TIN TỨC
  • Góc nhìn văn học
  • 10 tác phẩm văn học nổi bật gọi tên cả Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

10 tác phẩm văn học nổi bật gọi tên cả Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-03-12 15:52:20
mail facebook google pos stwis
125 lượt xem

ĐẬU DUNG (Tuổi trẻ Online)
 

Có ý kiến về việc tiểu thuyết Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vào top 10 đề cử tác phẩm văn học nổi bật của TP.HCM trong cuộc bình chọn top 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM.


Hàng trên: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn (trái qua); hàng dưới: Nhà thơ Hoài Vũ và nhà văn Lê Văn Thảo (trái qua)

Top 10 tác phẩm văn học gồm: Quê hương địa đạo (nhà văn Viễn Phương), Bàn thờ tổ của một cô đào (nhà văn Nguyễn Quang Sáng), Ở R - Chuyện kể sau 50 năm (nhà văn Lê Văn Thảo), lý luận phê bình Ngoại vi thơ (nhà thơ Chế Lan Viên), Nhân có chim sẻ về (nhà thơ Chim Trắng), Mùa hè giá buốt (nhà văn Văn Lê);

Thì thầm với dòng sông (nhà thơ Hoài Vũ), Rừng thiêng nước trong (nhà văn Trần Văn Tuấn), Đứng trước biển (nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn), Mắt biếc (nhà văn Nguyễn Nhật Ánh).

Theo nhà văn Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, tiêu chí xét ở hai yếu tố: tác phẩm có giá trị của tác giả sống và viết tại TP.HCM; mốc thời gian phải sau ngày đất nước thống nhất tới hết năm 2023.

"Nguyễn Nhật Ánh là trường hợp đặc biệt"

Sau khi danh sách top 10 đề cử tác phẩm văn học được công bố, có một số ý kiến xoay quanh tiểu thuyết Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Có người cho là tác phẩm chưa xứng tầm khi đặt bên cạnh một số tác phẩm khác. Hay như bạn đọc Tuổi Trẻ Online bình luận bên dưới bài viết Mời bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật nổi bật của TP.HCM (đăng ngày 28-2), "Mắt biếc bối cảnh Quảng Nam, miền Trung mà ta?".

Về điều này, nhà văn Bích Ngân chia sẻ với Tuổi Trẻ, "nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là trường hợp đặc biệt. Cho đến nay chưa có nhà văn nào sánh được với ông về sức viết và sức thu hút độc giả trẻ như Nguyễn Nhật Ánh".

Hơn 20 năm qua nhà văn giữ vị trí quán quân về đầu sách xuất bản cũng như số lượng phát hành mỗi đầu sách.

Theo bà Ngân, "chọn tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh vì ông là tác giả tiêu biểu, có đóng góp lớn trong việc truyền cảm hứng văn chương đến cho hàng triệu độc giả yêu sách và khán giả yêu điện ảnh".

"Trong tác phẩm, đề tài, bối cảnh không quá quan trọng mà cách thể hiện mới là chính yếu. Hơn nữa trong văn học cũng không giới hạn sự lan tỏa giá trị nhân văn của nó bởi ranh giới địa lý thành phố hay vùng miền", bà Trịnh Bích Ngân nói những lý do Mắt biếc được đề cử.

Kể từ lần phát hành đầu tiên vào năm 1990, đến nay đã có nhiều thế hệ bạn đọc trải qua tuổi học trò của mình cùng những thổn thức của mối tình Ngạn - Hà Lan trong Mắt biếc. Nhà xuất bản Trẻ cho Tuổi Trẻ biết thêm tới nay sách đã tái bản hơn 60 lần với hơn 100.000 bản.


 

"Danh sách 10 tác phẩm là quá ít"

Nhà văn Bích Ngân cho biết chưa có một thống kê đầy đủ các tác phẩm văn học được thai nghén, sinh ra, lớn lên và đồng hành cùng sự phát triển suốt 50 năm qua của TP.HCM cũng như của cả nước.

Nhưng chỉ cần gọi tên những tác phẩm văn học tiêu biểu, có sức lan tỏa, có thể thấy văn học góp phần không nhỏ vào di sản thành tựu văn học nghệ thuật, tác động đến đời sống tinh thần của người dân TP cũng như cả nước.

Đây là nơi hội tụ nhiều thế hệ cầm bút. Từ thế hệ tác giả từ cuộc kháng chiến vệ quốc, những nhà văn sống và viết tại Sài Gòn - TP.HCM đến thế hệ nhà văn cầm bút sau 1975... Trong đó có rất nhiều tác phẩm có số lượng phát hành lớn.

Chẳng hạn trăm ngàn bản thì có các tiểu thuyết Những khoảnh khắc còn lại, Đứng trước biển và Cù Lao Tràm của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và tiểu thuyết Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) những năm 1980.

Chục ngàn bản thì có tiểu thuyết Hồng Hạ của Mường Mán. Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh tạo nên hiện tượng văn học thu hút không chỉ độc giả trẻ. 

Tác phẩm của Sơn Nam, Nhật Tuấn, Mạc Can cũng có số lượng phát hành không nhỏ.

Theo bà Ngân, văn học giữ vị trí trọng yếu trong các loại hình nghệ thuật. Nhiều bài thơ trở thành ca từ, cảm hứng, ý tưởng của nhiều bài hát.

Ví dụ Viếng lăng Bác (thơ Viễn Phương, nhạc Hoàng Hiệp), Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (thơ Nguyễn Nhật Ánh, nhạc Phạm Minh Tuấn); Tiếng hát thành phố mang tên Người (thơ Đăng Trung, nhạc Cao Việt Bách), Đi trong hương tràm, Chia tay hoàng hôn (thơ Hoài Vũ, nhạc Thuận Yến)...

Văn học cũng tác động qua lại với phim ảnh: Ván bài lật ngửa, Đứng trước biển, Chim phóng sinh, Người đẹp Tây Đô, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng...

Gần đây có các phim chuyển thể/lấy cảm hứng từ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Kính vạn hoa, Ngày xưa có một chuyện tình...

Nhìn lại di sản văn chương TP.HCM, "danh sách 10 tác phẩm đề cử là ít, quá ít".

Bà Ngân cũng thông tin thêm ban đầu hội cũng có đề cử những tác phẩm của các tác giả trẻ (ở thời điểm tác phẩm ra đời) như Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, Giữa vòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam...

"Nhưng vì chỉ giới hạn 10 tác phẩm nên thiếu tác phẩm của những người trẻ. 10 tác giả được đề cử hầu hết đều có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp thống nhất và kiến tạo đất nước, không chỉ là ở tác phẩm văn học", bà Ngân nói.

Năm 1995, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ. Đồng thời được Hội Nhà văn TP.HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975 - 1995).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số Xuân 2025
Xem thêm
Bản sắc và nguồn cội
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Xuân 2025
Xem thêm
Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh - Một năm nhìn lại
Nguồn: Văn nghệ Công an số ngày 16/01/2025.
Xem thêm
Làm sao để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm