TIN TỨC

Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024: Hoạt động sôi nổi, hiệu quả và lan tỏa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-05 23:58:15
mail facebook google pos stwis
499 lượt xem

BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH


Năm 2024, Hội Nhà văn Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong sáng tác, trong nhiều sự kiện nâng tính chuyên nghiệp, trong hoạt động tương ái tương thân và trong mở rộng kết nối các hoạt động nghề nghiệp với nhiều đơn vị, tập thể và cá nhân, cũng như nỗ lực nhằm từng bước đưa hội nghề nghiệp có vị trí quan trọng trong các loại hình văn học nghệ thuật, phát triển tương ứng với chức năng, tầm vóc và vị trí của mình.

Các Hội đồng chuyên môn, các Ban công tác của Hội ngày càng phát huy thế mạnh trong hoạt động chuyên môn lẫn phong trào. Hội đồng Văn học dịch, Hội đồng Lý luận và phê bình văn học, Hội đồng Thơ, Hội đồng Văn xuôi có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả. Trang web Hội - trang vannchuongthanhphohochiminh.vn, Ban Hội viên, Ban Văn học trẻ, Ban Truyền Thông, Ban Sáng tác, Ban Văn học thiếu nhi, Ban công tác Câu lạc bộ văn học, Văn phòng Hội đã nỗ lực cao cho các hoạt động của Hội và gắn kết các hoạt động Hội với hội viên và người đọc.

Với sự điều hành của Ban Chấp hành, Hội Nhà văn TP.HCM đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo của hội viên, từng bước khẳng định được vị thế của một hội nghề nghiệp với vị trí quan trọng trong các loại hình văn học nghệ thuật

I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Tổng kết hoạt động, trao giải thưởng văn học 2023 và kết nạp hội viên mớI

Liên tiếp các năm 2021, 2022 và 2023 Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nên tạo được hiệu quả tích cực trong công tác sáng tác và mở rộng các hoạt động nối kết.

Buổi lễ tổng kết Tổng kết năm và triển khai hoạt động năm 2024 được tổ chức ngày 12/01/2024 với hơn 300 hội viên và nhiều khách mời tham dự: Tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học năm 2023 với mùa giải thưởng phong phú: Giải thưởng văn học chính thức; Giải thưởng văn học trẻ; Giải thưởng văn học thiếu nhi và đây cũng là lần đầu tiên sau 43 năm hoạt động Giải thưởng Văn học dịch có chủ nhân là dịch giả trẻ tuổi 9x; Truy tặng 2 giải thưởng Cống hiến nhằm tôn vinh sự đóng góp xuất sắc cho văn học của nhà thơ Hải Như và nhà thơ Đỗ Nam Cao; kết nạp hội viên mới và tổ chức buổi liên hoan cho toàn thể hội viên tham dự buổi tổng kết.

Dịp Tổng kết hoạt động cuối năm, Hội đã tặng bộ sách văn học dày hơn 2500 trang cho các hội viên, bộ sách 4 quyển gồm: Thành phố này tôi đến tôi yêu (tập thơ), Âm thanh & và Ký ức (tập ký và truyện ký), Ngôi nhà rường bản Trăng (tập truyện ngắn), Đổi mới và tiếp nhận VHNT TP.HCM 1975 - 2025 (tập lý luận và phê bình văn học). Hội nhà văn TP.HCM  thực hiện bộ sách văn học khá đồ sộ này từ nguồn ngân sách được Liên hiệp các Hội văn học nghệ. HCM phân bổ cho Hội Nhà văn TP. Đây cũng là nỗ lực lớn của các thành viên trong Ban biên soạn và thực hiện bộ sách. 

2. Tổ chức Ngày Thơ 2024

Tổ chức Ngày Thơ Giáp Thìn với chủ đề“Thành phố này tôi đến tôi yêu”, diễn ra trong hai ngày 23 và 24/2 (nhằm ngày14,15 tháng Giêng Giáp Thìn), tại khuôn viên Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, 81 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM với nhiều hoạt động phong phú: Trình diễn nhiều tác phẩm thơ và bài hát được phổ nhạc từ thơ; hội thảo “Thơ - Nhạc: Tương sinh hay tương khắc”, tọa đàm về thơ Thiếu nhi; Đường thơ, Sân thơ Trẻ, Sân Thơ thiếu nhi, tổ chức hội thi diễn thơ cho các Câu lạc bộ thơ…

Chương trình Ngày Thơ Việt Nam 2024 được nhiều cơ quan truyền thông đánh giá có chất lượng chuyên môn cao, độ lan tỏa rộng, có hơn 50 tin, bài, hình ảnh của báo đài TP và TW, lan tỏa về Ngày Thơ, về giá trị thơ ca

Và đặc biệt, từ năm 2024, Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện đã chính thức trở thành một trong những hoạt động của Ngày Lễ lớn của TP.HCM.


Những hình ảnh tiêu biểu trong Ngày Thơ 2024 tại TPHCM

3. Tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2

Khép lại “Ngày thơ Việt Nam 2024”, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, Hội Nhà văn TP. HCM mở ra Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất Phương Nam” lần 2, sau chín tháng phát động đã có trên 1500 bài thơ của hơn 450 tác giả khắp mọi miền đất nước tham gia cuộc thi. Các tác giả đoạt giải cao nhất cuộc thi đều là hội viên Hội Nhà văn TP. HCM (Giải nhất: Đinh Nho Tuấn, giải nhì Đào Phong Lan…). Buổi lễ buổi trao giải thưởng cuộc thi thơ và ra mắt tập thơ “Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya” (in những bài thơ vào vòng chung khảo) được tổ chức trong khuôn khổ ngày thơ Việt Nam lần thứ 23. 

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 với chủ đề “Bài ca thống nhất” sẽ được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ (nhằm ngày 11, 12/02/2025) tại khuôn viên trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.

4. Tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ V

Hội nghị có hơn 250 đại biểu và khách mời, là các nhà văn nhiều thế hệ, trong số này có 100 đại biểu chính thức sinh sau năm 1975. Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM là sự kiện 5 năm một lần, dành cho các cây bút trẻ, nhằm tập hợp đội ngũ và khích lệ tinh thần sáng tạo văn học ở TP.HCM, đô thị lớn nhất phương Nam. Từ Hội nghị, tìm ra giải pháp cho những hoạt động thiết thực nhằm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những cây bút trẻ có tiềm năng văn chương. Ngoài đại biểu tại TP.HCM, hội nghị còn có sự tham dự của nhiều tác giả trẻ tiêu biểu ở nhiều tình niềm Tây và miền Đông Nam bộ.

Trong khuôn khổ hội nghị, 50 đại biểu trẻ có chuyến đi thực tế, tham quan và giao lưu với tác giả và sinh viên tại An Giang, vùng đất giàu truyền thống Cách mạng và văn chương.


 

Liên tiếp nhiều năm mở trại sáng tác dành riêng cho người viết trẻ và sinh khí sáng tạo từ Hội nghị những người viết trẻ 2024 đã góp phần khích lệ và quy tụ người viết trẻ. Hội viên mới đợt kết nạp hội viên vào đầu năm 2025, có nhiều tác giả giả trẻ ở lứa tuổi 9X

5. Những chuyến đi thực tế và mở trại viết và hỗ trợ kinh phí sáng tác

Những chuyến đi thực tế:


Chuyến đi thực tế huyện đảo Cần Giờ, tháng 11/2024.

Cuối tháng 3/2023, cử 3 nhà văn cùng đoàn văn nghệ sĩ TP.HCM (Liên hiệp các Hội văn học TP.HCM tổ chức) tham gia sự kiện giao lưu văn hóa giữa văn nghệ sĩ ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Cũng trong tháng Ba và bước sang tháng Tư, với sự mở rộng nối kết các hoạt động sáng tác của Hội đối với nhiều đơn trong cả nước, Hội Nhà văn TP.HCM đã cử hai đoàn nhà văn (hơn 30 người, hầu hết là người trẻ và có thế mạnh về thể loại bút ký) tham gia hai chuyến thực tế sáng tác (về Cần Giờ và về sông nước miền Tây) hưởng ứng cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNet tổ chức. Tổng kết cuộc thi viết, nhiều hội viên Hội nhà văn TP.HCM đoạt giải cao của cuộc thi (nhà văn Tống Phước Bảo đoạt giải nhất…)

 
Các nhà văn đi thực tế ở ấp đảo Thiềng Liềng

Những ngày cuối tháng 4/20245, đoàn 5 nhà văn, nhà thơ tham gia chuyến thực tế sáng tác tại Đăk - Lắk, chủ đề Thành phố tôi yêu do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM tổ chức.

Cuối tháng 11/2024, nhóm 3 nhà văn nhà thơ tham gia chuyến “Về nguồn” đến Điện Biên do Ban Tuyên giáo thành ủy tổ chức.

Cũng  trong tháng 11, có 3 nhà văn nhà thơ tham gia chuyến đi thực tế về Phú Yên do Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM tổ chức

Những ngày cuối tháng 11, Đoàn gồm 25 nhà văn tham gia chuyến đi thực tế sáng tác tại Cần Giờ, vùng đất truyền thống Cách mạng, vùng đất được biết đến như "lá phổi xanh" của TP. HCM với khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tháng 12, đoàn nhà văn tham quan Công ty nước Fujiwa ở ở Củ Chi, tìm hiểu cách tổ chức, truyền thông của doanh nghiệp, đời sống công nhân và sự lợi ích của nước kiềm và sức khỏe…

Trại sáng tác:

Trại viết dành cho nhà văn trẻ và tác giả viết cho thiếu nhi ở Đà Lạt, 4/2024.

7 nhà văn tham dự cuộc vận động sáng tác viết về đề tài CAND tại Vũng Tàu vào cuối tháng 4: Trầm Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Kim Quyên, Lại Văn Long, Nguyễn Minh Ngọc, Hoài Hương, Mã Thiện Đồng do Nhà xuất bản Công An tổ chức

Trong tháng 4/2024, Hội Nhà văn tổ chức Trại sáng tác Trẻ và văn học thiếu nhi 6 ngày cho 28 hội viên tại Đà Lạt nhằm góp phần nâng cao chất lượng sáng tác này. Tại Trại sáng tác này đã diễn ra tọa đàm Ngôn ngữ trẻ thơ trong sáng tác văn học thiếu nhi góp phần nâng cao chất lượng sáng tác sáng tác cho thiếu nhi.

Đầu tháng 5/2024, 30 nhà văn nhà thơ có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt Hội cùng những nhà văn có nhiều thành tựu trong sáng tác tham gia trại viết được tổ chức tại Phú Yên (3/4 kinh phí từ nguồn xã hội hóa do chủ khu du lịch tài trợ). Trong khuôn khổ trại viết, tọa đàm về Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay thu hút được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của trại viên và khách mời là những văn nghệ sĩ tên tuổi của Phú Yên.

Kinh phí hỗ trợ sáng tác

Năm 2024, Văn phòng Hội nhận 55 bản thảo sáng tác các thể loại của 55 hội viên  đề nghị xét hỗ trợ sáng tác. Hội đồng thẩm định chất lượng tác phẩm của Hội đã đọc, xét và hỗ trợ kinh phí cho 50 tác phẩm. Do hội viên đông mà kinh phí hạn hẹp nên mỗi tác giả sau 3 năm mới nhận hỗ trợ cho kinh phí sáng tác         

6. Tổ chức bản thảo, thực hiện in ấn và đưa sách đến người đọc

1. Sài Gòn của em, tập thơ thiếu nhi Phát huy hiệu quả từ “Sân thơ thiếu nhi” trong Ngày Thơ Việt Nam 2024, Hội nhà văn mà trực tiếp là Ban văn học Thiếu nhi đã tổ chức bản thảo và kịp ra mắt tập thơ thiếu nhi “Sài Gòn của em với hơn 100 bài thơ hay của 50 tác giả và tổ chức buổi ra mắt vào dịp khai mạc Ngày quốc tế thiếu nhi tại Đường sách.

