TIN TỨC

Nhớ những nhà văn áo lính đã về miền mây trắng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-02 15:37:01
mail facebook google pos stwis
439 lượt xem

ĐỖ VIẾT NGHIỆM

1. Đầu năm 1997 dù đã cuối đông, nhưng cái rét vẫn còn khá đậm. Một buối sáng, tôi còn nhớ như in bất ngờ Tổng biên tập Nguyễn Trí Huân tạt qua cửa phòng nơi tôi ở gọi: “Chú sang phòng anh gặp”. Tôi đến, nhìn thấy anh đang rít thuốc lào trông phê lắm, một lát sau anh mới chậm rãi nói: “Anh biết chú vừa ở Khu 5 ra, nhưng có việc này anh muốn nói với chú. Từ năm nay tạp chí ta phát hành mỗi tháng ra hai số, trong Nam chỉ có một mình Nguyễn Quốc Trung anh lo rối lắm. Chú vào trong đó chừng hai năm, khi nhiệm vụ đi vào ổn định trở ra Hà Nội nhé”. Thú thực lúc đầu tôi hơi hoang mang, mới ra Hà Nội vợ con còn đang Đà Nẵng, nhìn tôi anh Huân nhận ra nỗi niềm đó, rồi nói tiếp: “Vui lên đi, anh hứa. Nhưng biết đâu chú lại không muốn trở ra nữa đấy”. Anh Huân nói đúng! Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Chính trị, Văn hóa, Kinh tế lớn của cả nước, tờ Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày ấy vẫn hấp dẫn bạn đọc vô cùng, mỗi số phát hành lên tới 35.000 bản. Công việc suôn sẻ, quen đất, quen người nhất là những nhà văn mặc áo lính, nên tôi quyết định xin các anh ở lại! Chính thế mà tôi có cơ hội được biết, được làm quen với nhiều nhà văn chiến sĩ.

2. Tôi có ông bạn Vũ Sơn là lính chiến hết đánh Mỹ đến đánh quân Pôn pốt, sau ra làm báo rồi gác kiếm bỏ nghề sang trời Âu buôn bán, nhưng từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ Sơn chuồn về nước sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Sơn ham đọc sách nhất là các tác phẩm văn học, chơi thân với nhà văn Nguyễn Khải (kiểu bạn vong niên) đến mức khi gặp gọi Nguyễn Khải bằng cụ. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ngoài hoàn thành công việc chính, tôi còn gửi báo biếu theo danh sách được duyệt tất cả đều chuyển qua đường bưu điện, nhưng riêng nhà văn Nguyễn Khải tôi trực tiếp đưa biếu ông tới tận nhà. Thế là tôi phải nhờ Vũ Sơn đi cùng. Thú thực lần đầu gặp Nguyễn Khải tôi cũng hồi hộp, hồi hộp vì nghe có rất nhiều người ngưỡng mộ cũng mong muốn có một lần được gặp nhà văn, nhưng lại sợ. Hóa ra không phải thế, Nguyễn Khải rất giản dị, gần gũi và có phần xuề xòa khác xa những câu chuyện người ta kể. Bấy giờ gia đình Nguyễn Khải ở khu Khánh Hội, quận 4, trong ngôi nhà cao 4 tầng lầu, ông ở làm việc trên tầng 4. Bước vào phòng chúng tôi thấy Nguyễn Khải mặc độc một chiếc quần soọc, không mặc áo cởi trần, da dẻ hồng hào đang ngồi uống trà, trên tay cầm một cuốn sách, Vũ Sơn nhanh nhảu chào “cụ”, còn tôi chào “Bác ạ”, rồi tự giới thiệu mình mới được điều từ Hà Nội vào làm Đại diện tạp chí Văn nghệ Quân đội phía Nam. Nguyễn Khải tỏ ra rất vui “à” lên một tiếng, đưa tay với chiếc áo vắt trên thành ghế vừa mặc vào vừa nói tiếp: “ở trên cao thế mà đôi khi mất gió trời vẫn nóng mấy cậu ạ”. Hôm đó ông hỏi tôi quê quán, ở đâu về, viết được gì chưa, vợ con ra sao? Tôi trả lời ông quê em Thanh Hóa, viết còn mỏng lắm, em ở Khu 5 ra, vợ con vẫn ngoài Đà Nẵng”, nghe đến đây ông cắt lời tôi rồi nói ngay: “chuyện gia đình không thể xa mãi được, chuyển ngay, chuyển ngay” điều đó làm tôi cảm động. Những lần sau tôi không phiền Vũ Sơn nữa, cứ đến kỳ tôi lại đem tạp chí sang, nhưng từ đó chỉ là cái cớ để được gặp nói chuyện với ông lúc về chuyện văn, khi dư luận xã hội đang quan tâm đến một chuyện chưa tốt. Tôi đến với nhà văn Nguyễn Khải thường xuyên như thế, nhưng có một lần ông nói với tôi: “nếu muốn viết thì đừng lãng phí thời gian, viết cho chân thực. Đừng sợ, cứ viết rồi sửa. Viết liên tục, lúc đầu chưa hay rồi sau sẽ hay. Nhưng đừng viết theo kiểu tuyên truyền. Cậu là người có 10 năm ở chiến trường, không mấy ai có đâu, hãy viết về cái đó”! Thời gian trôi đi đến nay tôi đã có hàng chục đầu sách, nhưng những cuốn được bạn đọc yêu thích vẫn là đề tài chiến tranh. Tôi đã học được ông lời khuyên chân tình đó.

Nhà văn Nguyễn Khải mất 15/1/2008, một người nổi tiếng có nhiều đóng góp cho Văn học nước nhà, nhưng ông thích được người khác gọi mình là người làm công tác Văn học, không muốn ai biết mình là một nhà văn. Hình như ông muốn nói viết văn là nhiệm vụ chuyển tải Văn học, còn nhà văn chỉ là một danh xưng.

3. Tôi quen nhà văn Văn Lê trước hết là cùng thế hệ, nhập ngũ năm 1966 khi mới 17 tuổi, Lê vào chiến trường Nam Bộ (B2) tôi vào chiến trường Khu 5 (B1).

Vào thành phố Hồ Chí Minh tôi nhớ lần đầu tiên gặp Văn Lê ở cơ quan Tổng cục chính trị tại khu số 8, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 3. Về sau cơ quan chuyển ra số 1 Kỳ Đồng gần nhà Văn Lê hơn, nên gặp nhau thường xuyên và từ đấy trở nên thân thiết. Văn Lê là người cởi mở, hay dùng từ “đằng ấy” chỉ về tôi còn mình xưng “tớ”. Lạ thật gặp nhau nhiều, nhưng chúng tôi lại ít khi nói về chuyện viết lách, uống xong tuần trà, vài ba câu chuyện đường phố, rồi Lê sang hãng phim làm việc. Nhưng có một lần hình như ngoại lệ, có một cô nhà báo xinh đẹp phụ trách mục Văn hóa văn nghệ trên tờ Tuổi trẻ, tiếc là lâu ngày tôi quên mất tên vào thăm cơ quan tạp chí, chộp được Văn Lê nên tranh thủ hỏi: “Quan niệm của anh về Văn học và khi nào anh ngồi vào bàn viết”? Văn Lê đáp: “Rộng đấy, nhưng nếu được chọn 1 trong 3 mình chọn thơ cho dù thơ rất khó. Thơ hay càng ngày càng khó, càng lớn tuổi làm thơ lại càng khó, chỉ khi thật xúc động mình mới làm thơ”. Không biết có phải là bí quyết không, nhưng nhìn cô ta cứ gật đầu lia lịa.

Tôi còn có một kỷ niệm khó quên khác nữa. Một lần bên ly trà thơm nhức, Văn Lê thổ lộ: “trước khi đằng ấy vào, mấy chả ngoài đó có vào đây nói với tớ chuyển về Tạp chí làm Đại diện phía Nam, nhưng mình hơi ngại, giờ đằng ấy vào là hợp lý quá”. Tôi hơi bất ngờ, rồi hỏi: “Sao gọi là hợp lý”? Văn Lê chân thật đáp: “tớ là thằng thượng úy, về Tạp chí bên đằng ấy toàn tướng tá nhìn mình coi kỳ lắm”. Nói xong nhìn vẻ mặt Văn Lê đượm chút buồn, còn tôi nghĩ: “nếu lần đó Văn Lê nhận lời, có thể số phận hai chúng tôi cũng đã khác”.

Văn Lê là một người đa tài viết văn, làm thơ, viết kịch bản phim truyện, phim tài liệu kiêm đạo diễn. Văn Lê đạt nhiều giải thưởng cao của Hội nhà văn, Bộ Quốc phòng, Sông Mê Kông. Giải Cánh Diều Vàng cho phim truyện “Long Thành Cầm Giả Ca”, 3 lần giải xuất sắc cho phim tài liệu và 1 lần đạo diễn xuất sắc, đấy là chưa nói các giải cấp tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh nhiều lắm.

Hãy bỏ đi những chuyện vụn vặt ồn ào trong cuộc sống, tài năng của Văn Lê cần được ghi nhận với 33 tác phẩm mà tác phẩm nào cũng đáng đọc, đáng xem anh là nhà văn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Nhưng tại sao Văn Lê chưa được giải thưởng Nhà nước? Một người lính kinh qua chiến tranh chống Mỹ, giải ngũ chỉ với cấp hàm thượng úy? Rồi ra làm công tác Văn nghệ nhưng khi chiến tranh biên giới tây Nam nổ ra, Văn Lê lại tình nguyện quay về quân ngũ sang Campuchia chiến đấu đánh quân Pôn pốt diệt chủng. Chuyện gì đang xảy ra với Văn Lê, nhưng Lê không hề tỏ ra cay cú, rồi một lần tôi hỏi: “Sao thế”? Văn Lê khẽ mỉm cười đáp: “tớ cũng thấy kỳ kỳ…”. Năm 2020 ngày Văn Lê mất, tôi cùng nhiều nhà văn áo lính theo xe tang vào Bình Hưng Hòa tiễn bạn hiền, nhưng trong đầu vẫn một câu hỏi: “sao thế?”

4. Nhà văn Nguyễn Quốc Trung dáng người cao, mảnh khảnh, tóc bờm sờm hình như ít khi anh chăm lo chải chút. Tuy nhiên Quốc Trung là người hoạt bát, rất chịu đi, có lẽ những năm tháng bên chiến trường K thường xuyên theo bám các đơn vị chiến đấu, làm cho anh dẻo dai và bền bỉ.   

Thời gian sau từ Campuchia trở về, nhà văn Nguyễn Quốc Trung cho ra một loạt tác phẩm được bạn đọc chú ý, tiêu biểu là cuốn đạt giải thưởng Nhà nước “Đất không đổi màu”. Phải thừa nhận nhà văn Nguyễn Quốc Trung có một đức tính tốt, tốt đến mức khi đi ra đường thấy trẻ con dù quen hay không quen đang đi anh cũng dừng lại, khen một câu gì đó đại loại: “con ai đó, xinh lắm, cố gắng học giỏi nhé”, rồi lôi trong túi ra có cái gì ăn được đưa cho hết. Với những người viết văn trẻ Nguyễn Quốc Trung cũng thường khen: “hay lắm hay lắm, cứ viết tiếp đi”? Kiểu khen như thế rất có thể làm ai đó hiểu sai, nhưng tôi lại nghĩ khác, ít ra cũng tạo ra được động lực vươn lên cho người viết trẻ.

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung thế đó, giản dị, thô thô bụi bụi một chút, sống có tình có nghĩa với bạn bè đồng đội, nhưng không may bị covit quật ngã vào lúc 13 giờ, 50 phút ngày 10/9/2021 tại bệnh viện Quân y viện 1975, giữa cơn đại dịch gia đình và bạn bè không có ai bên cạnh.

5. Có thể kể thêm nhiều nữa những nhà văn mặc áo lính người còn người mất, nhưng chỉ xin nêu ba cái tên họ mỗi người mỗi vẻ, danh tiếng, tài năng dù cũng khác nhau gửi lại cho đời để đi về miền mây trắng.

Tp. HCM, tháng 10/2023

Nguồn: Văn nghệ quân đội, số tháng 12/2023.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm