TIN TỨC

Nhà thơ Ngọc Khương ra mắt tập thơ thiếu nhi Muôn lời thiên nhiên

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-23 18:06:35
mail facebook google pos stwis
201 lượt xem

Tập thơ ‘Muôn lời thiên nhiên’ là tập thơ thiếu nhi của nhà thơ Ngọc Khương vừa ra mắt tại hội trường B2 Trụ sở Liên hiệp Các Hội VHNT TPHCM vào sáng 22/9. Đây cũng là tác phẩm văn học thứ 17 của anh dành tặng cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm nay.

Đến dự buổi Tọa đàm và ra mắt có nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM và 2 Phó Chủ tịch Bùi Anh Tấn, Trầm Hương cùng những đồng nghiệp văn chương; Trần Quốc Toàn, Đỗ Viết Nghiệm, Nguyễn Thái Sơn, Lê Thị Kim,  Cao Chiến, Tố Hoài, Xuân Trường, Nguyên Hùng, Bùi Phan Thảo, Lê Luynh, Phùng Hiệu, Lê Thiếu Nhơn, Phương Huyền, Nguyễn Thánh Ngã, Phạm Phương Lan... đã tham dự tọa đàm về tập thơ và trân trọng sự đóng góp lặng lẽ của nhà thơ Ngọc Khương cho dòng thơ thiếu nhi.   

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu mở màn buổi ra mắt

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, nhà văn Bích Ngân đánh giá về tác phẩm và tác giả Ngọc Khương: “Phẩm chất nhà giáo thường trực trong tư cách nhà thơ, khiến Ngọc Khương xem công việc sáng tác cho các em nhỏ cũng là một trách nhiệm cao quý. Nói cách khác, nhà thơ Ngọc Khương chưa bao giờ bỏ rơi đối tượng thiếu nhi trên con đường cầm bút của mình. Có lẽ, chính từ tuổi thơ bơ vơ phải chấp nhận hoàn cảnh cách xa cha mẹ mà sống lủi thủi với bà nội, nhà thơ Ngọc Khương thấu hiểu giá trị nâng đỡ của thi ca trong quá trình nuôi dưỡng sự khôn lớn cho trẻ em… Thơ thiếu nhi chỉ là một mảng trong sự nghiệp của nhà thơ Ngọc Khương, thế nhưng, thơ thiếu nhi được ông gửi gắm nhiều tâm tư sâu lắng, như sứ mệnh bồi đắp nhân cách trưởng thành cho thế hệ tương lai”.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM tặng hoa chúc mừng tác giả

Còn nhà Lý luận Phê bình Lê Thiếu nhơn nhận xét: "Tập thơ “Muôn lời thiên nhiên” tiếp nối mạch nguồn yêu thương của nhà thơ Ngọc Khương dành cho thiếu nhi. Qua mỗi bài thơ, từng “lời thiên nhiên” cũng là lời thầy nói với trò, lời cha nói với con, lời ông nói với cháu. Thơ thiếu nhi của Ngọc Khương không giáo điều mà thủ thỉ, không rao giảng mà tâm tình, không răn dạy mà sẻ chia. Vì vậy, mỗi thông điệp, mỗi câu chuyện đều đi thẳng vào độc giả nhí một cách mềm mại. Điều đặc biệt là nhà thơ Ngọc Khương làm được cả 2 thể loại thơ, thơ thiếu nhi và thơ dành cho người lớn, trong khi rất ít nhà thơ có thể thực hiện được cùng lúc 2 thể loại song song như thế”.

Nhà thơ Bùi Phan Thảo, nhà NCPB, nhà NCPB, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn tham gia tọa đàm

Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, nhà thơ Ngọc Khương có nhiều năm dạy học ở quê nhà trước khi chuyển vào TP.HCM định cư. Tính từ tập thơ đầu tay “Trăng nghiêng” xuất bản năm 1994 đến nay, nhà thơ Ngọc Khương đã có 30 năm tham gia trực tiếp với hoạt động sáng tác văn học tại đô thị phương Nam.

Nhà văn Nguyễn Quốc Toàn, nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã, nhà văn Phương Huyền tham dự tọa đàm

Nhà thơ Ngọc Khương chia sẻ về công việc sáng tác thơ thiếu nhi

17 tác phẩm đã xuất bản, không chỉ giúp công chúng và đồng nghiệp hình dung một nhà thơ Ngọc Khương luôn mang nặng ân tình và cháy bỏng với thi ca mà còn chứng minh một nhà thơ Ngọc Khương luôn nỗ lực gìn giữ tâm hồn trong trẻo để viết những câu thơ trìu mến cho thiếu nhi.

 Quan niệm về thơ, nhà thơ Ngọc Khương chia sẻ: “Thơ là phần hồn, là tiếng nói tâm linh được phát sáng qua khoảnh khắc thăng hoa của cảm xúc, là tiếng vọng khẽ khàng của hạnh phúc và đắng cay. Thơ phải trong sáng, giản dị, chân thật và ngôn ngữ cần đạt tới sự lung linh, huyền ảo”.

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm