TIN TỨC

Nhà thơ, nhà biên kịch HOÀNG NHUẬN CẦM (1952-2021)

TIỂU SỬ

Hoàng Nhuận Cầm sinh ngày 7 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, là con đầu lòng của nhạc sĩ Hoàng Giác.

Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị. Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Hoàng Nhuận Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2005. Ông từng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và cùng vợ lập hãng phim tư nhân Điệp Vân.

Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,... Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim. Ông còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa Súng" trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" và vai nhà thơ trong phim Số đỏ.

Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 69.
 

GIẢI THƯỞNG

  • Giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972-1973.
  • Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ “Xúc xắc mùa thu”.
  • Giải Cánh diều vàng cho "Biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh".
     


TÁC PHẨM

Thơ:

  • Thơ tuổi hai mươi (in chung, 1974)
  • Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983)
  • Xúc xắc mùa thu (1992)
  • Thơ với tuổi thơ (2004)
  • Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007)
  • 36 bài thơ (2008)
  • Chiếc lá đầu tiên (2007).
     

Kịch bản phim:

  • Đêm hội Long Trì, 1989
  • Hà Nội mùa Đông năm 46, 1997
  • Áo chàm Bắc sơn
  • Mùi cỏ cháy, 2012
  • Lỗi lầm
  • Đằng sau cánh cửa
  • Pháp trường trắng
  • Ai lên xứ hoa đào
  • Đoạn trường chiêm bao
  • Nhà tiên tri.


 

ẢNH TƯ LIỆU

Hoàng Nhuận Cầm và vợ, diễn viên Điệp Vân một thời trong lễ khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội năm 2012

Vợ chồng "Bác sĩ Hoa Súng".

 

THƠ CÓ THỂ ĐỌC QUA MẠNG

...

Bài đã đăng lên website:

- Sông Thương tóc dài || Thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhạc Đào Phong Lan
Xem thêm
Số lượt xem: 1369

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoàng Trung Thông
Ông Trạng họ Hoàng
Xem thêm
Nguyên Hùng
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/ Ủy viên BCH, Trưởng Ban công tác CLB Văn học Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông mất ngày 13 tháng 2 năm 2014, hưởng thọ 82 tuổi.
Xem thêm
Lê Văn Thảo
Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1/10/1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; thuở nhỏ ông sinh sống ở Đồng Tháp Mười và Long Xuyên, An Giang. Ông học Khoa Toán – Đại học Khoa học Sài Gòn nhưng sau đó lại trở thành nhà văn. Năm 1962, ông thoát ly vào chiến khu chống Mỹ. Từ năm 1965, ông bắt đầu viết văn với đề tài nông thôn, chiến tranh du kích. Năm 1968, ông tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông về công tác tại Hội nhà văn TP.Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Anh Đức
Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái (1935 – 2014), là một nhà văn Việt Nam từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh do những đóng góp cho Văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Xem thêm
Bùi Tiểu Quyên
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên, quê Long An, hiện công tác tại báo Phụ Nữ TPHCM
Xem thêm
Vũ Hạnh
Nhà văn Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh năm 1926 tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học.
Xem thêm
Minh Đan
Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu sinh tại Trí Phải, Huyện Sử, Thới Bình, Cà Mau.
Xem thêm
Lương Sơn
Bút danh: Lương Sơn, Anh Sơn, Hà Vân
Xem thêm
Chế Lan Viên
Tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại Nghệ An.
Xem thêm
Nguyễn Bính
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
Xem thêm
Nguyễn Minh Châu
Lời ai điếu cho một thời vừa tắt /Khóc thương người, nhòe mắt đến ngày sau.
Xem thêm
Trần Thế Tuyển
Nhà văn Trần Thế Tuyển - nguyên TBT báo Sài Gòn Giải Phóng
Xem thêm
Nguyễn Khải
Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Xem thêm
Nguyễn Trường
Viết báo, viết văn từ năm 1978. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, khóa V.
Xem thêm
Triệu Xuân
Sáng lập Nhóm Văn Chương Hồn Việt, là Chủ tịch Nhóm.
Xem thêm
Trương Nam Hương
Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Trầm Hương
Sinh năm 1963, tại Bình Đại, Bến Tre, Kỹ sư nông nghiệp, Cử nhân Điện Ảnh, Thạc sĩ Báo chí.
Xem thêm
Bích Ngân
Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Xem thêm