TIN TỨC

Hành trình về Chiến khu Đ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-03-31 10:39:17
mail facebook google pos stwis
467 lượt xem

NGUYÊN HÙNG

Ngày 29/3/2025, theo lời mời của ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM, Đoàn văn nghệ sĩ thành phố do nhà thơ Lê Tú Lệ kết nối và dẫn đầu, đã có một chuyến đi đầy xúc động về Chiến khu Đ – một vùng đất từng là căn cứ cách mạng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.


Đến thăm và dâng hương 3 địa chỉ đỏ

Đoàn đã tới dâng hương tại Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thăm căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại Chiến khu Đ, căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ.

Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các danh tướng của Quân Giải phóng miền Nam. Ngôi đền thiêng liêng này không chỉ thờ vị Đại tướng huyền thoại mà còn có tượng thờ các danh tướng kiệt xuất như: Thượng tướng Trần Văn Trà – nguyên Tư lệnh Lực lượng vũ trang miền Nam, Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Bình – nguyên Khu Bộ trưởng Khu 7, Tư lệnh quân sự Nam Bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thị Định – nguyên Phó Tư lệnh Lực lượng vũ trang Miền; Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ – người chiến sĩ kiên trung, đồng thời là một thi sĩ tài hoa.

Tiếp tục chuyến đi, đoàn đến thăm căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại Chiến khu Đ, nơi từng là đầu não lãnh đạo cách mạng miền Nam trong thời kỳ 1961-1962. Đây là nơi các vị lãnh đạo quan trọng như Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Võ Chí Công, Phạm Văn Xô, Trần Lương, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường, Trần Đôn, Trần Văn Quang, Trương Chí Cương đã từng sống và làm việc, đưa ra những quyết sách chiến lược cho cuộc kháng chiến.

Đoàn VNS cũng ghé thăm căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ, nơi từng do ông Mai Chí Thọ lãnh đạo. Cảm giác đứng giữa rừng sâu, nơi từng là đại bản doanh của cách mạng, khiến mỗi người trong đoàn không khỏi bồi hồi xúc động. Tất cả như quay ngược thời gian, trở về những ngày tháng gian khổ nhưng kiên cường của dân tộc.

Trong suốt chuyến đi, ông Lê Hoàng Quân đồng thời cũng là một hướng dẫn viên rất chu đáo. Đến từng điểm, ông đều giới thiệu cho đoàn các vị tướng lĩnh, cán bộ lãnh đạo Trung ương cục miền Nam, Khu ủy miền Đông Nam bộ đã từng sống và chỉ huy ở đây trong giai đoạn 1960-1961.

Câu chuyện cảm động về những người chiến sĩ

Chiến khu Đ không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước mà còn lưu giữ biết bao câu chuyện xúc động. Một trong những câu chuyện khiến chúng tôi lặng người chính là hình ảnh các bác sĩ quân y dùng cưa thợ mộc để cưa chân, tay cho thương binh bị hoại tử nhằm cứu sống đồng đội. Chính trong hoàn cảnh ấy, một chiến sĩ đã cất lên tiếng hát Quốc ca đầy hào hùng để vượt qua cơn đau tột cùng. Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã xúc động viết nên bài thơ "Tiếng hát Quốc ca":

TIẾNG HÁT QUỐC CA


Ngựa hồng dừng chân

Bên quân y viện

Giật mình nghe tiếng

Quốc ca vang.

 

Phải chăng giờ chào cờ buổi sáng

Hay hội nghị cơ quan

Sao chỉ một người cất giọng

Hát đi rồi hát lại nhiều lần.

 

Xuống ngựa buộc cương

Hỏi ra mới biết

Bác sĩ đang cưa chân

Một chiến sĩ bị thương

Bằng cưa thợ mộc.

 

Bác sĩ vừa cưa vừa khóc

Chị cứu thương mắt cũng đỏ hoe

Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre

Anh chiến sĩ cứ mê mải hát

 

Cưa cứ cưa, xương cứ đứt

Máu cứ rơi từng vết đỏ bông

Hai bàn tay xiết chặt đôi hông

Dồn hết phổi vào trong tiếng hát

“Đoàn quân Việt Nam đi

Chung lòng cứu quốc…”

Đã hát đi hát lại bao lần

Vẫn chưa đứt xương chân

Vẫn chưa dừng máu đỏ.

 

Vừa xong băng bó

Anh lịm đi

Hồi hộp cả núi rừng

Tiếng hát mới chịu ngưng

Ảnh Bác Hồ như rưng rưng nước mắt.

 

Trở lên yên, ngựa đi từng bước

Cúi đầu nén nỗi đau thương

Nhưng lửa căm hờn

Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy

Vang trời ngựa hý

Chí phục thù cháy bỏng tay cương.

Bài thơ không chỉ ghi lại khoảnh khắc đau thương mà còn cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính cách mạng.
 

Những suy tư lắng đọng

Chuyến đi về Chiến khu Đ không chỉ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn là một hành trình giàu cảm xúc. Giữa không gian thiêng liêng của rừng già, nơi từng in dấu chân những anh hùng, chúng tôi như cảm nhận được hơi thở của lịch sử, như nghe thấy tiếng vọng từ quá khứ thúc giục mỗi người thêm trân trọng và gìn giữ những giá trị mà cha ông đã hy sinh để giành lấy.

Hành trình khép lại, nhưng những bài học lịch sử, những câu chuyện xúc động và niềm tự hào dân tộc vẫn còn mãi trong tâm trí mỗi người.
 

Videolip hình ảnh về chuyến đi

Ảnh: Nguyên Hùng, Trần Đôn, Bích Ngân 

Dựng clip: Nguyên Hùng

Nhạc nền: Beat "Sáng ngời Võ tướng quân" (trích) và "Về thăm chiến trường xưa" (thơ Nguyên Hùng; nhạc Đỗ Tiến Lập và Hữu Xuân)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm
Trao giải cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ngày 11/2, trong khuôn khổ Ngày Thơ Việt Nam 2025, Ban tổ chức cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần thứ hai đã tổ chức lễ trao giải vinh danh những tác phẩm và tác giả xuất sắc nhất.
Xem thêm