2. Dòng chảy của nước - Tập văn thơ của nhiều tác giả trẻ - ra mắt dịp Hội nghị những người viết trẻ lần 5 với sự góp mặt của hơn 60 gương mặt nhà thơ, nhà văn trẻ sinh sau năm 1975. Cuốn sách không chỉ để phục vụ Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ V mà còn là tuyển tập khá đầy đủ những gương mặt nhà văn, nhà thơ sinh sau 1975 đã gắn bó với TP.HCM.

3.  Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya - Tập thơ nhiều tác giả với những bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2

4. Từng biếc xanh đứng hát với mây trời, thơ Trần Nhật Thu do nhà thơ Trần Sĩ Tuấn tài trợ việc thực hiện in ấn tập thơ sau hơn 15 năm ngày nhà thơ Trần Nhật Thu vĩnh viễn ra đi

5. Thơ phổ nhạc 50 năm Thành phố Hồ Chí Minh - tập thơ phổ nhạc của nhiều tác giả thơ và nhạc. Đây là công trình văn học mà Hội nhà văn TP.HCM thực hiện chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất. “Thơ phổ nhạc - 50 năm TP.HCM” dày 400 trang khổ lớn gồm những ca khúc được phổ từ thơ mà nhà thơ hay nhạc sĩ sinh sống hay từng sinh sống tại TP.HCM với chủ đề thành phố Hồ Chí Minh xây dựng, đồi mới và phát triển.

7. Sáng tác và giải thưởng văn học nghệ thuật

Mặc dù việc phát hành sách văn chương gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2024 là một năm đánh dấu sự nỗ lực rất lớn của hội viên trong sáng tác cũng như in ấn và phát hành nhiều tác phẩm mới đến tay đồng nghiệp và độc giả:

Sáng tác:  Năm 2024, một năm sôi động trong sáng tác. Nhiều tác phẩm của hội viên được đến tay người đọc: in báo chí, in tạp chí, sách in chung, sách in riêng in ở nhà xuất bản và đoạt nhiều giải thưởng văn học

Văn: Khắc đi khắc đến (Hồi ký Xuân Phượng), Ân tình (tiểu thuyết Lưu Vĩ Lân), Cuộc đời và cây bút (Huỳnh Dũng Nhân) Đất mặn (tiểu thuyết của Phùng Quang Thuận),… (tập truyện ngắn của Trần Đức Hiển khánh) Cõi tạm nóng dần lên (Truyện dài của Thu Trân), Chạm vào bóng tối (Truyện dài của Hương Thu), Nắng (Tiểu thuyết Nguyễn Quốc Bảo), Đời, có yêu tôi? (truyện ký Lưu Đình Triều), Trời xanh màu tình yêu (tập truyện ngắn của Hoài Hương), Về nơi nguồn cội” (Hồi ký Đới Xuân Việt); Hoàng hôn lóng lánh (tiểu thuyết Nguyễn Tấn Phát),Vương Quyền (tập kịch bản văn học của Trịnh Bích Ngân), Bốn mùa thương nhớ (Tản văn Nguyễn Linh Giang), 

Thơ: Ký họa thơ - 81chân dung văn học Trăm khúc hát một chữ duyên (Nguyên Hùng); Trăng lạnh - tập thơ và Linh khí quốc gia - Trường ca (Trần Thế Tuyển); Trong tôi có nhiều tôi (Phạm Thị Ngọc Liên); Mặt trận gần phía trước (Trần Trí Thông); Lời khúc tạ mùa Xuân (Phan Thị Nguyệt Hồng); Nghiêng về phía nỗi đau (Trịnh Bích Ngân); Thơ chọn (Doãn Hải); Lục bát chân mây (Võ Miên Trường); Những đám mây mùa thu (Trần Quang Khánh); Tổ quốc mình đất biển mãi hòa nhau, Dấu cát trong nhau (Ngô Minh Oanh).…

Lý luận & phê bình: Suy luận về văn học (Phùng Quý Nhâm), Lý luận và phê bình văn học miền Nam 1954 -1975: Tiếp nhận và ứng dụng (Chuyên luận của Trần Hoài Anh), Dưới những lớp sóng thời gian (Ngô Xuân Hội),  Tình ca tiếng nước ta (Dương Thành Truyền ); Tiếng Việt lắt léo và lịch lãm (Lê Minh Quốc), Gặp gỡ những vùng văn học (Nguyễn Trường), Chấm phá (Đặng Nguyệt Anh)…  

Tác phẩm thiếu nhi: Quán trọ trần gian, Vọng thiên hà, hoa thơm tay bé (Hoa Mai) Từ vườn hoa nhà em, Bí mật ngôi nhà được làm từ kẹo ngọt (Trần Hà Yên); Hùm xám qua sông (Bùi Tiểu Quyên), Từ những tên riêng (Hồ Huy Sơn), Cuộc phiêu lưu của cá mập voi (Đặng Thiên Phong)… 

Giải thưởng

* Giải thưởng Hội nhà văn TP.HCM năm 2024:

Giải thưởng Cống Hiến tôn vinh nhà văn Trang Thế Hy với những đóng góp xuất sắc cho văn chương Nam bộ và văn học Việt Nam nhân 100 ngày sinh của ông 

Giải thưởng Văn học:

  1. Miền đất mặn, tiểu thuyết của nhà văn Phùng Quang Thuận – NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.
  2. Sóng đời, tiểu thuyết của nhà văn Lương Hữu Quang – NXB Hội Nhà văn

Giải thưởng Tác giả trẻ:

Dị bản, truyện dài của tác giả Nguyễn Đinh Khoa – NXB Trẻ.

Giải thưởng Văn học dịch:

Song nguy thuyền, bản quyền của Chibooks do dịch giả Nguyễn Lệ Chi làm đại diện, NXB Lao Động.                                                                                                                                                                                                              

*Giải thưởng cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam”, lần 2:


3 tác giả hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Giải Nhất: Nhà thơ Đinh Nho Tuấn  

Giải Nhì: Nhà thơ Đào Phong Lan  

Giải Ba: Nhà thơ Quang Chuyền

*Giải Mai vàng 2024 do báo Người Lao động tổ chức, về văn học được trao cho quyển “Hồi ký “Khắc đi…khắc đến”, khắc đến của nhà văn Xuân Phượng

Hội nhà văn TPHCM tổ chức buổi giao lưu với nhà văn Xuân Phượng và giới thiệu quyển hồi ký “Khắc đi…khắc đến” của bà. 

Đây là năm thứ ba liên tiếp, Giải Mai vàng trao cho tác phẩm văn học (năm 2022 trao cho tác phẩm “Cà nóng” Trường Sa của Bùi Tiểu Quyên, năm 2023 trao cho tập kịch bản Sân khấu “Cô đào hát” của Nguyễn Thị Minh Ngọc)

*Giải thưởng văn học nghệ thuật năm năm lần thứ 3 của Thành phố Hồ Chí Minh trao cho 6 nhà văn, nhà thơ: Giải nhì (2 giải): Nghiệp chướng (tiểu thuyết Lưu Vĩ Lân), Gánh gánh gồng gồng (Hồi ký của Xuân Phượng), giải 3 (2 giải): Đất K (Truyện dài Bùi Quang Lâm), Những ngọn khói về trời (Thơ Bùi Phan Thảo), giải 4 (2 giải): SYMPHON, ký ức Đồng Khởi Ở Boston (tiểu thuyết Đỗ Viết Nghiệm), chuyện năm 1968 (Truyện ký của Trầm Hương),

*Giải thưởng cuộc vận động sáng tác dịp 50 năm thống nhất do Ủy ban nhân dân thành phố phát động và tổ chức, nhận được rất nhiều tác phẩm của nhà văn nhà thơ. Buổi trao giải tổ chức vào tối đêm 30/12/2024. Các tác phẩm văn học đoạt giải: Theo dấu chân người (Truyện ký của Trình Quang Phú) giải nhất, Thành phố của người trẻ (Tập truyện ngắn của Tống Phước Bảo), giải nhì; Khoảng lặng nước mắt (truyện ký của Trầm Hương), giải ba; Mưa lẻ (truyện dài của Thạch Cương), giải ba và các giải khuyến khích: Hoa cho tình yêu (tiểu thuyết của Hoàng Phương Nhâm), Nở thêm một cánh chuồn chuồn (Tập thơ của Trần Đức Tín) 

* Giải thưởng văn học nghệ thuật cấp quốc gia :

Năm 2024, nhiều hội viên đoạt giải thưởng văn học ở nhiều cuộc thi viết cho nhiều đơn vị tổ chức của thành phố và trung ương tổ chức. Nhiều tác phẩm của hội viên được phổ nhạc, được dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu, được dựng thành phim...Nhiều đầu sách được phát hành rộng rãi đến với nhiều đối tượng độc giả.

...

Sân khấu:

Tại Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc 2024 do Bộ Văn hóa Thể thao tố chức: Vở cải lương “San hô đỏ”, kịch bản văn học của Bích Ngân, chuyển thể cải lương - tác giả Phạm Văn Đằng, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu, Nhà hát Trần Hữu Trang thực hiện, vở diễn đoạt Huy chương vàng

Nhà văn Hoài Hương đoạt giải B kịch bản văn học về hình tượng “Người công an nhân dân” của Bộ Công An tổ chức.


Điện ảnh: Nhà văn Trầm Hương và Kim Quyên được trao giải thưởng kịch bản phim truyện và tài liệu do Thành đoàn tổ chức…

Âm nhạc:

Và một số giải thưởng của nhiều tờ báo, tạp chí, đài phát thanh của thành phố và Trung ương.

...

8. Tưởng nhớ, tôn vinh những nhà văn tài năng; giao lưu, tọa đàm ra mắt tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ:

Tưởng nhớ, tôn vinh:


Nhà thơ Nguyễn Duy tại Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng


Các nhà văn tại Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Anh Đức.


Các nhà văn tại Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Trang Thế Hy

Trong tháng 11 và tháng 12/2024 tổ chức hai Hội thảo về Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhà văn Anh Đức - hai nhà văn giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nhân 10 năm hai nhà văn tạ thế. Hai sự kiện nhận được nhiều bài tham luận của người làm công tác lý luận phê bình văn học và nhiều nhà văn, độc giả.  

 Sự kiện đầu năm 2025, sáng ngày 3 tháng 1, tổ chức buổi tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Trang Thế Hy nhân 100 năm ngày sinh của ông, một nhà văn để lại cho nhiều thế hệ cầm bút về ý thức làm nghề cũng như trách nhiệm và kỹ năng của người cầm bút.

Gặp gỡ, giao lưu, tọa đàm ra mắt tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ:

Tổ chức nhiều gặp gỡ giao lưu và ra mắt sách giữa tác giả và độc giả, giữa những thế hệ lão thành với thế hệ cầm bút tiếp nối. Những buổi gặp gỡ giao lưu chia sẻ chân tình, ấm áp, tạo nhiều cảm xúc cho đồng nghiệp và độc giả.

Những buổi giao lưu, ra mắt sách, đó là: “Khắc đến… khắc đi” (Hồi ký của Xuân Phương), “Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng” (Bút ký của Đoàn Minh Tuấn), “Ngược miền ký ức” (thơ của của Phạm Như Vân), buổi giao lưu với nhà thơ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai (nữ nhạc sĩ đoạt giải thưởng Nhà nước về VNNT, nhân 80 tuổi của bà), ra mắt bộ tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của nhà văn đại tá Nguyễn Văn Hồng), “Từ sông Nhuệ đến sông Sài Gòn” (Thơ của tác giả Nhuệ Giang); ra mắt hai tập thơ “Lục bát ru em” và “Tứ tuyệt hoài cảm” (của Từ Xuân Lãnh), giao lưu ra mắt “Thơ Nguyễn Văn Hiếu” (tuyển thơ của Nguyễn Văn Hiếu); “Bác sĩ phẫu thuật” (tập truyện ký của nhà văn, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam), giao lưu, ra mắt hai tập sách “Ký họa thơ - 81chân dung văn học” và” Trăm khúc hát một chữ duyên” (của nhà thơ Nguyên Hùng)…


Ra mắt sách “Khắc đến… khắc đi” của nhà văn Xuân Phượng


Ra mắt sách “Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng” của nhà văn Đoàn Minh Tuấn.

Ngoài ra, tác giả cùng đồng nghiệp và nhà xuất bản tổ chức nhiều sự kiện giao lưu ra mắt sách trong khuôn viên 81 Trần Quốc Thảo, tại Đường sách và nhiều trường học: Nhà thơ Hương Thu với truyện dài “Chạm vào bóng tối“; nhà văn Thu Trân với tiểu thuyết “Cõi tạm nóng dần lên”; nhà thơ Miên Trường với tập thơ “Lục bát chân mây”; nhà văn Huỳnh Dũng Nhân với tập bút ký “40 năm Đi, yêu và viết” tại Hội Nhà báo; nhà văn, đạo diễn Đới Xuân Việt ra mắt sách Về nơi nguồn cội tại Đường sách TP.HCM; nhà văn Đặng Thiên Phong tổ chức ra mắt sách Cuộc phiêu lưu của cá mập voi ở trường đại học; nhà văn Phương Huyền, nhà văn Hồ Huy Sơn, nhà văn Trần Gia Bảo, nhà văn Võ Thu Hương… ra mắt sách viết cho thiếu nhi ở Đường sách Nguyễn Bình và ở nhiều trường học.


Ra mắt tập bút ký “40 năm Đi, yêu và viết” của nhà văn Huỳnh Dũng Nhân.

Trong tháng 11, Hội nhà văn tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác ở huyện Cần Giờ và giới thiệu quyển sách viết về Cần Giờ “Cần Giờ ngày nắng gọi” với các cơ quan ban ngành và độc giả Cần Giờ.

Kỷ niệm 8/3 này Phụ nữ quốc tế, Hội tổ chức buổi gặp gỡ và tôn vinh những nữ nhà văn nhà thơ có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật và cho cuộc sống

9. Nối kết, tổ chức những cuộc thi văn chương, kết nối giao lưu văn học quốc tế

Kết nối với trường đại học, tổ chức cuộc thi văn chương dành cho sinh viên học sinh

Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp với Đại học quốc gia, tiếp tục tổ chức lần thứ ba cuộc thi “Văn học trẻ” dành cho người tham gia cuộc thi là sinh viên của các trường Đại học. Ở hai cuộc thi trước, đã phát hiện những cây bút trẻ nhiều tiềm năng văn chương, trong số này, nhiều tác giả là đại biểu dự Hội nghị những người viết Trẻ lần thứ 5 vừa qua và có những tác giả trở thành hội viên Hội nhà văn TP.HCM.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, và nhà văn Trịnh Bích Ngân trao giải thưởng cho các thí sinh.

Phối hợp với Đại học Cửu Long và Tạp chí Văn nghệ TP tổ chức  cuộc thi thơ văn “Văn chương phương Nam” dành cho sinh viên học sinh toàn quốc. Buổi trao giải thưởng tổ chức tại Đại học Cửu Long vào sáng ngày 25/12/2024. Cuộc thi này tuy chưa đạt kết quả như Ban tổ chức kỳ vọng nhưng cũng đã là một tín hiệu vui bởi lần đầu tiên một trường Đại học ở Đồng bằng Sông Cưu Long đầu tư tài chính và phát động cuộc thi viết văn chương dành cho sinh viên, học sinh toàn quốc

PGS-TS nhà thơ Lương Minh Cừ và nhà văn Trần Văn Tuấn trao giải cho hai thí sinh đoạt giải cao nhất cuộc thi .

Kết nối, mở rộng hoạt động nghề nghiệp

Thực hiện hai chương trình phối hợp của Hội Nhà văn TPHCM và Đài TNND Tp HCM nhiều năm qua, tạo dấu ấn và lan tỏa khá sâu rộng trong công chúng: "Cửa sổ văn học" phát định kỳ mỗi tuần trên FM99.9Mhz. Một năm 52 số. Giới thiệu những cây bút văn xuôi, ghi nhận, phản ánh, thông tin tất cả những hoạt động của Hội Nhà văn như các cuộc thi, giới thiệu sách, tọa đàm, trại sáng tác... "Thi ca điểm hẹn" phát cách tuần - một năm 26 số. Giới thiệu các nhà thơ, bình thơ trên sóng. Đặc biệt kênh youtube của "Thi ca điểm hẹn" có lượng theo dõi rất lớn.

Nhiều nhà văn, nhà thơ của Hội có đóng góp nhiều trong việc lan tỏa văn hóa đọc, được chọn là Đại sứ văn hóa đọc của Thành phố như: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà văn Dương Thành Truyền, nhà văn Phương Huyền, nhà văn Tiểu Quyên.

Kết nối, giao lưu văn học quốc tế

Lần thứ 2 nhiệm kỳ này, đầu tháng 7/2024, Hội nhà TP phối hợp với Đại học Văn Lang và Viện Văn học dịch Hàn Quốc Tổ chức buổi giao lưu “Gặp gỡ văn chương Việt Hàn” (lần 2) với sự tham gia của nhà phê bình văn học Hàn Quốc GS. Kim Yae Yong và nhà văn tên tuổi Hàn Quốc Choi Eun Young với 3 nhà văn, dịch giả Việt Nam: nhà văn Trần Văn Tuấn, dịch giả Nguyễn Thị Hiền và nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang.

Ngày 21/12/2024, Hội nhà văn TP.HCM phối hợp với Đại học Văn Lang, Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc, tổ chức buối trao giải cuộc thi biên dịch văn học lần thứ nhất và giao lưu văn hóa Việt Hàn lần 3 giữa nhà văn Huỳnh Trọng Khang, tác giả đoạt giải thưởng tác giả trẻ năm 2023 của Hội nhà văn TP.HCM và dịch giả Hoàng Hải Vân, người dịch “Người ăn chay”, tác phẩm của Han Kang (người Hàn Quốc), nhà văn nữ châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel văn học.

H23. Tiến sĩ, dịch giả Nguyễn Thị Hiền cùng dịch giả Hoàng Hải Vân và nhà văn Huỳnh Trọng Khang trong buổi giao lưu văn học Việt - Hàn tại Trường Đại học Văn Lang

Qua dịch giả Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP, Hội nhà văn TP.HCM phối hợp với  Khoa văn hóa Hàn Quốc - Đại học Văn Lang và Viện văn học dịch Hàn Quốc, Bộ đại học Hàn Quốc, Lần đầu tiên tổ chức lớp dịch văn học Việt ra tiếng Hàn và bước đầu xúc tiến việc hình thành cộng đồng dịch giả dịch văn học Việt - Hàn.

H24. Đại diện phía Hàn Quốc và đại diện Hội nhà văn TP.HCM trao chứng nhận giải thưởng cuộc thi biên dịch văn học Việt - Hàn lần thứ nhất

Qua dịch giả Nguyễn Lệ Chi, Phó chủ tịch Hội đồng văn học dịch Hội nhà văn TP, Chủ tịch Hội nhà văn TP đã có buổi giao lưu trực tuyến với một số nhà văn Trung Quốc trong buổi giao lưu văn học thế giới và buổi gặp gỡ làm việc trực trực tiếp với một số nhà văn và những người làm công tác xuất bản ở tỉnh Quảng Tây. Lần đầu tiên, từ sự nỗ lực bền bỉ của dịch giả Nguyễn Lệ Chi, hai đầu sách văn hóa Việt Nam sẽ chính thức được xuất bản ở Trung Quốc bằng tiếng Trung, dự kiến vào năm 2025.

Bà Phạm Kế Hồng, Phó Tổng giám đốc Trung tâm bảo hộ Bản quyền Trung Quốc cùng đoàn công tác làm việc với lạnh đạo Hội Nhà văn TP.HCM vào tháng 12/2024

10. Website Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh:

Trang thông tin điện tử Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh với địa chỉ  https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/ có lượng truy cập lớn với 18 triệu lượt truy cập) với nhiều chuyên mục liên tục được cập nhật, nội dung bám sát đời sống văn chương, trong đó có “Thư viện tác giả” đã giới thiệu lý lịch sáng tác, hình ảnh, tác phẩm của 170 nhà văn nhà thơ, đăng tải kịp thời các hoạt phong phú của Hội… Trang web đã đăng liên tục đăng tải những tác phẩm đã qua vòng sơ khảo trong cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam, lần 2”.
 

11. Vận động hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Tích cực trong nhiều hoạt động thiện nguyện

Hỗ trợ hội viên

Ngày lễ Tết, ngày 8/3 lãnh đạo Hội, Ban tổ chức Hội viên đến thăm những hội viên cao tuổi có nhiều cống hiến cho văn chương

Quan tâm, thăm hỏi những nhà văn, nhà thơ đau ốm, tai nạn, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Trường hợp nhà thơ Mạc Tường Vy lâm bệnh nặng khi hoàn cảnh hết sức khó khăn (mẹ đơn thân, không bảo hiểm y tế…), theo chủ trương của BCH, Ban nhà văn nữ, Ban nhà văn trẻ trực tiếp vận động các hội viên và bè bạn hỗ trợ nhà thơ Mạc Tường Vi với số tiền là 130 triệu (130.000/000đ) giúp nhà thơ vượt khó qua bạo bệnh

Trường hợp nhà thơ Phùng Hiệu bị tan nạn, thành viên BCH và nhiều nhà văn nhà thơ hội viên đã tích cực hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất

Và năm  2024  hội viên đau yếu phải nhập viện điều trị khá động. Lãnh đạo Hội, thành viên BCH và Ban tổ chức Hội viên tới bệnh viện hoặc nhà riêng thăm hỏi, động viên và tặng quà (từ nguồn hội phí và từ tiền cá nhân của nhiều đồng nghiệp) 

Năm 2024 có 11 nhà văn từ trần.

Hoạt động thiện nguyện:

Liên tục nhiều năm qua, có thể nói, hoạt động thiện nguyện đã làm nên dấu ấn đẹp của Hội nhà văn TP. Từ trong đại dịch, sau đại dịch, rồi thiên tao bão lụt ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc…đồng nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn…nhiều nhà văn nhà thơ đã tích cực đóng góp thời gian, công sức, tiền bạc và vận động nhiều người cùng đóng góp nhằm chia sẻ khó khăn.Tiêu biểu là hoạt động tích cực, liên tục của nhà văn Phương Huyền, nhà thơ Trần Mai Hường và một số nhà văn nhà thơ khác  

Với nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả; nhiều hoạt động thiện nguyện và nhiều hoạt động lan tỏa giá trị văn hóa đọc trong suốt nhiều năm qua, nhà văn Phương Huyền được Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và biểu dương “Tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần 6 – 2024.

Nhà văn Phương Huyền được Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và biểu dương là “Tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần 6 – 2024.

Nhà thơ Trần Mai Hường trong thời điểm nào cũng sẵn sàng dành thời gian, tâm sức cho nhiều đợt vận động đồng nghiệp, bạn bè hỗ trợ kịp thời cho đồng nghiệp (như nhà thơ Trần Đức Tín, nhà thơ Mạc Tường Vi, nhà thơ) và chia sẻ khó khăn cho bà con và các cháu học sinh vùng bão lũ.

 

Thay mặt các nhà văn và bạn bè, nhà thơ Trần Mai Hường và nhà thơ Nguyên Hùng tiếp nhận và chuyển 20 ngàn quyển tập (đợt 1) học cho sinh vùng lũ ở Bắc Cạn, Cao Bằng, Thái Nguyên...

Nhiều nhà văn, nhà thơ tích cực làm thiện nguyện, đưa sách, trao quà đến các trường học, mái ấm như nhà thơ Hoa Mai, nhà văn Hoài Hương, nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, nhà thơ Minh Đan, …nhà thơ tuổi 80 Nguyễn Thị Kim Thanh dành trọn một tháng lương hưu mua sách vở tặng trẻ em vùng lũ.

Nhà văn Trầm Hương qua những trang viết tập truyện ký “Chuyện năm 1968” đã kết nối cựu tù Côn Đảo, doanh nhân Lê Ngọc Tú hỗ trợ chị Nguyễn Thị Ấm ở xã Đức Hòa Thượng, Đức Hòa, Long An vào năm 1968, đang mang thai 4 tháng, bỏ lại đàn con dưới hầm, đưa 374 chiến sĩ trung đoàn 10 sư 9 thoát hiểm, giá trị một căn nhà tình nghĩa…


Từ trái: Doanh nhân Lê Ngọc Tú, nhà văn Trầm Hương, bà Nguyễn Thị Ấm và ông Đặng Ngọc Tâm (Sáu Học)- nguyên Chánh văn phòng Thành đoàn TP.HCM.

 

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI NHÀ VĂN TP.HCM 2024

Ban chấp hành nỗ lực cao, hoạt động hiệu quả

Liên tiếp trong nhiều năm, Hội Nhà văn TP.HCM được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa & Thể thao, Sở Tài chính. Đồng thời, Hội cũng luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Đảng đoàn, của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, để Hội có nhiều động phong phú, hiệu quả và lan tỏa

Ban Chấp hành thực hiện đường lối chủ trương Đảng, Nhà nước về sáng tạo văn học vì con người, vì cuộc sống vì một xã hội phát triển luôn coi giá trị nhân văn là nền tảng. Từ đó cũng đã góp phần gián tiếp thông qua các hoạt động sinh động của Hội hướng các sáng tác của hội viên từng bước nâng cao chất lượng sáng tác

Ban Chấp hành có sự thống nhất cao trong việc thực hiện vai trò trách nhiệm của mình được thể hiện rõ qua các hoạt động thường xuyên liên tục trong suốt năm qua. Nhiều thành viên Ban Chấp hành đóng góp tích cực, sáng tạo cho các hoạt động chuyên môn và cả hoạt động mang ý nghĩa cho cộng đồng

Trang web, Văn phòng Hội, một số Ban công tác và Hội đồng chuyên môn đã có nhiều sáng kiến và đóng góp tích cực cho các hoạt động Hội.

Đóng góp tích cực của hội viên

Hội viên hưởng ứng tích cực các hoạt động của Hội. Rất nhiều hội viên đam mê nghề nghiệp, nỗ lực vượt lên chính mình trong sáng tác. Các tác phẩm của hội viên xuất hiện liên tục trên nhiều chuyên mục văn học nghệ thuật của báo, đài. Năm 2024 cũng là năm nhiều đầu sách của hội viên liên tục được xuất bản và được quảng bá rộng rãi.

Đại đa số hội viên tích cực tham gia nhiều hoạt động của Hội. Nhiều hội viên đóng góp công sức và hỗ trợ tài chính cho một số hoạt động của Hội, như Hội nghị những người viết trẻ, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giao lưu, tọa đàm văn chương, liên hoan cuối năm…

Nhiều hoạt động của Hội trở thành những sự kiện văn hóa, như: Ngày Thơ Việt Nam, Hội nghị những người viết trẻ, nối kết giao lưu văn hóa Việt - Hàn… được sự hưởng ứng tích cực của người viết người đọc trong cả nước và các cơ quan truyền thông. Nhiều cơ quan truyền thông đồng hành tích cực với các hoạt động của Hội, tiêu biểu là VOH với Thi Ca điểm hẹn, Cửa sổ văn học; HTV; Sài Gòn Giải Phóng; Thanh Niên; Tuổi trẻ; Nhân Dân…

Thu chi tài chính công khai minh bạch

Kinh phí từ ngân sách

Hàng năm, ngân sách nhà nước chi hoạt động thường xuyên của Hội gồm: Chi phí vận hành và thù lạo cho nhân sự trực tiếp quản trị trang Web, hỗ trợ cho 50 hội viên có bản thảo đạt chất lượng, một chuyến đi thực tế sáng tác, hai trại sáng tác, in hai quyển sách, giải thưởng văn học hàng năm, tổ chức ngày thơ Việt Nam và hoạt động của văn phòng Hội bao gồm lương cho nhân sự văn phòng Hội.

Kinh phí thu chi từ ngân sách được quyết toán đúng quy định của Sở tài chính.

Kinh phí từ nguồn xã hội hóa

Hoạt động của Hội phong phú và hiệu quả liên tiếp trong nhiều năm, nên việc xã hội hóa nguồn kinh phí hoạt động được một số cá nhân, đơn vị hưởng ứng ủng hộ.

Tất cả các khoản thu chi đều được có văn bản công khai chi tiết rõ ràng, minh bạch và được thông qua BTC các sự kiện, Ban thường vụ, Ban chấp hành và dán công khai ở Văn phòng Hội.

Khó khăn về tài chính

Các khoản chi thường xuyên cho các hoạt động hội gần như không thay đổi so với các nhiệm kỳ trước trong khi đồng tiền trượt giá, làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm lo cho hội viên tham gia trại viết, tham gia chuyến đi thực tế và những hoạt động khác.

Việc tài chính cắt giảm 15% nguồn kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động thường xuyên của Hội trong khi đồng tiền ngày một mất giá, đã gây không ít khó khăn cho nhiều hoạt động đã và đang triển khai thực hiện.

Việc tài chính cắt tiền thù lao cho các thành viên Ban giám khảo của cuộc xét giải thưởng văn học thường niên cũng như cho các thành viên trong Hội đồng chuyên môn đọc tác phẩm và xét đầu tư sáng tác cho các tác giả là chưa hợp lý và gây ít nhiều khó khăn cho hoạt động chuyên môn của Hội.

Nhiều hội viên chưa thực hiện việc đóng hội phí hàng năm.

Hạn chế cần khắc phục  

Ban chấp hành Hội chưa giải quyết ổn thỏa việc tác giả Lương Lan Hương khiếu nại về việc Hội hoãn kết nạp mình vào Hội. Về việc này, quan điểm BCH là tiếp tục theo dõi, xem xét ứng xử của tác giả Lương Lan Hương có phù hợp với quy định  được ghi trong Điều lệ Hội?

Do nhiều hoạt động liên tục, nhân sự ít, Văn phòng Hội đôi lúc còn chậm trễ trong việc báo cáo, xử lí một số vụ việc liên quan các văn bản hành chính cho cấp lãnh đạo liên quan.

 

III. PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 2025

1. Phương hướng:

Phát huy những thành quả đã đạt, nỗ lực làm tốt hơn mục tiêu hoạt động xuyên suốt của Hội nhà văn TP.HCM: Là Hội chính trị nghề nghiệp, tăng cường các hoạt động và hoạt động hiệu quả nhằm góp phần khích lệ hội viên, và cả những người chưa là hội viên sáng tác tác phẩm đậm chất văn chương, giàu giá trị nhân văn; chú trọng viết về cuộc sống, về đời sống đang tích cực vươn lên của Thành phô Hồ Chí Minh.

Hướng tới và ưu tiên thực hiện các hoạt động có chất lượng, tính chuyên môn nghề nghiệp nhằm từng bước làm cho sáng tác hội viên nâng cao về chất lượng nghệ thuật, hướng đến tính chuyên nghiệp trong sáng tạo.

Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tác giả trẻ có tiềm năng văn chương. Tìm kiếm, phát hiện và chăm bồi đội ngũ viết trẻ còn là trách nhiệm của từng thành viên Ban Chấp hành.

Quan tâm đặc biệt đến mảng văn học dịch và đội ngũ dịch giả, nhằm hướng tới việc giới thiệu những tác phẩm văn học hay, trước nhất là của tác giả sinh sống tại TP.HCM với thế giới.

Duy trì và phát triển trang web của Hội, chú trọng việc bổ sung tác giả tác phẩm vào chuyên mục “Thư viện tác giả”, đây là “kỷ yếu di động” không chỉ có ích cho tác giả mà còn có ích cho công chúng văn chương. 

Thực hiện hiệu quả công trình văn học chào mừng 50 ngày thống nhất đất nước.

Tổ chức Đại hội Hội nhà văn Tp.HCM nhiệm kỳ 2025 -2030 và tổ chức cho 80 hội viên Hội nhà văn Việt Nam sinh sống tại TP.HCM tham dự đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030.

2. Một số hoạt động chính thực hiện trong quý 1 và quý 2:

Ra mắt công trình văn học 50 năm, giai đoạn 1 - Tập sách “Thơ phổ nhạc - 50 năm TP.HCM”

Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam 2025 lần thứ 23 với chủ đề “Bài ca thống nhất” vào hai ngày 14 và 15 tháng Giêng.

Trao giải cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam" lần 2 trong khuôn khổ ngày thơ Việt Nam, dự kiến vào buổi chiều ngày 14 tháng Giêng.

Chuẩn bị cho đại hội Hội nhà văn TP.HCM nhiệm kỳ IV (2025 - 2030), dự kiến tổ chức vào giữa tháng 5/2025.

BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương 40 “Tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ 6
Sáng 24/12, tại Nhà hát Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần 6 năm 2024.
Xem thêm
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh công bố Danh mục giải thưởng và Danh sách tân hội viên năm 2024
Ngày 20 tháng 12 năm 2024, Ban chấp hành Hội Nhà văn TP. HCM đã họp phiên cuối năm và thông qua kết quả xét Giải Văn học và kết nạp hội viên mới năm 2024.
Xem thêm
Hình ảnh tư liệu về Hội thảo “Anh Đức – cuộc đời và sự nghiệp”
Một số hình ảnh về Hội thảo; Hình ảnh tư liệu về nhà văn Anh Đức; Trích đoạn phim “Hòn Đất”
Xem thêm
Tự hào truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải
Xem thêm
Mời dự hội thảo tưởng nhớ nhà văn Anh Đức
Vào sáng 18/12/2024 tại 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3 TPHCM.
Xem thêm
Hơn 1.200 học sinh hào hứng tham gia Trò chuyện với tương lai
Mới đây, Trò chuyện với tương lai đã thu hút hơn 1.200 em nhỏ tại 4 điểm trường ở Ninh Thuận tham gia.
Xem thêm