TIN TỨC

Nhà văn Nguyễn Hiếu qua đời ở tuổi 76

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-03-05 23:17:52
mail facebook google pos stwis
1098 lượt xem

Nhà văn Nguyễn Hiếu – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã từ trần lúc 10h50 ngày 5.3.2023 (tức ngày 14 tháng Hai năm Quý Mão), hưởng thọ 76 tuổi. Lễ viếng từ 16h05 ngày 5.3.2023, tại 351/50 đường Thụy Phương, quân Bắc Từ Liêm, Hà Nội; lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 14h05 ngày 6.3.2023 (tức ngày 15 tháng Hai năm Quý Mão), an táng tại nghĩa trang quê nhà Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Nhà văn Nguyễn Hiếu (1948-2023)

Nhà văn Nguyễn Hiếu tên khai sinh Nguyễn Văn Hiếu, còn có bút danh khác Thụy Phương, Bách Thành, Hoàng Bách Thành Ngân. Ông sinh ngày 15.10.1948, quê quán Phùng Khoang, Hà Nội. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000.

Quá trình học tập và sáng tác:

Nhà văn Nguyễn Hiếu tốt nghiệp lớp 10 trường cấp 3 Xuân Đỉnh, thành viên Đoàn học sinh Hà Nội dự thi Học sinh giỏi văn Miền Bắc 1966. Tốt nghiệp khóa 11, khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1970.

Ông làm Biên tập viên Ban văn nghệ Đài phát thanh giải phóng (A7-CP 90) từ 1971-1973, phóng viên Chương trình Kinh tế 1970-1971, 1973-2009.

Ông sáng tác văn học từ khi học phổ thông 1963 với truyện ngắn “Bác tôi” đoạt giải nhất cuộc thi cuộc thi viết văn toàn trường cấp ba Xuân Đỉnh. Bài thơ in đầu tiên trên báo Văn Nghệ 1973 “Thư và thơ gửi người làng lái máy bay ta bắn máy bay Mỹ” nhà thơ Phạm Hổ biên tập thành “Xung quanh một chiến công”. Truyện ngắn đầu tiên in trên báo Lao Động “Hai chị em cùng nghề “ 1976. Kịch bản được dựn g đầu tiên do đoàn kịch Công nghiệp Hà Nội dựng năm 1976. Đạo diễn Lộng Chương nhan đề “Chuyện như thế thì cần phải nói”. Tập truyện ngắn đầu tiên được in 1984, tập truyện ngắn hài “Chuyện cái vòi nước”. Tiểu thuyết đầu tiên được in năm 1988, “Người đàn bà quỷ ám”.

Ông đã xuất bản các tiểu thuyết Quá cảnh (1988). Bụi đường (1989). Chuyện tình người điên (1990). Chân trời vỡ đôi (1990). Người đàn bà quỉ ám (1990) (in lại 2000 với tên “Thôn nữ“). Em ở nơi đâu (1991). Vầng trăng hững hờ (1991). Những mảnh trần gian (hài 1992). Trái tim nhiều màu (1993). Tôi bán mình (1993). Lặng lẽ cuối cùng (1996). Vết xoáy trước ngực làng (1988 – cuốn 1 bộ “Dòng sông màu máu”). Dòng sông máu vẫn chảy (1996- Cuốn 2 “Dòng sông màu máu”). Bốn bước đến chân trời (1996). Biển toàn là nước (2000). Con ngố (2007). Tình nhân (2009); Mặt nạ để đời (2011). Tàu hoang (2014). Vàng dưới đáy sâu (2010)…

Truyện ngắn: Chuyện cái vòi nước (hài 1984). Cười dành cho tất cả (hài 1991). Bóng ảnh cuộc đời (1994). Trưởng thôn xử án (2001). Người đàn bà trở về (2002). Trên mặt đất lại có người (2009. Làng êm ả bên sông (in chung 2000). Người con gái trên tầu điện ngầm đi Riskaia (in chung Matxcơva 1992). Bóng ảnh cuộc đời (1993). Khi người đàn bà trở về (2002). Trên mặt đất lại có người (2007). Người đàn ông không lấy vợ (2013). Chú lùn và bẩy Nàng Bạch tuyết (2014). Những mùa ngâu 2017. Tuyển tập Nguyễn Hiếu (2010).

Kịch bản sân khấu: Bốn trái tim đau (1994). Hơn cả vàng mười (1994). Trò đùa của dân (2004). Linh hồn đông lạnh (nhà hát kịch Việt nam 2008). Tuyển kịch Nguyễn Hiếu (2003). Khi cánh đồng trở lại mầu xanh lúa (2010) Hàng rào giữa hai nhà (Nhà hát Kịch Việt Nam 2011). Dàn mùng tơi gẫy rập (Đoàn cải lương Nam Định) 2012. Chu Văn An- người thầy của muôn đời (Nhà hát Chèo Quân đội) 2013. Kiều (Nhà hát Kịch Việt Nam 2016). Tình thợ mỏ (Đoàn chèo Quảng Ninh 2016). Tấm Cám (Sân khấu Lệ Ngọc 2019). Thân phận nàng Kiều (viết cùng Lê Chức – Nhà hát rối Việt Nam 2019)…

Kịch bản phim: Con tàu sẽ ra khơi (1993). Chuyện đột ngột của làng ven sông (2 tập, 1997). Vòng xoay số phận (2001). Truyện cho thiếu nhi: Trẻ con làng mình (truyện dài 1998). Chiếc chổi chim sâu (truyện ngắn in chung).

Nhà văn Nguyễn Hiếu từng đạt được nhiều giải thưởng văn học:

Giải nhất cuộc vận động sáng tác đề tài GTVT lần thứ nhất của Bộ GTVT và Hội Nhà văn VN với tiểu thuyết “Bụi đường” 1989. Đồng giải nhất cuộc vận động sáng tác về đề tài An Ninh với tiểu thuyết “Tôi bán mình” 1992. Huy chương vàng Liên hoan sân khấu miền duyên hải cho vở diễn “Nước mắt đàn ông”. Huy chương vàng cho vở diễn “Chu Văn An – Người thầy của muôn đời” 2013. Giải thưởng Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt nam cho vở “Kiều” 2017. Giải “hoa dâm bụt “ (tương đương HCV) cho vở “Tấm Cám” của Liên Hoan sân khấu Trung Quốc – Asean 2019. Huy chương vàng cho vở “Thân phận nàng Kiều” (viết cùng Lê Chức) của Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019.

Giải nhất cuộc thi kí và truyện ngắn “vì an ninh cuộc sống” Công an Hà Nội cho bút kí “Bố tôi công an Hà Nội” 2010. Giải B cuộc thi “vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an 2010 cho tiểu thuyết “Mặt nạ để đời”. Giải ba cuộc thi truyện ngắn VNQĐ cho truyện ngắn “Nhãn lồng cả đoạt” 1986. Giải ba cuộc thi truyện ngắn viết về Nông thôn do Đài TNVN, báo Văn Nghệ và báo Nông nghiệp Việt Nam cho truyện ngắn “Chuyện quan trọng của bà Cả Đào” 1990. Hai năm liền 1986-1987 đoạt giải nhất cuộc thi kịch ngắn do đài TNVN cùng tổ chức UNFA (Tổ chức sinh đẻ kế hoạch thế giới) trao tặng cho hai kịch bản ngắn “Đường đi nước bước”, “khát khao”. Tạp chí Tác Phẩm Mới – Hội Nhà văn trao giải ba chuyện vừa “Chuyện đột ngột của làng ven sông” trong cuộc thi chuyện vừa 2000. Liên hoan sân khấu toàn quốc trao giải nhì cho câu chuyện truyền thanh “Giám đốc làm thơ ” trong Liên hoan phát thanh toàn quốc 2004.

Ngoài ra còn giải ba, khuyến khích của Tổng liên đoàn lao động VN và Hội Nhà văn VN trao giải khuyến khích cho tiểu thuyết “Biển toàn là nước” cho tác phẩm viết về giai cấp công nhân 2010. Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an trao giải khuyến khích trong cuộc vận động “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” cho tiểu thuyết “Tốt đen” 2018. Hội Nhà văn và Bộ Nội thương trao giải khuyến khích cho bài thơ “Người đứng giữa ước mơ và mơ ước” 1973.

Viện giáo dục Việt Nam được tài trợ của Thụy Điển trao giải cho bài thơ “Bốn đứa trẻ bên bờ sông Hàn”… Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải khuyến khích cho kịch bản văn học “quân khu chúng tôi chọn chỉ huy” trong cuộc thi viết về thiếu nhi 2000.

Suy nghĩ về nghề văn ông viết: “Trong cuộc sống ở bất kì thời gian nào, địa điểm nào đều có những điều tốt đẹp để ngợi ca và những sự ngang trái cần phê phán. Trước sự ngang trái, nhà văn có quyền nổi giận. Sự nổi giận này được thể hiện bằng tài năng của nhà văn có thể tạo ra những tác phẩm lớn làm cho cuộc đời và con người tốt đẹp hơn. Trước sự ngang trái nếu nhà văn chỉ có sự tỵ hiềm, ghen ghét … thì tác phẩm của nhà văn sinh ra những bản tính đó cho dù có tài năng cũng chỉ sinh ra những tác phẩm làm xấu cuộc sống và đồng loại”.

Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Biên tập Vanvn.vn xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, và những người yêu quý nhà văn Nguyễn Hiếu!

Theo VANVN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm