TIN TỨC

Người dưng ở Sài Gòn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
439 lượt xem

Phương chết! Ba thằng khóc nhiều. Mà đâu phải họ hàng ruột thịt gì, chỉ là người thuê và chủ nhà cho thuê.

Vợ chồng Phương có cuộc sống bình thường, họ vui vầy hạnh phúc với cô con gái ngoan hiền như mẹ. Rồi bỗng Phương bị bệnh hiếm, kéo cả nhà xuống hộ nghèo một phát không phanh. Thuốc thang mỗi tháng cầm cự không nổi nên họ qua nhà mẹ sát vách ở tạm. Căn nhà bé xíu một phòng cho thuê, hy vọng đẻ thêm được đồng nào hay đồng ấy.

Ba thằng sinh viên vui mừng khi tóm được nhà giá rẻ, chủ lại thật thà dễ chịu. Người dễ thì muốn làm khó ai cũng không được, đâu biết cách chứ!

Sinh viên vừa học vừa làm nên tháng đủ tiền đóng tháng không. Cơm nước đôi khi chúng nó cũng trật giuộc, rồi thì Phương bưng cơm qua, rau luộc kho quẹt cũng no bữa. Thanh niên còn khoẻ ăn gì cũng được. Vài hôm có thằng chạy về quê mang gạo, rau, cá mắm lên bù lại. Dần dà chúng mặc nhiên như thành viên trong gia đình. Có gì cũng í ới gọi nhau. sẻ chia từng trái bưởi quê, xoài mủ. Chả hiểu thế nào mà cả đám họ nương dựa vào nhau cũng qua được vài năm có lẻ.

Ảnh minh họa

Lúc Phương bệnh, anh chồng cắm cúi làm việc đến miệt mài rũ rượi. Đôi lúc anh cũng lăn kềnh ra bất tỉnh, thì Phương nghĩ quẩn! Mình là món nợ đời, chỉ muốn thác cho anh nhẹ nhàng. Nhưng anh chồng thì chưa bao giờ từ bỏ, một bước lùi cũng không. Tuyệt là sự quyết tâm bền bĩ của anh rồi cũng được tưởng thưởng, Phương khoẻ dần lên từng ngày trong cái khó muôn trùng của cuộc sống. Những tưởng phép màu sẽ được ủ mầm trong mái nhà yêu thương đó, thế nhưng dịch cô vid ập đến bất ngờ đảo lộn tất cả. Mọi thứ đều phải tạm dừng, ba thằng chạy về quê trách dịch.

Phương trở bệnh nặng hơn ba tháng bùng dịch và qua đời sau đó, nhanh đến không ngờ. Phương ra đi, người ở lại xót thương và tiếc nuối một chuyện tình đẹp không hồi kết. Ai bảo tình yêu không tồn tại? Nếu yêu đủ, ta vẫn mong có kiếp sau!.

Anh chồng hay tin vợ được đưa vào phòng cấp cứu, quýnh quáng chạy lên bệnh viện lại bị xe tông trúng. Nhà chỉ có ông bà nội lớn tuổi, con gái anh liền gọi điện cho ba thằng. Thì nó coi ba thằng như anh trai vậy, đôi lúc chúng còn chở mẹ nó đi khám bệnh.

Đám tang Phương đơn giản, nghèo mà người tới chia buồn lại đông. Vài người ở xa đến ngạc nhiên hỏi mấy thằng đó là ai mà tất bật vậy. Ừ thì! không phải con cái, cũng chẳng phải người dưng đúng nghĩa, nhưng xóm làng đều biết chúng quý gia đình Phương thế nào. Chúng chỉ thiếu mỗi cái khăn tang, nhưng ai quan tâm.

Anh chồng thì coi như chết rồi, ngả người trên ghế mắt thất thần. Anh không còn biết gì ngoài nhìn ảnh vợ xa xôi, thế giới này chợt xa lạ với anh. Mà cũng đâu dễ gì tìm thấy anh trong khung cảnh xô nghiêng này được, một anh chồng quý giá chỉ có trong viện bảo tàng.

Con gái chạy qua lại châm trà cho khách, chút xíu thì dừng lại để tay lên trán anh thăm chừng. Một thằng cúi xuống coi cái chân quấn băng của anh. Một thằng ghé đưa chai nước mở nắp sẵn, anh chẳng buồn nhấp môi. Hắn kê cái chai ngay miệng bắt anh tu. Lát nữa, một thằng cầm đĩa cơm xà xuống, có miếng sườn nướng thơm lừng với mấy miếng dưa leo. Anh càng lắc đầu nhiều hơn. Rồi thì đĩa cơm cũng vơi được nửa, quan trọng là hết miếng sườn. Cái thằng kiên nhẫn, thấy hắn cười, và giơ thành tích cho hai thằng kia xem, chúng lắc đầu nhẹ rồi cười theo. Thấy ấm lòng sao ấy!

Ba thằng không trở lại quê, chúng chia việc nhau chăm sóc anh. Năm nay sẽ có hai thằng ra trường, rồi sẽ lăn lộn với đời. Chỉ là nghe chúng nói kiểu gì cũng không bỏ nơi này mà đi. Dẫu biết người Sài gòn thân thiện và dễ gần, nhưng cái duyên thì của ai nấy đến, gần ai nấy thương. Gia đình đâu chỉ là ruột thịt!

Lệ Hồng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm
Trúc Phương, người mà tôi muốn nói nhiều hơn những người khác
Bài phát biểu xúc động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức người đang sống
Ký của nhà văn Trầm Hương trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Xem thêm
Dân lo | Bút ký của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn Nghệ số 30 (3309) ngày 29-7-2023
Xem thêm
Kỷ niệm về nhà văn Minh Khoa với Trần Thế Tuyển
Sau giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước(30-4-1975), từ Trung đoàn 174, tôi được điều về học tập và làm việc ở báo Quân khu 7. Vừa đặt ba lô trong tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp tại căn cứ Trần Hưng Đạo, nơi đặt tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham mưu quân đội chế độ cũ, anh Mai Bá Thiện lúc đó phụ trách báo Quân khu 7 dẫn tôi ra mắt Phó phòng Tuyên huấn Quân khu - nhà văn Minh Khoa, lúc đó trực tiếp làm Tổng biên tập báo Quân khu 7. Từ lâu đã nghe danh nhà văn Minh Khoa với những truyện ký viết về Anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, đặc biệt vở kịch Người ven đô với nhân vật Ông Tám Khỏe đậm đặc chất nông dân Nam Bộ, nay được gặp trực tiếp tác giả, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến
Bài đăng Tạp chí Linh khí Quốc gia kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ
Xem thêm
Mây trắng trong vườn chè ông nội | Tản văn của Trang Thanh
tôi hay nhớ những gương mặt người thân đã khuất bóng...
Xem thêm
Hoa biên cương: Nấm độc trên đất Tây Nguyên (Kỳ cuối)
Chúng tôi cũng dự nhiều cuộc họp ở các buôn làng Tây Nguyên, chứng kiến những người lầm lỡ vượt biên hay đi biểu tình gây rối được kiểm điểm trước các già làng và bà con trong buôn. Ai cũng cúi đầu xấu hổ, xin được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm.
Xem thêm
Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)
Bút ký nhiều kỳ của nhà văn Lại Văn Long
Xem thêm
Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)
Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị
Xem thêm
Vọng âm buồn | Hoàng Phủ Ngọc Phan
Một loài chim có tiếng kêu nghe như Ơi đò Ca Cút
Xem thêm
Đêm Tháng Giêng - Tản văn Trần Bảo Trân
Ngày anh cưới chị, tôi còn nhỏ. Gần bảy thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in, ngôi nhà lợp rạ, vách đất của chúng tôi có khách là một người lính. Anh bận bộ quân phục màu cỏ úa với chiếc mũ mềm có ngôi sao lấp lánh. Ngày chị đi lấy chồng, tôi tiễn chị ra cánh đồng, cuối bờ tre gai thường ngày ríu rít tiếng chim. Cầm tay tôi, chị khóc. Em ở nhà nhé. Nếu rảnh chị sẽ về chơi với em. Mắt nhoà, tôi cố giữ không để lệ rơi.
Xem thêm