TIN TỨC

Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-02-15 00:01:58
mail facebook google pos stwis
845 lượt xem

Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.

Nhà thơ Từ Quốc Hoài

Đọc thơ Từ Quốc Hoài không thể đọc nhanh, đọc một mạch. Đọc chậm, dừng lại, liên tưởng và suy tưởng. Nói về thời gian nhiều đã người viết, nhưng Từ Quốc Hoài viết khác: “Anh còn một giờ/ anh còn một ngày, một đời…/ để đón Thời Gian/ nhưng dường như bao giờ/ anh cũng chỉ nhìn thấy tấm lưng Thời Gian”.

Khi nhìn thấy “tấm lưng thời gian” hẳn nhiên con mắt nhà thơ sẽ nhìn thấy được cả bộ ngực của thời gian. Thời gian, trên cái trục của nó, trong vòng quay của nó và trong vòng xoáy nghiệt ngã của nó, nhà thơ tìm thấy những khu vườn ký ức “Mỗi sáng anh lại bắt gặp khu vườn kí ức/ nơi tấm gương trong/ vẫn còn nguyên/ những chiếc lá ngả vàng hoặc khô/ những bông hoa tươi thoảng hơi gió/ dưới lớp lớp lá rụng/ là ngày tháng xếp lên nhau loang lổ bóng tối/ những trò dại dột trẻ con hãy còn lưu lại vết mờ/ còn cả cái cười trai tráng/ anh bắt gặp/ khuôn mặt ngày hôm qua/ không cách gì níu lại” (Khu vườn ký ức). Và không chỉ là ký ức của “một thời đạn bom” mà còn là ký ức của “một thời hòa bình” nhưng vẫn còn quá nhiều rạn nứt, nhiều hố sâu và cả những bức tường cách ngăn bởi lòng người “Lấp lánh đâu đó trong khu vườn kí ức/ là hàng nghìn cặp mắt/ anh nhận ra bậc thánh nhân/ lẫn gã vô lương/ cặp song sinh/ như một ẩn ý/ để bức tranh hạnh phúc của con người thêm cao giá”.

“Bức tranh hạnh phúc” với con mắt nhà thơ có huyền năng nhìn xuyên qua thời gian, nhìn thấu không gian và khó nhất là nhìn được lòng dạ con người là bức tranh với những gam màu tối sáng như chính cuộc sống. Đó là bức tranh thiên nhiên đẹp mà bằng ngôn ngữ thơ ca, Từ Quốc Hoài đã khắc họa trong khu vườn ký ức của mình, một khu vườn thật nhiều hương sắc mà nhà thơ đã không thể mang theo.

 

                                           Chiều 14/2/2024, Mùng 5 Tết

                                                  BÍCH NGÂN

  

Bài viết liên quan

Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số Xuân 2025
Xem thêm
Bản sắc và nguồn cội
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Xuân 2025
Xem thêm
Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh - Một năm nhìn lại
Nguồn: Văn nghệ Công an số ngày 16/01/2025.
Xem thêm
Làm sao để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm