TIN TỨC

Một bộ phận của văn chương tiếng Việt

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
598 lượt xem

Đã có lúc, thành lập một hội đồng chuyên trách mảng văn chương dịch, người ta tranh luận nên gọi đấy là hội đồng văn học dịch hay hội đồng dịch văn học. Thế này hay thế kia đều có nghĩa, cũng như trường hợp liên đoàn bóng đá hay liên đoàn đá bóng, nhưng rốt cuộc đã đi đến nhất trí rằng đấy là Hội đồng Văn học dịch. Dịch văn học là động từ thao tác hoặc danh từ chỉ công việc chuyển đổi ngôn ngữ văn chương. Văn học dịch là loại hình để sánh đôi với văn học trong nước. Hai loại hình đồng thời tồn tại và có tác động qua lại.


Kiệt tác Nghệ nhân và Margarita trong vẻ đẹp tiếng Việt.

Văn ta đón nhận ảnh hưởng từ… văn Tây

Thời thuộc Pháp, có một số nhà văn xuôi chịu nhiều ảnh hưởng của văn chương Pháp hoặc khiến người đọc liên tưởng đến các nhà văn Pháp. Khá rõ ràng, có thể kể Nguyễn Công Hoan có khi được gọi là Môpatxăng của Việt Nam (Guy de Maupassant), Thạch Lam là Đôđê của Việt Nam (Alphonse Daudet).

Thời chiến tranh chống Mỹ, văn chương Nga Xô Viết ảnh hưởng đến cả một thế hệ nhà văn ta. Được ví với một nhà văn Liên Xô nào đó là một niềm hãnh diện. Hồ Phương được coi như một Boris Polevoy của Việt Nam. Đỗ Chu là Paustovsky của Việt Nam. Nhà văn Boris Polevoy vốn nổi tiếng ở Liên Xô là người chuyên viết truyện người thật việc thật, trong đó có cuốn Chuyện một người chân chính. Nhà văn Hồ Phương thì cũng hầu như toàn viết truyện người thật việc thật, như truyện về anh hùng Kan Lịch, Lê Mã Lương. Còn Konstantin Paustovsky thì làm thanh niên Việt Nam thời ấy mê mẩn bởi những truyện ngắn như Bình minh mưa, Chuyến xe đêm, Bông hồng vàng… đến mức có cả một loạt tác giả trẻ Việt Nam học theo cái mơ màng nuối tiếc của Pau nhưng tất nhiên chỉ là bản sao, chỉ là mặt trái của tấm thảm.

Người mới viết, không ai không chịu ảnh hưởng của người đi trước, nhưng tài năng lớn thì thoát khỏi ảnh hưởng sớm, người không thoát được thì nó thành dấu ấn ám mãi vào sự nghiệp của mình. Nhưng ở đây ta đang nói một câu chuyện khác. Đấy là tác động của văn học dịch vào văn học trong nước. Thấy rõ, giả sử một điều không thể có, rằng không có văn học dịch, trong một nước chỉ có duy nhất thứ văn chương tự sản tự tiêu dùng, thì hệ quả là, điều này cũng không thể có, hệ quả là trong đất nước ấy chỉ có một thứ văn chương mang tính độc thoại mà thôi.

Tôi chủ ý viết một câu văn khá dài với nhiều bổ ngữ ở trên để cho người đọc thấy rằng đấy là một câu văn Việt nghe có vẻ xuôi, nhưng nó là kết quả của sự tiếp nhận văn chương nước ngoài. Người biết ngoại ngữ mà “tiêu hóa” chưa tốt thường viết ra những câu văn “như Tây”. Người yếu ngoại ngữ thì đọc thứ văn dịch chưa thoát ý để rồi chính họ lại thích thú viết ra những câu ngồ ngộ, cho có vẻ “văn Tây”. Văn chương dịch của nước ngoài đã ảnh hưởng đến nhiều câu văn Việt, có khi trúc trắc khó chịu, nhưng rất nhiều khi làm giàu cho tiếng Việt. Tức là ảnh hưởng không chỉ dừng ở chỗ tạo ra một dòng phong cách, một dòng phương pháp, một dòng đề tài, một dòng tư duy và cảm xúc. Văn chương dịch đã được tiếp nhận có chọn lọc, được Việt hóa, trở thành những sản phẩm Việt.

Tôi không muốn dẫn ra tiếp những cái tên mà tự người đọc cũng có thể nhận thấy ai trong số những nhà văn được yêu thích vẫn còn bóng dáng của một tác giả nước ngoài nào đó. Có người giống về cách tạo dựng cốt truyện. Có người giống về chọn lọc chi tiết, xây dựng nhân vật. Có người giống về cách hành văn “Tây Tây”. Không có gì đáng ngại, nếu có một cơ thể khỏe mạnh thì theo thời gian sẽ gạn lọc được dinh dưỡng và loại bỏ được tạp chất.

Tôn vinh nghệ thuật chuyển ngữ sang tiếng Việt

Không còn nghi ngờ gì tác dụng của văn chương dịch. Một khi gây được ảnh hưởng với văn chương trong nước thì văn chương dịch có chỗ đứng của nó. Đấy là nó đã trở thành một bộ phận của văn chương đất nước đó. Họ đã đến và họ ở lại, họ đẹp và đầy sinh sắc trong tiếng Việt. Họ được người đọc Việt và các nhà văn Việt gối đầu giường. Ngay cả người có thể đọc được tác phẩm bằng ngôn ngữ gốc thì vẫn có nhu cầu đọc bản dịch tác phẩm ấy vì như vậy là được thưởng thức tác phẩm trong vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Đã có lúc, thành lập một hội đồng chuyên trách mảng văn chương dịch, người ta tranh luận nên gọi đấy là hội đồng văn học dịch hay hội đồng dịch văn học. Thế này hay thế kia đều có nghĩa, cũng như trường hợp liên đoàn bóng đá hay liên đoàn đá bóng, nhưng rốt cuộc đã đi đến nhất trí rằng đấy là Hội đồng Văn học dịch. Dịch văn học là động từ thao tác hoặc danh từ chỉ công việc chuyển đổi ngôn ngữ văn chương. Văn học dịch là loại hình để sánh đôi với văn học trong nước. Hai loại hình đồng thời tồn tại và có tác động qua lại.

Đấy là lý do các hội nhóm văn chương đặt ra giải thưởng cho văn học dịch. Giải thưởng để ghi nhận nỗ lực và thành tựu của một công việc khó khăn và thú vị. Công việc ấy đúng là giới thiệu văn chương nước ngoài, đồng thời lại có ý nghĩa tác động và thúc đẩy văn chương nội địa. Trao giải thưởng cho văn chương dịch là tôn vinh nghệ thuật chuyển ngữ sang tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt trong hình hài tác phẩm ngoại.

Đấy cũng chính là lý do một đất nước hầu như không đặt ra khả năng trao giải thưởng cho một tác phẩm nội địa dịch ra tiếng nước ngoài. Tác phẩm gốc vẫn là văn chương Việt, nhưng bản dịch nó lại là sản phẩm đồng sáng tạo sang một môi trường ngôn ngữ khác, phải được định giá ở môi trường khác. Cái tác phẩm ấy sau khi được dịch có hay có đẹp trong ngoại ngữ kia hay không, có hiệu ứng gì với người đọc bên kia hay không, có tác động đến văn chương của đất nước kia hay không, đấy là phần định giá thuộc về giới văn chương của đất nước ấy. Việc đó hầu như không có người Việt làm được, mà cũng không đúng đắn khi giành lấy cái vai trò định giá vốn thuộc về người khác.

Tín, đạt, nhã – mấy thước đo này, ta chỉ có thể áp dụng cho văn chương nước ngoài dịch vào tiếng Việt, vì xin nhắc lại, văn chương dịch lúc này đã là một bộ phận của văn chương tiếng Việt, người đọc và nhà văn Việt có toàn quyền để định giá nó.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Hồ Anh Thái/Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung – như nông dân, như đất chẳng đổi màu
Tọa đàm Tưởng nhớ Đại tá – nhà văn Nguyễn Quốc Trung, giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2023.
Xem thêm
Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt
Tối 23.9, chương trình nghệ thuật Tình ca dâng cả bao người tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt nhân dịp 95 năm ngày sinh của ông đã diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Nhà hát TP.HCM.
Xem thêm
Phạm Thị Như Thúy ra mắt tập sách Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Sáng Chủ nhật ngày 24/09/2023, tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM. Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Thị Như Thúy đã ra mắt tập sách chuyên khảo Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương ra mắt tập thơ thiếu nhi Muôn lời thiên nhiên
Tập thơ ‘Muôn lời thiên nhiên’ là tập thơ thiếu nhi của nhà thơ Ngọc Khương vừa ra mắt tại hội trường B2 Trụ sở Liên hiệp Các Hội VHNT TP.HCM vào sáng 22/9. Đây cũng là tác phẩm văn học thứ 17 của anh dành tặng cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm nay.
Xem thêm
Xin chia buồn cùng gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Trường
Theo tin từ gia đình, nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Trường vừa qua đời lúc 8 giờ ngày 19/9/2023
Xem thêm
Nhà văn – đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc với chuyến trở về đầy hạnh phúc
Hội Nhà văn TPHCM phối hợp Nhà xuất bản Sân khấu tổ chức giao lưu ra mắt sách Cô đào hát của đạo diễn - nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Xem thêm
Prodigy Life Academy - Học viện Đời sống Thần đồng của Mỹ
Prodigy Life Academy (Học viện đời sống thần đồng - PLA) là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2015 tại Boston
Xem thêm
Giao lưu ra mắt sách kịch bản sân khấu CÔ ĐÀO HÁT
Của nhà văn đạo diễn NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
Xem thêm
Quốc học Huế - Điểm đến không nên bỏ lỡ ở vùng đất cố đô
Có lẽ khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một thành phố di sản, mang đậm dấu ấn lịch sử với nhiều công trình cổ kính. Những địa điểm khiến người ta hoài niệm về một thời huy hoàng xưa kia nhiều vô kể. Trong đó Quốc học Huế là điểm đến nổi bật mang lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người dân nơi đây cũng như du khách từ phương xa đến thăm.
Xem thêm
Xúc động cuộc gặp gỡ tháng 9 với “Người về trong hương”
Sáng ngày 9/9/23, tại café Nguyễn Q1, đã diễn ra cuộc GẶP GỠ THÁNG 9 của những người bạn nhân dịp ra mắt tập trường ca “Người về trong hương” của nhà thơ Huệ Triệu.
Xem thêm
Vinh danh 58 công trình giải Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh
Theo tin tù VNExpress, Ban tổ chức giải Sáng tạo TP HCM 2023 trao thưởng cho 58 công trình thuộc 7 nhóm lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và quốc phòng an ninh, khởi nghiệp sáng tạo... tối 8/9.
Xem thêm
Xuân Trà với chương trình “Cánh chim không mỏi”
Sáng 7/9/23, tại Cung văn hóa Lao động, số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM, Trung tâm Unesco Nghiên cứu văn chương Việt Nam đã tổ chức chương trình “Xuân Trà, cánh chim thơ không mỏi” nhân nhà thơ Xuân Trà nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Xem thêm
Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh mang hồn tuồng trở về miền nhớ
Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh, một trong những tác giả tiêu biểu nhất của sân khấu Việt Nam hiện đại, vừa qua đời trưa 6/9 tại tư gia ở TP.HCM, hưởng thọ 77 tuổi.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà viết kịch Lê Duy Hạnh
Do bị tai biến và xuất huyết não, tác giả Lê Duy Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ ngày 9/9/2023, hưởng thọ 77 tuổi.
Xem thêm
“Sự bắt đầu của nước” xuất bản tại Hungary
Tập thơ “Sự bắt đầu của nước” của tác giả Trần Lê Khánh vừa được NXB AB ART của Hungary xuất bản mùa Thu năm 2023.
Xem thêm