TIN TỨC

Lê Minh Quốc và ‘Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt’

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
740 lượt xem

 

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - “Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt” của nhà văn – nhà báo Lê Minh Quốc được xem như một công trình nghiên cứu về tiếng Việt đầy tâm huyết của tác giả.


Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc. 

Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ mà, nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của nhà thơ – nhà văn Lê Minh Quốc khởi đi từ thực tế tìm tòi và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị… Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt, được chia thành ba tập: Chơi chữ chanh chua chan chát chữ, Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo, Dích dắc dặt dìu dư dí dỏm không sắp xếp theo hệ thống ký thường thấy mà đan xen nhiều điển tích, cách dụng chữ từ xưa đến nay, phong phú ẩm thực Việt, phong tục tập quán, thói hư tật xấu… như một cách cởi mở để xâu chuỗi nhiều câu chuyện trong tập sách thú vị này.

Từ những điển tích hay truy nguyên nguồn gốc câu chuyện như: Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng; I cụt, y dài, y cà lết, y cờ rết; Song lang hay song loan; Nấu sử xôi kinh hay sôi kinh?; Mút mùa “Lệ Thủy” hay mút mùa “lệ thủy”; Vân vân và mây mây v.v..; Chém gió méo mó tiếng Việt; Từ chơi “phây” đến chơi “ba que xỏ lá”; Biến bi thành hài…

Ngôn ngữ trong ẩm thực như: Ngẫu hứng cùng nghệ thuật ăn; Buồn tình, nghĩ tới… chuyện ăn, Ăn từ… tiếng rao, Ăn từ… trang sách; Miệng nhai cơm búng; Rượu hồng đào trút nhào vô nhạo; Từ “trà phe” đến “bia bọt”; Trâu giật, lợn mẹt, gà mâm…

Ví von về thói hư, ăn chơi trăng hoa, thiếu đi sự chung thủy như: Ghen rồi… đánh ghen; Chim chuột phen này… vồ lấy cống; Của còn chung chạ của…; Chơi bợm, bải, phò phạch; Bồ bịch qua bị bầu…; Nhảy đầm nhảy đực…

Bên cạnh đó, tác giả còn giải nghĩa thêm những tập tục Lễ – Tết hay thưởng thức nghệ thuật như: Ăn Tết với nhau, rủ nhau đụng lợn; Nhìn bếp… thấy ông Táo; Lạm bàn chuyện đánh Cọp; Chơi hô lô tô; Dí dỏm như hô bài chòi; Chơi trống quan, lan man ca trù; Xem chèo, qua… hề chèo; Xem tuồng đồ, nghĩ về đồ; Bàn phiếm về hát bội, nhưng…


Bộ sách “Văn hóa Việt nhìn từ Tiếng Việt” (NXB Tổng hợp TP.HCM, 12/2021)

Động lực duy nhất để tác giả Lê Minh Quốc hoàn thành bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt là sự miệt mài học tiếng Việt và vì tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt. Có điều đây vẫn là bộ sách chưa thể kết thúc. Anh sẽ vẫn tiếp tục viết, viết thêm nữa. Bởi còn quá nhiều đề tài thú vị và tiếng Việt lại vô cùng phong phú, phong cách dùng từ cũng đa tầng đa nghĩa biến chuyển theo không gian và thời gian. Dù cho trăm năm hay ngàn năm sau đi chăng nữa, làm sao có thể quên được những từ ngữ hay tiếng nói tha thiết quen thuộc từ khi lọt lòng mẹ.

Tác giả Lê Minh Quốc chia sẻ: “Xin nói thật lòng, đã từ lâu, tôi nghĩ rằng, đã người Việt nhưng chắc gì chúng ta… đã hiểu tiếng Việt? Có những từ đã sử dụng từ xửa từ xưa, trải dài theo năm tháng, dần dần phai nghĩa, do đó, thế hệ sau khó có thể hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của nó. Điều này, ta thấy rất rõ khi đọc thành ngữ, tục ngữ, ca đao – vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách “giữ của” tốt nhất đã có từ thời dựng nước – giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá.

Đất nước phải luôn đối đầu với nạn ngoại xâm, cha ông ta chọn lối truyền miệng sẽ không một kẻ thù nào có thể tước đoạt hoặc tiêu diệt nổi. Đồng ý, câu cửa miệng ra đời còn bắt đầu từ ghi nhận, quan sát qua phong tục, lễ nghi, tập quán, đất lề quê thói… và trong quá trình đó, còn thêm yếu tố có thể bắt đầu từ một câu chuyện cụ thể. Sau đó, người ta quên đi câu chuyện đó, hoặc do ngữ nghĩa phai dần, vì thế, cũng câu nói đó nhưng mỗi người hiểu mỗi phách; hoặc có thêm đị bản là thế. Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại, cũng là một hướng quan trọng để ta tiếp cận với văn hóa. Vì lẽ đó, khi viết bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa. Khổ nỗi, có những từ mà “tôi và chúng ta” đều ngắc ngứ”.

Và, chúng ta yêu lấy tiếng tiếng Việt / tiếng ta, tiếng mẹ đẻ là một lẽ tự nhiên đã hình thành ngay từ trong máu thịt, từ lúc cất tiếng khóc oe oe lọt lòng mẹ. Tiếng mẹ đẻ là tài sản quý báu của dân tộc Việt, khi ta giữ lấy và yêu lấy cũng là một cách: thể hiện tấm lòng yêu lấy non sông gấm vóc:

Dịu dàng, day dứt dùng da diết

Nặng nợ ngàn năm níu núi non

Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt

Tiếng ta tự tại tới trường tồn…

Bằng tất cả tình yêu đó, Lê Minh Quốc đã dành hơn 40 năm làm nghề viết lách, mày mò, nghiên cứu thêm nhiều ngữ nghĩa đa tầng xoay quanh ngôn ngữ tiếng Việt trong bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt. Sách được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành tháng 12/2021.

Phùng Hiệu

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà thơ Vũ Đức Trọng
Nhà thơ Vũ Đức Trọng, hội viên Hội Nhà văn TPHCM, vừa qua đời lúc 20g20 ngày 05 tháng 7 năm 2024
Xem thêm
Giao lưu văn chương Việt - Hàn
Sáng 5-7, Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu văn chương Việt - Hàn năm 2024 với chủ đề “Văn học trẻ đương đại Việt - Hàn và văn học hai nước trong bối cảnh toàn cầu”.
Xem thêm
Thông báo của Hội Nhà văn TP. HCM liên quan đến bà Lương Lan Hương
Ngày 1-7-2024, tại Văn phòng Hội Nhà văn TP HCM, Ban Kiểm tra Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức buổi họp về việc giải quyết khiếu nại của bà Lương Thị Hương Lan,
Xem thêm
Sự kiện Gặp gỡ Văn chương Việt - Hàn sẽ được diễn ra tại TPHCM
Vào sáng thứ Sáu, ngày 5/7/2024, tại Hội trường B, Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM sẽ diễn ra sự kiện Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn với Chủ đề Văn học trẻ đương đại Việt – Hàn và văn học hai nước trong dòng chảy văn học thế giới (hay toàn cầu hoá văn học).
Xem thêm
Về thu xếp lại - Vitamin tâm hồn
Tôi biết đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từ nhỏ, khi mà tuổi học sinh không bị những nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok, YouTube có mặt khắp mọi ngõ ngách, mọi không gian giao tiếp, từ gia đình tới hàng xóm, bè bạn, đi đâu cũng theo những trào lưu chưa được kiểm chứng có ích, có hại như thế nào, đối với tư tưởng, cảm xúc, hành động của con người, nhất là cái tuổi cần thông tin chính xác nhất cho sức khỏe, cũng như là vitamin cho tâm hồn con người. Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc khi đó, được giao phụ trách hẳn một chuyên mục định kỳ: Phòng Mạch Mực Tím để trả lời về các vấn đế tâm sinh lý, sức khỏe của tuổi mới lớn.
Xem thêm
Chạm vào bóng tối để biết yêu thương vĩnh hằng
Bài tựa, clip hình ảnh và một bài thơ tặng tác giả Hương Thu
Xem thêm
Thư mời dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng kính mời Quý hội viên và độc giả dự buổi ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng của lão nhà văn Đoàn Minh Tuấn
Xem thêm
Khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
Tối 12.6.2024, tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật giao lưu Thơ – Nhạc: “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
Sáng ngày 11.6.2024, tại Khu Du lịch Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng đã khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020 – 2025, dự kiến diễn ra trong 2 ngày, nghe báo cáo và thảo luận về kết quả hoạt động Hội trong 6 tháng đầu năm, kiện toàn nhân sự một số cơ quan của Hội, chuẩn bị triển khai những hoạt động thời gian tới để hướng tới Đại hội lần thứ XI Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Viết cho trẻ em phải có cái nhìn trong trẻo
Rất nhiều tác giả đồng tình với nhau rằng, khi viết cho thiếu nhi, cần phải có cái nhìn trong trẻo. Đôi khi thơ thiếu nhi cũng có những nỗi buồn nhưng đó vẫn phải là những nỗi buồn trong trẻo nhất.
Xem thêm
Ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TP. HCM chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Sbook tổ chức buổi giao lưu ra mắt tuyển thơ thiếu nhi TPHCM 1975-2025, tác phẩm đón mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Xem thêm
Công bố hội đồng chuyên môn Giải thưởng sách thiếu nhi TP.HCM
Chiều 31-5, Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần 5 năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm

Quảng cáo

quảng cáo