TIN TỨC

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và 21 tiếng 30 phút tại TPHCM trong Ngày thơ Việt Nam

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-02-07 13:36:55
mail facebook google pos stwis
679 lượt xem
Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh dự Ngày thơ lần thứ 21 theo lời mời của Hội nhà văn TP. Nhưng lại phải trở về Hà Nội để khai mạc Đêm thơ Nguyên tiêu tại Hoàng Thành Thăng Long. Vì vậy, tổng cộng tôi chỉ có khoảng 21 tiếng và 30 phút lưu lại ở thành phố này kể cả mấy tiếng ngủ. 
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu trong Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM
 
1/ Xuống sân bay đi thẳng đến nhà một nhà thơ rất "đặc biệt" với tôi là nhà thơ Trúc Phương. Tôi chỉ kịp uống với anh một ly rượu. Kịp nhìn màn hình máy tính mà anh chỉ cho tôi xem đang viết tiếp trường ca "Từ hai phía mặt trời". Đây có thể nói là trường ca " khổng lồ " nhất trong tất cả trường ca của văn học Việt Nam từ cổ chí kim tính về độ dài và nội dung chứa trong trường ca đó. Khoảng 6000 trang A4 bản thảo. 
 
Một sức làm việc phi thường, một cảm hứng sáng tạo bất tận. Anh nói với tôi hy vọng sẽ sống được thêm 24 tháng nữa để hoàn thành trường ca. Tôi nói với anh: anh có muốn chạy trốn đời sống này cũng không được, anh còn nợ cuộc đời nhiều lắm, anh phải ở lại mà trả cho hết đã rồi đi đâu mới có thể đi. Có những món nợ lại mang tới cảm hứng sống mãnh liệt cho con người. Nhà thơ Trúc Phương mang món nợ đó. 
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trúc Phương
 
2/ Từ nhà của nhà thơ Trúc Phương, tôi tìm đến "dinh thự" của nhà thơ, hoạ sỹ Đỗ Trung Quân. Gần đến nhà anh, tôi nhắn tin: " Máy bay cách nhà cụ 2 km". Đỗ Trung Quân kêu lên: " Ôi trời ".
 
Tôi với Đỗ Trung Quân xưng hô với nhau là cụ. Mà đúng cụ quá chứ
còn gì. Khó ngủ, thi thoảng khó thở, hay nghĩ nhưng chẳng quan trọng điều gì nữa.
 
Chúng tôi ôm nhau trước cửa nhà rất lâu trong im lặng. Một cảm xúc lạ thường tràn ngập. Và trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi bên nhau, chúng tôi hầu như trò chuyện với nhau bằng im lặng. Và tôi nhận thấy cuộc trò chuyện đó là cuộc trò chuyện đầy đủ nhất.
 
Tại "dinh thự" của Đỗ Trung Quân, tôi được anh tặng cho tôi bức chân dung anh vẽ tôi. Chúng tôi nói với nhau về một cuộc trưng bày chung của hai người. Thật tuyệt vời nếu điều đó thực hiện được. Mà tại sao lại không thực hiện được. Chỉ có điều tôi càng ngày càng không có thời gian để vẽ. Nhưng  cảnh chúng tôi ngồi bên nhau trò chuyện bằng im lặng bên cạnh chiếc máy thở của anh đã là một cuộc "trưng bày" quan trọng nhất của chúng tôi rồi.
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Đỗ Trung Quân
 
3/ Tôi vào TP Hồ Chí Minh dự Ngày thơ với một lý do đặc biệt mà dù mưa bão tôi cũng đi. Bởi chỉ cách đây không lâu, thành phố này như một thành phố không người: trống rỗng và đau buồn. Chỉ có ký ức của chúng ta vẫn còn giữ nguyên vẹn những ngày tháng đau thương đó. Và chính ký ức ấy là một phần làm ra thơ ca. 
 
Trong lễ cầu siêu mà chính quyền thành phố tổ chức cho những người mất vì covid, báo Tuổi trẻ đặt tôi viết một bài ngắn như một lời cầu siêu. Trong đó có đoạn: " Đêm đêm, chúng ta nghe vang lên những tiếng gọi da diết, khẩn cầu. Đó là tiếng con gọi cha mẹ, vợ gọi chồng, anh gọi em, bạn bè gọi bạn bè. Và đêm đêm trên bầu trời thành phố, chúng ta thấy linh hồn những người đã mất bay lượn và không muốn rời xa ngôi nhà của mình, thành phố của mình và những người thân yêu của mình. Tất cả những điều đó không làm chúng ta sợ hãi và tuyệt vọng mà làm cho chúng ta thêm sức mạnh để sống, thêm giấc mơ để vươn tới ".
 
4/ Hội nhà văn thành phố tổ chức Ngày thơ thực sự ấn tượng. Một trong những ấn tượng mạnh mẽ là khi bước vào khuôn viên Ngày thơ, tôi đã thấy nhà thơ Nguyễn Duy và nhà thơ Trần Mạnh Hảo có mặt ở đó. Trong bài phát biểu của mình trước các đại biểu tham dự Ngày thơ ở đó, tôi nói sự hiện diện của hai nhà thơ Nguyễn Duy và Trần Mạnh Hảo cho tôi nhớ đến nhà thơ giải Nobel người Balan - Wislawa Szymborska. Bà nói nhà thơ như đám mây bay qua mọi biên giới. Đấy là những đám mây mang theo tiếng hát. Tiếng hát có thể hạnh phúc, có thể khổ đau, nhưng đó là tiếng hát về con người. Trong bài phát biểu mở đầu như một lời thưa trong đêm thơ ở Hoàng Thành Thăng Long, tôi nói: " Thơ ca hãy đứng về phía con người, vinh danh con người và bảo vệ con người ". Mọi được thua của cá nhân không được phép bước vào vương quốc của thi ca.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Duy cùng các lãnh đạo thành phố tham dự Ngày thơ
 
5/ Nhà văn Thu Phương đạo diễn một chương trình ĐẸP. Khu các nhà thơ trẻ rất ấn tượng. Cảm giác như là gặp các minh tinh màn bạc "hoa ngữ". Nhìn họ, nghe họ... mới nhận ra rõ hơn bao giờ hết là mình đã già và họ mới chính là những người đang bước vào sân khấu chính của cuộc đời và sáng tạo. Cảm giác đó thật xúc động và đầy phấn khích. Đấy là cuộc sống. Và nó chỉ đi về phía trước cho dù trên đường đi nó phải vượt qua nhiều ghềnh thác.
 
6/ Không thế dự hết buổi sáng của Ngày thơ ở thành phố Hồ Chí Minh. Vội ra sân bay. Tôi đã có cả trăm lần đến và rời thành phố này. Nhưng lần này cảm giác thật xao động và nỗi nhớ khác biệt hơn tất cả những lần trước. Trong giọng nói và ánh nhìn của tất cả những người tôi gặp trong ngày thơ ở thành phố đang mở ra một chân trời mới. 
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà văn thành phố
 
Chính quyền và người dân thành phố đã và đang lấp đầy những khoảng trống rỗng của thành phố sau đại dịch covid đau thương. Còn để lấp đầy những trống rỗng trong tâm hồn con người là việc của các nhà thơ và những văn nghệ sỹ chân chính. 
 
Và đấy là tất cả. Nếu không, chúng ta không sống nổi.
 
Nguyễn Quang Thiều

Bài viết liên quan

Xem thêm
Các nhà thơ TPHCM giao lưu thăm hỏi, tặng sách cho các chiến sĩ Hải quân và Cảnh sát biển
Câu lạc bộ thơ Phương Nam TP. Hồ Chí Minh vừa có chuyến giao lưu – thăm hỏi – tặng sách cho cán bộ và chiến sĩ Lữ đoàn 146 (đoàn Trường Sa) và Đoàn 32 Cảnh sát Biển (Vùng 3).
Xem thêm
Văn học Nghệ thuật TPHCM: 60 năm xây dựng và phát triển - Những bước đi xứng tầm
Ngày 5-12, Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (Liên hiệp) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Văn học, Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm