TIN TỨC

Năm Dần nói chuyện Hổ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
494 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Hổ, còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi… là một loài động vật thuộc họ nhà Mèo (Felidae), một trong bốn loại mèo lớn thuộc chi Panthera. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu).

Theo tài liệu khoa học động vật trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm cao nhất bởi nạn săn bắt và môi trường sinh hoạt trong tự nhiên càng ngày càng thu hẹp dần.

Trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm, nhưng trong môi trường hoang dã tự nhiên tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm. Nước dãi của hổ có khả năng khử trùng. Đó là nguyên nhân khiến chúng hay liếm vết thương và mau lành.

Người Việt Nam ta khi nói đến hổ tùy theo quan điểm mà gọi hổ theo cách nghĩ của họ, người tiều phu thì gọi “ông cọp” rất trịnh trọng, người nông dân thì gọi “ông ba mươi” … Nhiều người thắc mắc tại sao, rất nhiều huyền thoại về vấn đề này, nhưng hầu như mơ hồ. Gần đây ông Trần Văn Hùng (Đà Nẵng) có viết trên trang Đanang online, mục cửa sổ cuối tuần: Cũng có thuyết cho rằng: “Khi Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn truy bức, hết cả lương thực, may nhờ có thịt thú rừng do hổ tha tới tiếp tế hằng ngày mà thoát chết. Về sau, khi lên ngôi, vua Gia Long ban lệnh lập miếu thờ tại vùng Mô Xoài thuộc tỉnh Bà Rịa để tạ ơn, dân gian thường gọi là miếu Ông Hổ. Tục truyền, vua ban lệnh cấm giết hổ, nếu kẻ nào lỡ tay giết chết thì bị phạt 30 trượng, còn nếu bắt sống thì được thưởng 30 quan tiền. Cũng vì lệnh này mà hổ còn được gọi là Ông Ba Mươi”.

Trong thập nhị chi – 12 con giáp là biểu tưởng cho mỗi năm lên ngôi vương của trần gian. Hổ là con vật thứ 3 sau Tý và sửu. Trong tâm thức văn hóa người Việt nói đến con hổ nhiều nhất cả trong văn chương lẫn nghệ thuật.

Về bản tính hổ thuộc loài dũng mãnh nhất trong vùng rừng núi, người Việt ta đặt cho nó cái tên rất kiêu hãnh: Chúa sơn lâm. Nó có thể quật ngã con vật gấp 2, 3 lần trọng lượng của nó. Tuy nhiên khi lạc xuống đồng bằng, hổ vô cùng vụng về, sức dũng mãnh hình như không còn nhiều nữa, nên tục ngữ Việt có câu “vụng như cọp đồng bằng”. Đó cũng chỉ sự ví von trong môi trường hoạt động bất lợi, không quen thuộc sẽ không còn linh hoạt, giỏi dang.

“Rừng nào cọp nấy” Về tự nhiên một giống loài nào, con đầu đàn cũng mạnh mẽ nhất, riêng loài hổ nó có thể làm chủ một khu rừng rất rộng, các nhà khoa học đã tìm thấy nó quán xuyến khu rừng lên tận cả trăm cây số vuông, mục đích là đối phó lại các bầy đàn khác và chủng loài khác. Sự sàng lọc tự nhiên cũng qua một quá trình khắc nghiệt, gay go, đôi khi cũng xãy ra cái chết vì thi thố thực lực để hùng cứ. Loài vật cũng có những quy ước mà chỉ giống loài ấy mới hiểu được. Khi trở thành chủ soái một vùng nó có trách nhiệm với bầy đàn của nó.

Một người tài giỏi, thao lược sinh ra cậu con trai cũng tài giỏi người Việt ta có câu: Hổ phụ sinh hổ tử, nhưng nếu cậu con trai ấy không ra trò, dỡ dỡ ương ương người Việt lại có câu: Cha hổ đẻ con cầy. Dùng hình ảnh của con hổ để ví von.

Khi một họa sĩ vẽ hình ảnh hổ đẹp, oai phong hoặc ngược lại người Việt ta có câu rất chí lý: "Họa hổ, họa bì nan họa cốt/ Tri nhân, tri diện bất tri tâm". Làm sao vẽ xương cốt cọp được, làm sao hiểu được lòng người nông sâu, thiện ác thế nào dù biết người, biết mặt.

Với những người chẳng có tài cán gì chuyên mượn người khác để đánh bóng tên tuổi mình, thân thế mình, người Việt có câu rất thâm thúy: “Mượn oai hùm nhát khỉ”. Vì vậy nên có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng” hàm ý khuyên người đời hãy tự thân mình bước ra đỉnh đạt, đường hoàng, đừng nhờ vả ai, cậy nhờ ai. Nhân cách, danh dự của một người là nhất, đừng hoang tưởng mượn ai đó để làm lợi cho bản thân mình, chẳng chóng thì chầy người đời sẽ biết.

Giờ dần theo lịch Tàu và Việt thì giờ Dần bắt đầu từ 3-5 giờ sáng.

Tháng dần là tháng giêng còn gọi nguyệt dần

Đến giờ này, người viết bài này thắc mắc sao cổ nhân ta lại viết:

Nhứt niên chi kế tại ư Xuân ( 一 年 之 计 在 于 春 )

Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần. (一日之 计 子 于 寅)

Nghĩa là: Muốn thực hiện kế hoạch: Một năm phải sắp đặt bắt đầu từ mùa Xuân. Một ngày phải sắp đặt kế hoạch vào giờ Dần (tức giờ cọp thức dậy nhìn mặt trời vào bình minh).

Có lẽ, đầu ngày sau giấc ngủ dài một đêm, thể chất đầy đủ năng lượng, tinh thần sảng khoái, minh mẫn nên suy nghĩ chín chắn, đúng đắn. Đề ra kế hoạch trong ngày có lẽ hay nhất, hợp lý nhất trong những trải nghiệm suy tư.

Một năm bắt đầu từ mùa xuân, khi đất trời đầy sinh khí, nghìn hoa dâng hương khoe sắc, lòng người nôn nao cũng thấy vui vẻ, hưng phấn có những kế hoạch gì cho năm mới hãy bắt đầu. Kinh nghiệm của cổ nhân thật tuyệt vời, hậu bối chúng ta cố gắng nhận thức đầy đủ cho kế hoạch trong một năm mới Nhâm dần (2022) sắp tới, bao giờ người đời cũng hy vọng năm mới sẽ làm ăn thịnh vượng, phát đạt hơn năm cũ.

Năm Nhâm dần (2022) đọc bài này cũng vui phải không các bạn?

Ngã Du Tử

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm