - nhưng đây là lôgic sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.

Hơn nữa, trong mối tương quan họ hàng này, quy luật luôn tỏ ra mạnh mẽ hơn, hấp dẫn hơn và chiến thắng xu hướng duy vật thiên về cánh tả, do đó, nhất quán hơn. Và chủ nghĩa nhân văn, vốn đã hoàn toàn mất đi di sản Cơ đốc của nó, không thể chống chọi với trong cuộc cạnh tranh này. Vì vậy, trong những thế kỷ vừa qua và đặc biệt là những thập kỷ gần đây, khi quá trình này ngày càng trở nên sâu sắc, trên bàn cân tương quan lực lượng toàn cầu chủ nghĩa tự do chắc chắn bị lấn át bởi chủ nghĩa cấp tiến, buộc phải nhượng bộ chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội không cản trở chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế hệ thống cộng sản có thể đứng vững và củng cố ở phương Đông và được ủng hộ nhiệt tình (cảm thấy có quan hệ họ hàng với nó!) bởi đông đảo trí thức phương Tây. Tầng lớp này không chỉ không nhận ra sự hiểm độc của nó mà còn biện hộ cho khuynh hướng phát triển ấy của xã hội. Ngày hôm nay, ở phương Đông của chúng tôi, điều nhiều người hướng tới đã mất tất cả về mặt ý thức hệ, đã tụt xuống con số không, và dưới con số không, trong khi giới trí thức phương Tây ở mức độ đáng kể tuy khá nhạy cảm với sự sụp đổ đó, nhưng vẫn giữ được mối thiện cảm, và điều này khiến phương Tây vô cùng khó khăn khi muốn chống lại phương Đông.

***

Tôi không phân tích tới trường hợp xẩy ra thảm họa quân sự toàn thế giới mà những thay đổi xã hội có thể gây ra. Nhưng chừng nào chúng ta còn thức dậy hàng ngày dưới vầng mặt trời bình yên, chúng ta vẫn cần phải sống một cuộc sống của mỗi ngày. Và nếu có một thảm họa đã xảy ra một cách bình thường thì đó là thảm họa của ý thức phi tôn giáo tự trị nhân bản.

Theo thước đo tất cả mọi thứ trên Trái đất, thước đo ấy chỉ ra rằng con người là không hoàn hảo, không bao giờ thoát khỏi sự kiêu ngạo, tham lam, đố kỵ, phù phiếm và hàng tá tệ nạn khác. Và bây giờ thêm những lầm lạc là không vạch được điểm đến ở bước giậm nhẩy của con đường. Còn hiện nay họ đang trả thù lại chính mình. Con đường đi qua tính từ thời Phục Hưng đã giúp chúng ta tích góp được nhiều kinh nghiệm, nhưng chúng ta đã đánh mất cái Toàn Thể, cái Cao Hơn những gì xưa kia đã từng đặt giới hạn cho những đam mê và sự vô trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã đặt quá nhiều hy vọng vào những biến cải chính trị- xã hội, nhưng hóa chúng ta đã bị tước đoạt cái quý giá nhất, cái mà chúng ta đã có- đó chính là cuộc sống nội tâm của chúng ta. Ở phương Đông, nó bị chà đạp bởi những khu chợ đảng, còn ở phía Tây thì bởi các khu chợ thương mại. (vỗ tay). Còn cuộc khủng hoảng là như thế này đây: thậm chí không có gì đáng sợ khi thế giới vỡ ra làm nhiều mảnh, mà cái đáng sợ là những mảnh vỡ ra ấy đều mắc một căn bệnh như nhau.

Nếu giả như chủ nghĩa nhân văn đã tuyên bố, con người sinh ra chỉ để dành cho hạnh phúc, chứ con người không phải sinh ra để chết. Nhưng vì con người phải chịu cái chết về mặt thể xác, nên nhiệm vụ trần thế của nó rõ ràng là linh thiêng hơn. Con người không bị cuộc sống hàng ngày làm cho nghẹt thở, không phải tìm những cách thức tốt nhất để kiếm ra của cải, để sau đó sống một cuộc đời vui vẻ, nhưng phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn và liên tục, để toàn thể chặng đường đời của mình trở thành một trải nghiệm chủ yếu là nâng cao những giá trị đạo đức để khi rời bỏ cuộc đời như một thực thể cao hơn được bắt đầu (vỗ tay). Ngày nay không tránh khỏi việc xem xét lại những thang giá trị chung của con người và chúng ta sẽ ngạc nhiên trước những gì không đúng trong những thang trật đó. Không thể có chuyện để đánh giá hoạt động của một ông Tổng thống chỉ chăm chắm nhìn vào mức lương của ông ta là bao nhiêu và việc bán xăng có bị hạn chế hay không (vỗ tay). Chỉ có sự nuôi dưỡng một cách tự giác tính tự kiềm chế trong bản thân mới mong nâng con người lên trên dòng chảy vật chất của thế giới. Ngày hôm nay để nắm giữ các công thức phức tạp của Thời kỳ Khai sáng phải làm ngược lại. Bệnh giáo điều mang tính xã hội đã khiến chúng ta trở nên bất lực trong những thử thách của thế kỷ này.

Nếu cái chết nơi trận mạc ào tới cuốn chúng ta đi, chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không còn như hiện tại, để không phải tự chết.

Chúng ta không thể tránh được việc xem xét lại các định nghĩa cơ bản về cuộc sống con người và của xã hội loài người: Liệu con người có thực sự là cao hơn tất cả và không có Thần linh Tối thượng ở trên đầu không? Phải chăng cuộc sống của con người và các hoạt động của xã hội trước hết cần phải được xác định bởi sự bành trướng về vật chất? Có được phép phát triển vật chất mà làm tổn hại đến sự toàn vẹn đời sống tinh thần của chúng ta không?

Nếu không phải là cái chết, thì thế giới hiện nay phải đi đến một bước ngoặt lịch sử, có giá trị tương đương với sự chuyển mình từ thời Trung cổ sang thời kỳ Phục Hưng, và sẽ đòi hỏi chúng ta phải có một sự bùng nổ tinh thần, để vươn lên một tầm nhìn mới, một cấp độ mới của cuộc sống, để sẽ không như thời kỳ Trung cổ, bản chất vật chất của chúng ta bị lên án, mà thậm chí còn hơn thế nữa, như trong Thời Đại Mới bản thể tinh thần của chúng ta sẽ không bị chà đạp. (Vỗ tay).

Chuyến cất cánh này tương tự như nấc thang mới của chiếc cầu thang nhân chủng học .Và không một ai trên Trái đất này còn có bất kỳ lối thoát nào khác, ngoài bước tiếp lên cao hơn.. (Vỗ tay.)

HẾT.

Mời đọc:

Bài phát biểu của Aleksandr Solznhenitsyl tại Trường Đại học Harvard (phần 1)

Bài phát biểu của Aleksandr Solznhenitsyl tại Trường Đại học Harvard (Phần 2)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm