TIN TỨC
  • Tin tức - Hoạt động Hội
  • Hội thảo khoa học: “Hoài cố nhân – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng”: Ấm áp và nghĩa tình

Hội thảo khoa học: “Hoài cố nhân – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng”: Ấm áp và nghĩa tình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-25 11:35:37
mail facebook google pos stwis
908 lượt xem

Chiều 24.4, tại Khu du lịch Sao Việt (TP.Tuy Hòa, Phú Yên), Trường Đại học Phú Yên, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao Du lịch Đà Lạt, Trường Đại học Thái Bình Dương, Công ty Du lịch Sao Việt cùng phối hợp tổ chức buổi hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Hoài cố nhân - kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng.

Buổi hội thảo còn có sự hiện diện của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Bích Ngân - UV BTV, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nhà thơ Phan Hoàng - UV BCH, Giám đốc - Chủ biên trang web vanvn.vn - Hội Nhà văn Việt Nam,  cùng 32 nhà văn trong đoàn nhà văn TP.HCM đang tham dự trại viết tại Phú Yên.
 
Về phía tỉnh Phú Yên, đến dự buổi hội thảo có ông Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc sở VH - TT và Du lịch tỉnh Phú Yên, ông Trần Quốc Cưỡng, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Yên, ông Phạm Văn Bảy, Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy huyện Tuy An, ông Trần Lăng (nhà thơ Đinh Lăng), Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên, ông Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện NCPT Phương Đông và các nhà văn, nhà giáo đang sống và làm việc tại Phú Yên.
 
Nhà thơ Đinh Lăng phát biểu khai mạc hội thảo

Các nhà văn chủ trì hội thảo
 

Văn của Võ Hồng chứa đựng sự gắn bó yêu thương con người

Buổi hội thảo diễn ra trong không khí trang trọng và ấm cúng. Có hơn 60 bài tham luận được gửi tới hội thảo từ những giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo trong khắp cả nước.

Đặc biệt trong đó có nhiều bài tham luận gây ấn tượng đánh giá đầy đủ về vai trò, vị trí và những đóng góp của nhà văn Võ Hồng trong quá trình phát triển văn học dân tộc và tư tưởng nghệ thuật của các giáo sư, tiến sĩ: Huỳnh Như Phương, Trần Hoài Anh, Lê Thị Hường, Bùi Thanh Truyền,Võ Văn Nhơn, Trình Quang Phú, La Mai Thi Gia, Thái Phan Vàng Anh, Hà Minh Châu, Trần Viết Thiện, Lê Nhật Ký, Phan Ánh Nguyễn…

Các đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo được tổ chức nơi quê nhà nhà văn Võ Hồng nên đề tài về quê hương qua các sáng tác của ông được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai thác. Nhiều tham luận có những phát hiện sâu sắc và thú vị về hình ảnh quê hương trong truyện Võ Hồng từ nhiều góc độ; ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, thời đại, tư tưởng nghệ thuật…

Vì hội thảo có tên Hoài cố nhân nên nhiều bài viết nhắc đến cảm hứng hoài niệm, hoài vãng, nhớ nhung thể hiện trong các tác phẩm của nhà văn Võ Hồng. Ông là một nhà văn có khả năng làm sống động, làm mới những chuyện đã cũ, đã quen thuộc, tạo nên nét riêng, giọng điệu riêng của mình.

Võ Hồng là một nhà văn cũng là thầy giáo. Hơn nửa thế kỷ gắn liền với phấn trắng bảng đen, ông có nhiều thế hệ học trò, và đến nay dù họ đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn dành thời gian viết bài tham gia hội thảo để thể hiện tình thầy trò bằng đạo lý uống nước nhớ nguồn với tinh thần tôn sư trọng đạo.

Có thể nói, dù nhà văn Võ Hồng đã hóa thân thành cát bụi nhưng những gì ông để lại cho hậu thế là giá trị văn chương, văn hóa không thể phủ nhận. Tác phẩm của ông vẫn đang sống và lan truyền trong các thế hệ mai sau.

Đoàn nhà văn TPHCM cùng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (thứ 4 từ trái sang) cùng đến Phú Yên tham dự hội thảo về nhà văn Võ Hồng

Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5.5..1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Truyện ngắn đầu tay của ông là Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1939 với bút danh Ngân Sơn. Đến năm 1959, ông gia nhập làng văn với tập truyện ngắn Hoài cố nhân.

Văn của ông chứa đựng sự gắn bó yêu thương con người, yêu thương quê hương, dân tộc một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút Võ Hồng, hình ảnh quê hương, con người Việt Nam được ghi lại như những bức tranh sinh động, trung thực và đầy rung cảm. Tác phẩm của ông ghi lại khá chân thực và tinh tế cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng Nam Trung bộ.Là nhà văn nhưng Võ Hồng có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp dạy học. Ông theo học tú tài ở Hà Nội, chưa tròn năm thì chiến tranh nổ ra, ông lên tàu về quê (năm 1943) và dạy học. Ông từng giữ các chức vụ Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Phú Yên (1949) và là hiệu trưởng một số trường trung học tại Phú Yên, Nha Trang cho đến khi về hưu năm 1978.

Nhà văn Nhà giáo Võ Hồng

Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương. Ngày 31.3.2013, do tuổi cao, bệnh nặng, ông qua đời tại nhà riêng ở thành phố Nha Trang để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ.

Phùng Hiệu

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Phạm Đình Phú - Chùm thơ dự thi
Bao năm dằng dặc nỗi mong chờĐêm ngờ ngợ bàn tay Anh gọi cửa…Không còn tin Anh sẽ về được nữaKhăn trắng gấp điEm vẫn đợiVẫn chờ
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm
Lễ kỷ niệm Ngày QTPN 8-3 và giới thiệu chương trình TGTP Phạm Như Vân ngược miền ký ức
Sáng 6/3/2024, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và giới thiệu chương trình tác giả tác phẩm “Phạm Như Vân ngược miền ký ức”.
Xem thêm
Thể lệ cuộc thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Tại Ngày Thơ Việt Nam 2024, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM đã tham gia lễ phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chứ.
Xem thêm
TP.HCM sẽ có thêm đường sách và phát triển văn hóa đọc
Công trình “Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc” sẽ hướng đến kiến thiết không gian văn hóa đọc tại 4 trục Đông, Tây, Nam, Bắc của thành phố.
Xem thêm